Trang chủBệnh thận - tiết niệuViêm bàng quang kẽ mạn tính và Viêm bàng quang từng mảng

Viêm bàng quang kẽ mạn tính và Viêm bàng quang từng mảng

Viêm bàng quang kẽ mạn tính

Tên khác: loét bàng quang của Hunner.

Định nghĩa; viêm mạn tính bàng quang dẫn đến bàng quang bị co nhỏ.

Căn nguyên: bệnh tự miễn.

Triệu chứng; bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ 40-50 tuổi. Có tiểu tiện khó, sau đó đái dắt nhiều do dung tích bàng quang giảm dần. Bệnh có thể dẫn đến tiểu tiện hoàn toàn không tự chủ. Hay bị đái ra máu đại thể hoặc vi thể. Soi bàng quang thấy niêm mạc nhợt nhạt, có một ổ hay nhiều ổ loét bị phù nề. Chụp bàng quang cho thấy dung tích bàng quang nhỏ và có khi có trào ngược bàng quang-niệu quản.

Chẩn đoán; cần chẩn đoán phân biệt viêm bàng quang kẽ mạn tính với viêm bàng quang do lao hay ký sinh trùng (sán máng, amíp), viêm bàng quang xuất huyết do cyclophosphamid và ung thư bàng quang.

Điều trị: thuốc chống co thắt, nhỏ giọt corticoid, cắt bàng quang bán phần; với thể khó điều trị thì mổ tạo bàng quang bằng đại tràng.

Viêm bàng quang từng mảng

Là thể viêm bàng quang hiếm gặp, bắt đầu vào lúc khoảng 50 tuổi bằng các nhiễm khuẩn đường niệu. Niêm mạc bàng quang có các tấm nổi lên, mềm, màu vàng, có các đại thực bào chứa đầy các thể vùi trong bào tương (thể Michaelis-Gutmann). Tổn thương có thể lan toả ra toàn bộ đường niệu-dục, đôi khi sang cả cơ quan khác, nhất là đại tràng.

Điều trị: kháng sinh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây