Lao Màng Não – Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Bệnh thần kinh

Căn nguyên: (xem: lao phổi)

Dịch tễ học

Trong những vùng hay gặp bệnh lao thì lao màng não thường thấy ở trẻ em. Bệnh xuất hiện trong năm đầu tiên, sau sơ nhiễm, đặc biệt ở những trẻ em không được chủng phòng vaccin BCG. ở những nước mà bệnh lao đã hiếm có, thì lao màng não lại gặp chủ yếu ở người lớn, và do vi khuẩn lao lan theo đường máu từ thể lao kê, lao phổi, hoặc lao sinh dục tiết niệu tới màng não. Lao màng não có thể xảy ra ở người nghiện rượu, người bị suy giảm miễn dịch, hoặc người được ghép tạng.

Giải phẫu bệnh

Ở màng não xuất hiện các củ và dịch rỉ viêm, tổn thương hay khu trú nhất là ở vùng nền sọ.

Triệu chứng

Ở TRẺ EM: bệnh thường hay khởi phát âm ỉ với những triệu chứng không điển hình: chán ăn, tình trạng toàn thân suy giảm, rối loạn tính cách, học kém, nhức đầu, và song thị (nhìn đôi). Muộn hơn, sẽ thấy xuất hiện sốt, hội chứng màng não, liệt cơ vận động nhãn cầu, các cơn động kinh khu trú hoặc toàn thể, và rối loạn tri thức diễn biến tối hôn mê có sốt.

Ở NGƯỜI LỚN: cũng như ở trẻ em, nhưng bệnh cảnh lâm sàng rõ nét hơn do có những rổi loạn thần kinh thường do viêm màng nhện và tắc nghẽn trong ống sống gây ra. Có những cơn động kinh khu trú hoặc toàn thể, bí tiểu tiện, đôi khi liệt nhẹ hoặc liệt mềm, loạn ngôn ngữ (nói loạn), và có những rối loạn tâm thần có thể xảy ra sớm. Tình trạng toàn thân suy giảm, sốt và có hội chứng màng não.

Xét nghiệm cận lâm sàng

DỊCH NÃO TỦY (là xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán bệnh):

– Thể hiện bề ngoài: dịch não tủy tăng áp lực, trong hoặc chỉ hơi đục. Nếu để dịch yên trong ống nghiệm, thì trên bề mặt sẽ hình thành một lớp váng mỏng. Lớp váng này chứa nhiều trực khuẩn lao và được lấy để làm phiến đồ và cấy vi khuẩn.

  • Tế bào học: có từ 100-10.000 tế bào trong một pl, phần lớn là tế bào lympho với những bạch cầu hạt không bị thoái hoá ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Protein: tăng ít lúc bệnh khởi đầu, rồi tăng dần tới 300 mg/100 ml (3g/l). Người ta đã thấy hàm lượng protein còn cao hơn nữa trong trường hợp bị viêm màng nhện ở tủy sống và tắc nghẽn trong ống sống.
  • Glucose: giảm (hàm lượng dưới 50% glucose huyết).
  • Chlorur: mới đầu giảm.
  • Chẩn đoán nhanh:tìm các kháng nguyên của trực khuẩn lao trong dịch não tủy bằng phản ứng ngưng kết hạt latex hoặc bằng kỹ thuật ELISA (thử nghiệm miễn dịch hấp phụ liên kết enzym).
  • Tìm trực khuẩn lao:

+ Soi trực tiếp: khó khăn; người soi phải có kinh nghiệm, tuy nhiên kết quả thường dương tính.

+ Cấy vi khuẩn: cần lấy bệnh phẩm 3 lần; phải bắt đầu điều trị ngay sau khi có kết quả dương tính, vì cấy vi khuẩn chỉ cho kết quả sau từ 6-8 tuần.

  • Theo dõi áp lực:trong quá trình điều trị phải theo dõi áp lực của dịch não tủy để phát hiện nếu có tắc nghẽn trong ống sống.

NHỮNG XÉT NGHIỆM KHÁC: tìm trực khuẩn lao trong đờm và trong nước tiểu.

Xét nghiệm bổ sung: soi đáy mắt (có thể thấy những củ hoặc hạt kê), chụp X quang phổi (có thể thấy sưng hạch trung thất trong thời kỳ sơ nhiễm, tổn thương phổi hoặc tổn thương lao kê), chụp đường tiết niệu bằng tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang (có thể phát hiện apxe, tổn thương lao thận).

Chẩn đoán căn cứ vào

  • Bệnh khởi phát dần dần với những rối loạn tính cách, dễ bị kích thích, chán ăn, rồi nhức đầu, nôn.
  • Hội chứng màng não, đôi khi co giật, rối loạn vận động.
  • Phát hiện thấy một ổ nhiễm lao ở nơi khác trong cơ thể.
  • Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm dịch não tủy (tăng tế bào lympho, tăng protein, giảm glucose và chlorur).

Chẩn đoán phân biệt: với những viêm màng não bán cấp tính và mạn tính do nguyên nhân khác. Phân biệt dựa trên bệnh cảnh lâm sàng và kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ.

Biến chứng và di chứng

  • Tắc nghẽn trong ống sống: thử nghiệm Queckensted bệnh lý, dịch não tủy chảy không đều, dịch có màu vàng (sắc vàng) với phân ly albumin – tế bào, liệt mềm hai chi dưới, rối loạn cơ thắt và phù gai thị (kết quả soi đáy mắt). Tắc nghẽn trong ống sống thường do viêm màng nhện tủy sống gây ra.
  • Các di chứng bệnh có thể để lai . động kinh, liệt nhẹ hoặc liệt hẳn, rối loạn tâm thần, não úng thuỷ.

Tiên lượng

Đối với những thể được chẩn đoán và điều trị khá sớm thì tỷ lệ khỏi hẳn có thể tối 90%. Nếu điều trị muộn tỷ lệ này giảm xuống còn 25-30% và hay để lại di chứng. Nếu không được điều trị, diễn biến sẽ tối nguy kịch trong vòng 6-8 tuần.

Điều trị

ĐIỀU TRỊ CHỐNG __ LAO: thường người ta cho uống mỗi ngày chỉ một lần ba thuốc chống lao phối hợp, bao gồm: isoniazid (5-10 mg/kg. Tối đa: 300 mg mỗi ngày), rifampicin (600 mg) và ethambutol (15-20 mg/kg). Có thể thêm Streptomycin (1 g tiêm bắp) hàng ngày trong 2 tuần liền, và sau đó thì 2 ngày tiêm một lần. Sau 6 tuần thì phác đồ điều trị này phải thay đổi tuỳ theo kết quả của kháng sinh đồ (xem: bệnh lao). Thận trọng: isoniazid có thể gây ra viêm gan hoặc viêm đa dây thần kinh ngoại vi, và ethambutol có thể gây ra bệnh võng mạc (phải cho bệnh nhân khám mắt định kỳ). Tiêm Sulfat Streptomycin vào trong ống sống chỉ dành cho những thể đặc biệt nặng.

ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN: theo dõi cân bằng nước và các chất điện giải (nhất là phải sửa chữa ngay tình trạng giảm natri huyết), cho bệnh nhân ăn giàu chất bổ dưỡng chừng nào tình trạng bệnh nhân có thể chấp nhận. Corticoid cũng được cổ vũ để phòng ngừa viêm màng nhện tủy sống hoặc viêm quanh não.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận