Viêm thanh quản mạn tính

Bệnh tai mũi họng

Căn nguyên

Niêm mạc thanh quản bị viêm mạn tính do nói quá nhiều, hút thuốc lá, viêm xoang mạn tính, viêm họng mạn tính, do dị ứng; hiếm hơn là do lao (xem lao thanh quản) hoặc do giang mai giai đoạn 3.

Triệu chứng

  • Giọng khàn thường xuyên: mọi trường hợp khó phát âm kéo dài trên 15 ngày đều cần phải được khám thanh quản để loại trừ do khối u.
  • Ho, khạc đờm, cảm giác khô họng.

Soi thanh quản: có thể thấy thanh quản bị viêm đỏ, viêm long, viêm hạt hoặc dày niêm mạc thanh quản, hoặc viêm thanh quản trắng có bạch sản ở các dây thanh đới (nguy cơ thoái biến thành ác tính).

Trong viêm thanh quản lao, vùng liên phễu bị đỏ và có những hạt sùi như mụn cơm. Các dây thanh đới bị thâm nhiễm và loét; ở giai đoạn muộn hơn, vùng phễu cũng bị thâm nhiễm và loét.

Trong viêm thanh quản giang mai có gôm đỏ không đau, dễ loét và có hình ảnh đặc hiệu thanh quản bị ăn mòn.

Điều trị

Tránh nói nhiều, tránh hút thuốc, dùng thuốc kháng histamin, kháng sinh hoặc corticoid dạng khí dung hoặc toàn thân. Làm sinh thiết để phát hiện các tổn thương nghi ngờ là chuyển thành ác tính và cắt bỏ.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận