Trang chủBệnh nhi khoaSơ sinh đẻ non tháng

Sơ sinh đẻ non tháng

Sơ sinh non tháng là những trẻ sinh ra < 37 tuần thai.

CHẨN ĐOÁN

  • Hồi kỳ kinh cuối của mẹ
  • Khám lâm sàng

Đánh giá tuổi thai theo thang điểm.

Đánh giá cân nặng – tuổi thai xem có suy dinh dưỡng (SDD) thai. Đánh giá biểu hiện các yếu tố nguy cơ:

  • Hạ đường máu.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Nhiễm trùng.
  • Suy hô hấp.
    • Xét nghiệm

CTM, hematocrit.

Đường máu và calci máu.

ĐGĐ khi có nuôi dưỡng tĩnh mạch Xquang phổi.

CRP khi nghi ngờ nhiễm trùng.

Siêu âm não.

  • Chẩn đoán
  • Tuổi thai.
  • Suy dinh dưỡng thai.
  • Bệnh kèm theo: vàng da, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh.

    ĐIỀU TRỊ

    2.1. Ổn định các yếu tố nguy cơ

  • Kiểm soát thân nhiệt ít nhất ngày hai lần. Nếu bệnh nhân hạ nhiệt độ phải ủ ấm tích cực bằng mọi cách đến khi nhiệt độ trở lại bình thường.
  • Hạn chế nhiễm trùng:
  • Rửa tay trước và sau khi khám, chăm sóc bệnh nhân. Chú ý tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện: tụ cầu, Pseudomonas, Klebsiella.
  • Dinh dưỡng: đảm bảo 120-140kcal/kg/ngày giúp tăng cân đạt 15g/kg/ngày.

+ Nuôi tĩnh mạch:

Cho trẻ quá non < 1000g

Trẻ suy thở nặng

Dị tật tiêu hoá

Nuôi đường miệng là phương pháp sinh lý nhất, nếu phải nuôi tĩnh mạch cần sớm chuyển qua đường miệng khi có thể.

Sữa mẹ giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ đẻ non. Khi không có sữa mẹ nên dùng sữa dành cho trẻ đẻ non.

Sơ sinh non tháng
Sơ sinh non tháng

 

Cách cho sữa dựa theo cân nặng và tuổi thai

Tuổi thai (tuần) <32 32-35 > 36
Cân nặng (gam) <1500 1500-2000 2000 – 2500
Số bữa/ngày 12 10 8
Cách Nhỏ giọt dạ dày + +
cho ăn Bú mẹ BM + đổ thìa +

+ Ăn qua sonde:

Cho trẻ sau giai đoạn từ nuôi đường tĩnh mạch sang đường miệng. Suy hô hấp.

Trẻ li bì, phản xạ quá yếu.

Lưu ý: Hút dịch dạ dày trước mỗi bữa ăn, nếu ứ đọng > 2% gợi ý kém hấp thu, liệt ruột, nhiễm trùng.

Chú ý hiện tượng trào ngược dạ dày.

+ Cung cấp vitamin và chất khoáng Vitamin K1: 2 – ống tiêm bắp Vitamin E: 20 đơn vị/ngày đến hết tuổi sơ sinh Vitamin B1: 0,01g/ngày Vitamin C: 50 – 100mg/ngày

Cuối tuần thứ nhất:

Vitamin A 1000 đơn vị/ngày Vitamin D 1000 – 2000 đơn vị/ngày.

Từ tháng thứ 2 trở đi cho protoxalat sắt 2mg/kg/ngày dùng 5-6 tháng liền.

2.2. Điều trị bệnh lý

  • Suy hô hấp

Bệnh màng trong hay gặp ở trẻ:

Đẻ non < 28 tuần (60- 80%).

32 – 36 tuần (15 – 30%).

Biểu hiện suy hô hấp vài giờ hoặc vài ngày sau đẻ. Trẻ thở nhanh, co kéo lồng ngực, thở rên thì thở ra, tím tái.

X quang: Thể tích phổi giảm

Mò lan toả dạng lưới, hạt.

Điều trị:

Thở CPAP khi Silvermann > 3 điểm, CPAP với áp lực 5-8cm H20.

Nếu thất bại với CPAP (PaC02 > 55mmHg hoặc P02 < 50mmHg với Fi02 > 60%) có chỉ định thở máy.

Các trường hợp thất bại với CPAP thường cũng không hiệu quả với thỏ máy nếu không có surfactant.

Thuốc kích thích hô hấp:

Cafein citrat: liều tấn công 20mg/kg/ngày

Sau 24 – 48 giờ sau cho liều duy trì 5mg/kg/ngày

  • Vàng da

Chiếu đèn sớm hơn trẻ đủ tháng

Phòng ngừa sớm hiện tượng vàng da ở trẻ <1000g.

2.3. Theo dõi sau xuất viện

  • Hậu quả của thở máy và oxy liệu pháp: loạn sản phổi, bệnh lý võng mạc.
  • Sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động cho đến 2 tuổi.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây