Trang chủBệnh tai mũi họngMù, giảm thị lực sau chấn thương đầu mặt

Mù, giảm thị lực sau chấn thương đầu mặt

Đa chấn thương đầu mặt là chấn thương nặng gây ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh trung ương và thường để lại hậu quả nặng nề tâm thần, liệt, mù mắt. Có khoảng 3 – 5% trường hợp sau chấn thương đầu mặt bị mù do tổn thương thần kinh thị giác bởi: đứt, dập, phù nề, tắc mạch máu nuôi.

Ở nước ta, số lượng xe gắn máy nhiều, đường xá chưa tốt, người tham gia giao thông chưa chấp hành luật an toàn giao thông nên các trường hợp mù do tai nạn giao thông chiếm 98% trường hợp. Ngoài ra một số ít trường hợp bị mù, giảm thị lực do tai biến phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Sơ lược giải phẫu vùng hốc mắt – thần kinh thị

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

  • Chấn thương đầu mặt: người bệnh bị mù sau chấn thương đầu mặt nếu nhẹ chỉ trầy xước da vùng gò má, nặng hơn có thể biến dạng gò má, tụ máu hốc mắt, xuất huyết kết mạc, phù nề giác mạc và tổn thương não.
  • Mất thị lực: sau chấn thương, người bệnh giảm thị lực hay mất thị lực hoàn toàn, không còn nhận biết ánh sáng ST (-)
  • Mất hay thị trường thu hẹp <100: thường mất thị trường hoàn toàn, một số trường hợp thị trường còn một phần.
  • Giãn đồng tử: đồng tử giãn lớn, không còn đáp ứng với phản xạ ánh sáng.
  • Hình ảnh nội soi: Chảy máu khe mũi giữa, chảy máu khe mũi trên hay chảy máu cả khe mũi giữa và khe mũi trên bên bệnh.
  • Hình ảnh CT: phim chụp cắt lớp điện toán có thể thấy hình ảnh vỡ xương gò má hốc mắt, tụ máu vùng đỉnh hốc mắt, vỡ xoang bướm, vỡ thành hốc mắt, tụ máu trong xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm. Khi lát cắt trùng với trục ống thị có thể thấy hình ảnh vỡ ống thị.

CHẨN ĐOÁN

  • Bệnh nhân có tiền sử chấn thương đầu mặt.
  • Mất hay giảm thị lực sau chấn thương.
  • Đồng tử giãn.
  • Chảy máu mũi.
  • Hình ảnh CT scan có vỡ xương tụ máu vùng đỉnh hốc mắt, xoang bướm, xoang sàng.

ĐIỀU TRỊ

  • Điều trị nội khoa: bệnh nhân được điều trị Methylprednisolone liều cao: lần đầu 30mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 phút. Sau đó 10mg/kg cân nặng, mỗi 6 giờ; trong vòng 48 giờ. Thuốc băng dạ dày, chống phù não, giảm đau. Theo dõi thị lực mỗi 6 giờ.
  • Phẫu thuật giải áp thần kinh thị : Việc xử trí mù sau chấn thương còn gặp nhiều khó khăn, do thần kinh thị nằm sâu sát sàn sọ, liên quan đến não, động mạch cảnh trong, tuyến yên. Phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác nhằm loại bỏ nguyên nhân gây chèn ép thần kinh thị
  • Phẫu thuật được thực hiện dưới nội soi và phẫu thuật viên là người có kinh nghiệm mổ nội soi mũi xoang.

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ MÙ SAU CHẤN THƯƠNG

Bệnh nhân được bị mù sau chấn thương đầu mặt là một cấp cứu, cần xử trí kịp thời. Nhiều tcác giả trên thế giới cho rằng điều trị sớm trong vòng 8 giờ sau chấn thương khả năng hồi phục thị lực cao hơn.

A.Nếu thị lực ST(+):

  1. Tiêm tĩnh mạch 30mg/kg cân nặng Methylprednisolone (trong vòng 8 giờ sau chấn thương)
  2. Tiêm 10mg/kg cân nặng Methylprednisolone, mỗi 6 giờ; trong 48 giờ tiếp theo.
  3. Nếu thị lực cải thiện, tiếp tục điều trị nội khoa.
  4. Nếu thị lực không cải thiện hay cải thiện rồi dừng lại cần phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác.
  5. Nếu mất thị lực, hay phim CT có hình ảnh chèn ép:

Phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác, phối hợp với Methylprednisolone theo phác đồ.

Biến chứng:

Mất mùi sau mổ có thể do đứt thần kinh khứu giác, biến dạng gò má.

KẾT LUẬN

Phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác là một cấp cứu ngoại khoa, cần được phát hiện, chẩn đoán sớm, mổ giải áp kịp thời có thể cứu được mắt cho người bệnh không bị mù.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây