Khó thở trong cấp cứu tai mũi họng

Bệnh tai mũi họng

Khó thở trong cấp cứu tai mũi họng

CÁCH KHÁM KHÓ THỞ

Khó thở là cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh do nhu cầu trao đổi khí của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ. Khó thở là triệu chứng thường gặp, tiến triển cấp hoặc mạn tính mà bệnh nhân có thể cảm thấy và biểu thị một cách chủ quan hoặc không 

Hỏi bệnh

Tiền sử bản thân, gia đình, nghề nghiệp.

  • Khó thở xuất hiện đột ngột hay từ từ?
  • Đặc điểm tiến triển: Liên tục, ngắt quãng hay từng cơn, liên quan đến nhịp ngày đêm hay theo mùa?
  • Hoàn cảnh xuất hiện: Lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, mức độ gắng sức làm xuất hiện khó thở?
  • Diễn biến: Cấp, mạn hay tái phát nhiều lần?
  • Tơ thế: Khó thở khi nằm, khi thay đổi từ nằm sang ngồi hoặc đứng?
  • Các yếu tố môi trường: nơi ở, nơi làm việc?
  • Khó thở thì hít vào, thở ra hay khó thở liên tục?
  • Các dấu hiệu cơ năng: đau ngực, ho, khạc đờm, đánh trống ngực, tiếng rít, tiếng ngáy lúc ngủ?

Khám hô hấp (Nhìn)

Biến dạng lồng ngực:

  • Lồng ngực hình thùng
  • Nửa lồng ngực bị lép lại, KLS hẹp lại.
  • Nửa lồng ngực bị phình ra, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng.
  • Biến dạng lồng ngực: Gù vẹo cột sống, lồng ngực hình phễu…

Tần số thở:

  • Bình thường tần số thở 12 – 16 lần/ phút
  • Tần số tăng: Khó thở nhanh
  • Hoặc giảm: Khó thở chậm Co kéo cơ hô hấp:
  • Co kéo hố thượng đòn
  • Hố trên mỏm xương ức, khoang liên sườn

Rối loạn nhịp thở:

  • Khó thở kiểu Kuss maul – Bốn thì: Hít vào – Nghỉ – Thở ra – nghỉ
  • Khó thở kiểu Cheynes-stokes: thở nhanh, cừơng độ thở tăng dần, sau đó cừơng độ thở giảm dần rồi nghỉ

Các dấu hiệu nặng

  • Sử dụng cơ hô hấp phụ: Co kéo hõm ức, hố thượng đòn, khe liên sừơn
  • Cánh mũi phập phồng, tím
  • Các dấu hiệu suy tuần hoàn
  • Các rối loạn ý thức tâm thần
  • Phát hiện các hội chứng , các triệu chứng bất thừơng ở phổi
  • Tim mạch: Các tiếng bệnh lý, mạch, huyết áp, suy tim phải
  • Cơ địa: Dị ứng, bệnh toàn thân (ĐTĐ, suy thận…)

Cận lâm sàng

  • Chẩn đoán hình ảnh:
  • X quang phổi thẳng nghiêng.
  • Chụp CT scan ngực.
  • Chụp động mạch phổi.
  • Soi tai mũi họng, phế quản.
  • Thăm dò chức năng hô hấp.
  • Một số thăm dò khác: ĐTĐ, siêu âm tim.

Phân loại mức độ khó thở theo Hội tim mạch New york (1997) – Độ 1: Không hạn chế chút nào hoạt động thể lực.

  • Độ 2: khó thở khi làm việc gắng sức nặng ở cuộc sống hàng ngày.
  • Độ 3: Khó thở khi gắng sức hơi nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.
  • Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và/hoặc khó thở khi nghỉ.

Giá trị TC và hứơng chẩn đoán

Khó thở vào:

  • Các dấu hiệu đi kèm: Nhịp thở bình thừơng hoặc chậm, co kéo trên hõm ức, tiếng thở rít khí quản, thở khò khè, tiếng nói thay đổi.
  • Căn nguyên: Phù Quincke, dị vật, viêm sụn nắp thanh quản, u thanh quản, chèn ép khí quản.

Khó thở ra: Hen phế quản.

Khó thở hai thì, khó thở nhanh – Phù phổi cấp: Đờm có bọt hồng.

  • Viêm phổi: Hội chứng nhiễm khuẩn.

Khó thở liên tục

  • Suy hô hấp do bất kỳ nguyên nhân gì.
  • Suy tim.
  • Nhồi máu phổi.
  • Thiếu máu.

Nguyên nhân

Đừơng hô hấp trên

  • Họng: viêm họng do bạch hầu, sơng amydan, khối u ở họng.
  • Thanh quản: viêm thanh quản do bạch hầu, u thanh quản. – Khí quản: U khí quản, do chèn ép từ ngoài vào, do hẹp, nhuyễn sụn

Đừơng hô hấp dứơi:

  • Viêm phế quản cấp, mạn.
  • Hen phế quản.
  • Dị vật.
  • Giãn phế nang.
  • Giãn phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản.
  • Bệnh lý nhu mô phổi

Các tổn thơơng mạch máu phổi:

  • Tắc động mạch phổi.
  • Nhồi máu phổi tái diễn.

Bệnh lý màng phổi:

  • Tràn khí màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Dày dính màng phổi.

Lồng ngực

  • Chấn thương, di chứng phẫu thuật, dị dạng cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải.

Các nguyên nhân tim mạch – tuần hoàn

  • Suy tim.
  • Viêm màng ngoài tim.
  • Thiếu máu cấp hoặc mãn.

Các nguyên nhân thần kinh, tâm thần:

  • Liệt cấp tính các cơ hô hấp: bại liệt, ngộ độc.
  • Các bệnh thoái hoá thần kinh cơ.
  • Tổn thương các trung tâm hô hấp.
  • Khó thở do nguyên nhân tâm thần: Sau khi loại trừ các nguyên

Các nguyên nhân khác – Suy thận ure máu cao.

  • Nhiễm acid máu (ĐTĐ).

KHÓ THỞ VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Ngoài các nguyên nhân như vận động quá mức, quá căng thẳng, ở trên độ cao, môi trường quá lạnh hoặc quá nóng…, người ta còn thấy khó thở do bất thường ở một số cơ quan trong cơ thể. Khi thấy khó thở ngay cả khi nằm nghỉ, hoặc khi có biểu hiện bệnh lý như đau ngực, ho ra máu…, cần khám chữa ngay. 

Khi nào khó thở là một triệu chứng của bệnh?

Nếu khó thở kéo dài và dai dẳng thì hầu như chắc chắn là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý nào đó. Nếu khó thở chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng, thì phải làm các xét nghiệm kiểm tra.

Dưới đây là một số dấu hiệu khó thở có liên quan đến bệnh tật:

  • Khó thở khi nghỉ.
  • Khó thở khi gắng sức.
  • Khó thở khi nằm.
  • Khó thở đi kèm với các triệu chứng như: đau ngực hay đau ngực lan lên tay hoặc lên cổ, lên hàm. Kèm theo là những biểu hiện: sưng tấy cẳng chân hoặc bàn chân. Tăng cân hoặc mất cân một cách khó hiểu đi kèm với sự kém ăn. Mệt mỏi từng lúc. Toát mồ hôi. Ho ra đờm có màu vàng, xanh, gỉ sắt hoặc thấy có máu trong đờm. Sốt. Thở khò khè. Ho kéo dài dai dẳng. Ðầu móng tay hoặc môi có màu xanh tím. Mệt mỏi, choáng váng. Móng tay khum…

Một số cơ quan bất thường có thể gây khó thở

  • Phổi.
  • Những nhiễm trùng mới mắc như viêm phế quản, viêm phổi hoặc những nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong trường hợp này thường đi kèm với thay đổi màu sắc của đờm hoặc sốt.
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè. Với hen phế quản, ta hay thấy đi kèm có tiền sử dị ứng. Trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc giãn phế nang, người bệnh thường có bệnh sử hút thuốc lá.
  • Ung thư phổi hoặc khối u tại phổi. Khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh sử bệnh nhân thường có nghiện thuốc lá nặng.
  • Tổn thương phổi diện lớn ví như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi.
  • Tắc mạch phổi. Khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.
  • Bệnh cơ hoành và thành ngực. Liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc b o phì đều có thể gây khó thở.
  • Tim mạch.
  • Suy tim. Khó thở trong suy tim là do giảm khả năng giãn nở của cơ tim làm cho tăng áp lực máu quanh phổi. Triệu chứng thường gặp trong suy tim là khó thở khi nằm hay dậy buổi tối do khó thở, ho về đêm hoặc khi nằm, khó thở khi gắng sức, phù ở cẳng chân. Các nguyên nhân thường gặp trong suy tim là nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, viêm cơ tim do virus, suy tim do rượu, suy tim do cocain…
  • Bệnh toàn thân.
  • Thiếu máu. Do hồng cầu mang oxy khi lượng hồng cầu giảm sẽ làm oxy không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể gây ra khó thở.
  • Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh Basedow, sốc, nhiễm trùng máu.
  • Bệnh thận và gan mạn tính. Do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.
  • Viêm đa khớp.
  • Do hệ thống thần kinh.
  • Tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô thấp thường xảy ra sau các triệu chứng thần kinh.
  • Rối loạn thần kinh cơ có thể ảnh hưởng đến giãn nở lồng ngực và có thể ảnh hưởng đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở.
  • Lo lắng thái quá: Lo lắng có thể làm khó thở do tăng không khí. Khó thở sẽ hết khi không còn lo lắng.

Khi bệnh nhân thấy khó thở, sẽ được bác sĩ khám lâm sàng và chụp phim tim phổi. Nếu có nghi ngờ bệnh tim, bác sĩ sẽ phải cho làm điện tâm đồ và siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức để tìm xem có bệnh mạch vành không. Nếu có nghi ngờ bệnh phổi, phải làm chức năng phổi. Một số trường hợp có thể phải làm thêm chụp cắt lớp vi tính.

Ðiều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu được chẩn đoán bệnh tim, sẽ được điều trị bằng thuốc chữa suy tim như lợi tiểu, ức chế men chuyển, digoxin và chẹn bêta.

Nếu khó thở do hen tim và bệnh phổi mạn tính, có thể phải điều trị bằng các thuốc giảm co thắt phế quản và thuốc chống viêm hoặc thở oxy. Trong trường hợp nhiễm trùng, có thể phải dùng thuốc kháng sinh.

Tránh khó thở

  • Bỏ thuốc lá có thể làm giảm các triệu chứng khó thở cũng như giảm được nguy cơ ung thư phổi.
  • Tránh các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, các độc chất. Nếu có cơ địa dị ứng, cần tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng.
  • Tránh tăng cân và tập thể dục đều đặn.
  • Nếu suy tim, dùng thuốc thường xuyên, ăn giảm muối và theo dõi cân nặng thường xuyên.
  • Biết được tình trạng bệnh lý của mình. Phải hỏi bác sĩ về cách làm thế nào để tránh khó thở.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận