Trang chủBệnh nhi khoaTụ mủ dưới màng cứng và áp xe ngoài màng cứng

Tụ mủ dưới màng cứng và áp xe ngoài màng cứng

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Tần suất

13 – 25% ở các quốc gia phát triển (nhiễm trùng nội sọ ở tất cả các lứa tuổi).

Nghiên cứu tại bệnh viện Worth – Durban Nam Phi: tỉ lệ 9 ca/1.000.000 dân/1 năm.

Tỉ lệ nam/ nữ: 3/1.

2. Nguyên nhân

Áp xe ngoài màng cứng nguyên nhân chính là do nhiễn trùng lân cận như viêm xoang chũm, viêm xoang mũi, hai bên ổ mắt, nhiễm trùng xương sọ, xoang bì bẩm sinh (Dermal sinus), chấn thương, sau phẫu thuật.

Nguyên nhân của tụ mủ dưới màng cứng thường là do viêm xoang sàng, xoang trán, viêm tai giữa, viêm xương chũm, áp xe não vỡ vào khoang dưới màng cứng, viêm màng não mủ.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử và triệu chứng lâm sàng

Áp xe ngoài màng cứng: đau đầu, đau tai, sốt, chảy dịch tai, căng phồng dưới da vùng trán, vùng mũi, quanh hốc mắt, vùng thái dương

Các triệu chứng ít gặp hơn:

+   Dấu thần kinh khu trú: liệt VII, VI.

+   Yếu nửa người.

+   Co giật, lơ mơ, hôn mê.

  • Tụ mủ dưới màng cứng: chảy dịch tai, mũi, sốt (96%), đau đầu dữ dội, co giật (50 – 60%), dấu thần kinh khu trú (80 – 90%), yếu nửa người, yếu một chân, bán manh, ngủ gà, giảm tri giác, 80% có dấu phản ứng màng não.
  • Hôn mê ít gặp

2. Cận lâm sàng

  • Huyết đồ: bạch cầu tăng, CRP tăng
  • Dịch não tuỷ trong tụ mủ dưới màng cứng thường có sự tăng nhẹ bạch cầu khoảng 150 – 600 bạch cầu/mm3, đường thường là bình thường, protein 75 – 150 mg/dl (chọc dò dịch não tuỷ thường không cần thiết để chẩn đoán và điều trị).
  • CT scan có cản quang phát hiện một lớp dịch hình liềm dưới màng cứng một bên hoặc hai bên bán cầu có vỏ bao bắt thuốc cản quang rõ, đậm độ dịch cao hơn dịch não tuỷ.

3. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Chẩn đoán phân biệt tụ mủ dưới màng cứng với tụ dịch dưới màng cứng đơn thuẩn hoặc tụ máu dưới màng cứng mạn tính.

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc điều trị: giống áp xe não.
  2. Chuẩn bị trước mổ: giống áp xe não.
  3. Phương pháp mổ
  • Áp xe ngoài màng cứng

Khoan mở sọ dẫn lưu mủ, có thể đặt lại nắp sọ ngay nếu như đã cho kháng sinh trước mổ và áp xe này là nguyên phát, còn nếu như áp xe do biến chứng của chấn thương sọ não hay phẫu thuật sọ não thì nên gặm bỏ nắp sọ và tạo hình lại nắp sọ sau 6 tháng.

Tụ mủ dưới màng cứng

Khoan sọ một lỗ, bơm rửa mủ, dẫn lưu. Một số trường hợp tái phát nhiều lần hoặc ổ tụ mủ có nhiều vách ngăn phải mở nắp sọ dẫn lưu.

  1. Sau mổ: tiếp tục điều trị kháng sinh đủ 6 – 8 tuần
  2. THEO DÕI: tương tự áp xe não
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây