Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ

Bệnh tai mũi họng

I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Là tình trạng viêm kéo dài hoặc tái đi tái lại của tai giữa (VTG cấp > 3 tuần).
  • Nguyên nhân: do vòi nhĩ bị tắc kéo dài, do chấn thương hoặc do VA phì đại.
  • Tác nhân thường gặp: + Pseudomonas aeruginosa (40-60%)

+ Staphylococcus aureus (15-30%)

+ Hemophilus influenza

+ Moraxella cataharrlis

+ Enterobacter, , Klebsiella

+ Anaerobic

II.  . CHẨN ĐOÁN:

  1. Lâm sàng:
  • Chảy mủ tai tái đi tái lại nhiều lần, mủ tai trắng vàng hoặc xanh, mủ có thể có mùi thối khẳm trong viêm tai giữa có
  • Nghe kém từ từ.
  • Các triệu chứng có thể thường xuyên hoặc ngắt quãng, xảy ra 1 hoặc 2 tai.
  • Khám: màng nhĩ thủng còn rìa hoặc mất rìa, hòm nhĩ sạch hoặc ứ dịch, mô hạt viêm hoặc polyp hòm nhĩ. Mủ đặc sệt như bã đậu, óng ánh như xà cừ là dấu hiệu của VTG có
    1. Cận lâm sàng:
  • Nội soi tai, mũi.
  • Thính lực đồ: điếc dẫn truyền
  • Xq Schuller: mờ thông bào xương chủm
  • Chụp CT Scan khi nội soi và Xquang nghi ngờ có hủy xương và biến chứng nội sọ.
  • Cấy mủ tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ.

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nội khoa: Thời gian điều trị kéo dài có thể trên 4 tuần.

– Kháng sinh: – Amoxicillin + Acid Clavulanic: Trẻ em 30mg /kg x 3/ngày

Người lớn 1g x 2 / ngày

– Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn Thế hệ II: Cefuroxim  Trẻ em 30 – 100mg/kg/ngày

Người lớn  1g x 2 -3lần/ ngày Thế hệ III : Cefpodoxim, Cefetamet 15mg/kg x 2/ ngày

Ceftriaxone Trẻ em      25 – 150mg /kg/ ngày Người lớn  1 – 2g x 2/ ngày

– Nhóm Quinolon : Oflocet , Ciproloxacin , Tavanic , Levofloxacin

  • Kết hợp với nhóm Metronidazole.
  • Vệ sinh tai
  • Thuốc nhỏ tai : Ciplox , Otofar , Polydexa…
  • Kháng viêm chống phù nề:

+ Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

+ Hoặc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin, serratiopeptidase……..

-Kháng dị ứng : Ebastin , Fexofenadine

  • Nâng tổng trạng.
    1. Ngoại khoa:
  • Phẫu thuật vá nhĩ.
  • Khoét rộng đá chủm, sào bào thượng nhĩ.
    • Chăm sóc sau phẫu thuật
  • Thuốc : Dùng nhóm thuốc như trên nhưng thay bằng thuốc chích

-Ngày 1 : -Thay băng ngoài, lau Betadin vết mổ, theo dõi dấu hiệu sinh tồn

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn ,

-Ngày 2  : -Rút mechè trong tai

  • Ngày 3-4 : Thay băng

Kiểm tra tình trạng hố mổ

Đặt một đoạn meche vào hố mổ

-Ngày 5-7 : Cắt chỉ 4 , Sau xuất viện

– Cấp toa thuốc 7 ngày gồm kháng sinh , kháng viêm giảm đau và kháng dị ứng

-Tuần 1 : Khám đánh giá vết mổ , hố mổ và ống tai

-Tuần 3-4 : Đánh giá ống tai ngoài , cấp toa

-Tuần 5 : Làm sạch ống tai ngoài , cấp toa

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  2. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
  3. Otitis media – Muhammad Waseem, MD, MS; Chief Editor: Glenn C Isaacson, MD, FACS, FAAP – Medscap Jul 15, 2013.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận