Trang chủBệnh nhi khoaLồng ruột ở trẻ em - triệu chứng, xử trí

Lồng ruột ở trẻ em – triệu chứng, xử trí

I.     ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Là trạng thái bệnh lý được tạo ra do một đoạn ruột chui vào đoạn ruột kế cận gây nên hội chứng tắc ruột theo cơ chế bít nút và thắt nghẹt.

2. Tần suất

  • 1.6 – 4/ 1.000 trẻ sinh sống.
  • Tỷ lệ nam:nữ = 2:1.
  • 80 – 90% xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng, đỉnh cao 3 – 6 tháng.
  • Kinh điển lồng ruột thường xảy ra ở trẻ dinh dưỡng tốt

3. Phân loại

  • Lồng ruột hồi – đại tràng khi van hồi manh tràng và ruột thừa nằm ở vị trí bình thường
  • Lồng ruột  hồi-manh-đại  tràng  khi  ruột  thừa  đi  vào trong khối lồ
  • Lồng ruột hồi-hồi tràng hay đại-đại tràng đơn thuần: hiếm gặp 5%.

4.  Nguyên nhân

  • 95% lồng ruột không rõ nguyên nhân.
  • 4% có nguyên nhân: có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng đặc biệt chú ý tuổi sơ sinh hay trên 5 tuổi (túi thừa Meckel, polyp ruột, nang ruột đôi, Henoch-Scholein…).
  • 1% sau phẫu thuật

II.  CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử:

  • thường ở trẻ trai bụ bẫm, 3 – 9 tháng tuổi
  • Khóc thét từng cơn: đánh giá thời điểm lồ
  • Nôn …
  • Xanh tái.
  • Bỏ bú.
  • Tiêu nhầy máu sau thời điểm đau bụng 6 – 12 giờ.

2. Triệu chứng lâm sàng

  • Khối lồng: bầu dục, chắc, di động theo khung đại tràng, sờ đau
  • Thăm trực tràng thấy máu theo găng

3.  Cận lâm sàng

  • Huyết đồ.
  • Ion đồ.
  • X-quang bụng không sửa soạn có độ chính xác là 25 – 50%: mờ hố chậu phải, dấu tắc ruột nếu đến trễ.
  • Siêu âm:  có  thể  lên  đến  100%  nếu  người  siêu  âm  có kinh nghiệm

+  Diện cắt ngang: hình bia với trung tâm tăng âm, ngoại vi giảm âm.

+  Diện cắt dọc: hình ảnh Sandwich.

+  Nguyên nhân lồng ruột.

4.  Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định:

+  Hội chứng tắc ruột kèm một trong những dấu hiệu sau:

o Tiêu máu. o Khối lồng. o Siêu âm.

  • Chẩn đoán phân biệt:

+  Lỵ.

+  Tắc ruột do giun.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  1. Bồi hoàn nước điện giải
  2. Đặt thông dạ dày nếu ói.
  3. Kháng sinh  khi  tình  trạng  bệnh  nặng  và  có  khả  năng phẫu thuật
  4. Đăng ký máu nếu cần
  5. Chuẩn bị phòng mổ.

Bơm hơi tháo lồng: Chống chỉ định: đến muộn.

+   Tình trạng sốc.

+   Tắc ruột hoàn toàn.

+   Thủng ruột.

Thực hiện:

+  Đặt thông dạ dày và thông trực tràng.

+  Vô cảm: tiền mê hoặc gây mê qua nội khí quản.

+  Bơm với áp lực 80 – 100mmHg.

+  Không bơm quá 3 lần.

Sau bơm hơi tháo lồng:

+   Bỏ thông dạ dày và trực tràng khi bụng xẹp.

+   Bắt đầu cho bú lại sau tháo lồng 3 giờ.

+   Siêu âm kiểm tra nếu cần.

2.  Phẫu thuật

Khi có chống chỉ định tháo lồng bằng hơi hay tháo lồng bằng hơi thất bại.

Mổ mở:

  • Đường mổ ngang trên rốn bên phải
  • Khối lồng chưa hoại tử: tháo lồng bằng tay, tìm nguyên nhân thực thể. Có thể cắt ruột thừa
  • Khối lồng hoại tử: cắt nối ruột

3. Sau mổ

  • Tiếp tục bù nước và điện giải
  • Thông dạ dày được lấy đi khi có lại nhu động
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây