Nguyên nhân, triệu chứng viêm tai giữa mạn tính và điều trị

Bệnh tai mũi họng

Căn nguyên

Viêm tai giữa mạn tính có thủng vĩnh viễn màng nhĩ có thể là hậu quả của viêm tai cấp hoặc hay gặp hơn là hậu quả của viêm tai giữa thanh mạc vốn mắc phải từ lúc còn nhỏ. Mầm bệnh hay gặp là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, một số chủng Proteus.

Triệu chứng

Viêm mạn tính tai giữá có thủng màng nhĩ, chảy nước trong ống tai, điếc dẫn truyền, đôi khi có chóng mặt và ù tai.

VIÊM TAI NIÊM MẠC HỞ: thủng phần trước – dưới màng nhĩ, viêm vòi Eustache, chảy niêm dịch. Thể này thường lành tính, hay gặp ở trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn mũi – họng.

VIÊM TAI HOÁ MỦ: mủ tai chảy qua lỗ thủng của màng Schrapnell hoặc lỗ thủng ở rìa sau của màng nhĩ, mủ có thể chảy liên tục hoặc thành từng đợt. Mủ thối nếu xương bị viêm. Đôi khi hình thành cholesteatôm làm xói mòn các khoang của tai giữa. Cấy mủ thường thấy có Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, hoặc Proteus mirabilis.

VIÊM TẠI XƠ DÍNH: màng nhĩ bị xâm nhiễm, dày; trong tai giữa có những núm sùi chảy máu. Bị điếc dẫn truyền và ù tai.

Xét nghiệm bổ sung: soi tai và điện quang giúp xác định tình trạng của màng nhĩ, thùng nhĩ và chuỗi xương con.

Biến chứng

Cơn tái phát: dẫn lưu không tốt có thể gây các đợt tái phát, có chóng mặt và đôi khi bị liệt mặt.

Pô lýp tai: là các mô hạt, xuất phát từ tai giữa và lồi vào ống tai qua lỗ thủng ở màng nhĩ.

Cholesteatom (-> xem từ này).

Viêm xương chũm.

Áp xe não.

Viêm màng não do tai.

Điều trị

  • Chảy nước tai đơn thuần:

+ Kháng sinh uống: amoxicillin (40 mg/kg/ngày) hoặc amoxicillin + acid clavulanic, kết hợp Sulfamethoxazol +trimethropim, Cefuroxim axetil (uống 250 mg ngày 2 lần). Kháng sinh tại chỗ.

+ Điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm VA, viêm amiđan, chỉnh lệch vách ngăn mũi hoặc điều trị pô lýp mũi nếu có.

  • Hút qua lỗ thủng màng nhĩ để rửa và sát khuẩn trong thùng nhĩ.

– Nếu vẫn còn mủ, có cholesteatôm hoặc bắt đầu có biến chứng thì phải điều trị ngoại khoa: mở xương chũm – trên màng nhĩ hoặc đá – chũm để tháo mủ. Tái tạo màng nhĩ và chuỗi xương con để cải thiện thính giác.

VIÊM TAI GIỮA DO KHÍ ÁP

Là tổn thương của tai giữa do sự thay đổi áp suất khí quyển gây ra. Khi vòi Eustache không thông, sự thay đổi đột ngột của áp suất khí quyển có thể gây đau chói và điếc dẫn truyền (ví dụ như khi máy bay hạ thấp rất nhanh hoặc khi tàu ngầm lặn nhanh) Thật vậy, chênh lệch áp suất giữa tai giữa và ống tai không được cân bằng thông qua vòi Eustache. Nếu chênh lệch này lớn thì màng nhĩ phải chịu đựng một áp suất bất thường, có thể bị xuất huyết dưới niêm mạc và thậm chí có thể thủng màng nhĩ, gây chóng mặt dữ dội. Nguyên nhân thường gặp gây tắc vòi Eustache là viêm đường hô hấp trên; cơ địa dị ứng và viêm long vòi Eustache – niêm mạc màng nhĩ là các điều kiện thuận lợi làm tắc vòi.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận