Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ...

Chẩn đoán và điều trị viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim là tình trạng tích tụ mủ trong khoang màng tim, có thể gây chèn ép tim.

Nguyên nhân vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu, Hemophilus influenza, phế cầu, liên cầu.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Sốt, khó thở, đau ngực, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng tim mò, mạch yếu, đảo mạch, chọc dò màng tim có mủ.

Xét nghiệm

  • Chiếu Xquang: tim co bóp yếu
  • Chụp Xquang: bóng tim to bè, mất hình các cung tim, hình ảnh đôi bờ.
  • Điện tâm đồ: điện thế thấp, ST chênh, T dẹt hoặc âm.
  • Siêu âm: hình ảnh dịch trong khoang màng tim.
  • Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm cao.
  • Cấy máu, cấy dịch mủ màng tim có thể thấy vi khuẩn gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị trước mổ

Kháng sinh

  • Khi chưa có kết quả cấy máu hoặc cấy máu âm tính: dùng kháng sinh dựa vào biểu hiện và diễn biến lâm sàng, tính thường gặp của vi khuẩn gây bệnh, tính chất dịch chọc dò màng ngoài tim… thường dùng các kháng sinh phổ diệt khuẩn rộng (thế hệ 3) hoặc kháng sinh diệt tụ cầu.
  • Cấy máu dương tính: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
  • Tụ cầu
  • Methicilin hoặc oxacilin 150-200mg/kg/24 giờ chia liều tiêm TM, cách nhau 6 giò, phối hợp với gentamicin 4-5mg/kg/24 giò, hoặc kanamycin 15 – 20mg/kg/24 giờ, tiêm bắp.
  • Hoặc cephalosporin thế hệ 3:

+ Cefotaxim 200mg/kg/24 giờ + Amikaxin 15 -20mg/kg/24giờ.

+ Ceftriaxon 80 – 100mg/kg/24giờ + Amikaxin 15 – 20mg/kg/24giờ.

  • Hemophilus influenza
  • Ampixilin 150-200mg/kg/24giờ chia 4 lần tiêm TM chậm.
  • Hoặc cefotaxim 200mg/kg/24giờ chia 4 lần, tiêm TM chậm. Phối hợp với amikaxin hoặc
  • Hoặc chloramphenicol 30mg/kg/24giờ, tiêm TM, chia 2 lần.
  • Phế cầu

Cephalosporin thế hệ l:100mg/kg/24 giờ, tiêm TM, chia 2 lần.

Hoặc penicillin 100mg/kg/24 giờ, tiêm TM, chia 4 lần phối hợp với gentamicin hoặc amikaxin.

  • Liên cầu

Penicillin 100mg/kg/24giờ, tiêm TM chia 4 lần, kết hợp với gentamicin hoặc amikaxin.

Lợi tiểu

Furocemid: lasix 2mg/kg/24giờ (uống), 1mg/kg/24giờ tiêm TM.

Chọc dẫn lưu màng tim

Chỉ định phẫu thuật

  • Chỉ định phẫu thuật sớm sau khi chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân.
  • Sau 7 ngày điều trị, nếu bệnh nhân còn khó thở, gan to, siêu âm còn hình ảnh tràn dịch và dày dính.
  • Phẫu thuật:

Đường vào: khoang ngực trái, đường liên sườn 5 trước bên.

Bóc màng tim: trên đến phễu ĐMP, dưới giải phóng được mỏm tim, bên phải đến bò sau xương ức, bên trái đến bờ thần kinh hoành.

  • Chú ý:

Phải bóc cả lốp màng xơ bóp chặt cơ tim, đến khi thấy tim đập tốt. (kiểm tra hiệu quả bằng đo áp lực tĩnh mạch trung tâm).

Rửa, lấy hết cặn mủ và mủ trong khoang màng tim và khoang màng phổi trái. Đặt dẫn lưu khoang màng phổi trái.

  • Cắt màng ngoài tim bằng nội soi lồng ngực:

Bệnh nhân nằm nghiêng 70°, đặt 3 trocar, 1 trocar cho ống soi qua liên sườn 5 đường nách giữa, 2 trocar làm việc qua liên sườn 7 và 3 đường nách trước. Tiến hành cắt màng tim như phẫu thuật quy ước.

Điều trị sau mổ

Xét nghiệm: làm lại Hb, ĐGĐ, Astrup. Sau 24 giờ chụp phổi kiểm tra, tiếp tục điều trị kháng sinh. Hút dẫn lưu màng phổi 2-4 ngày. Rút dẫn lưu khi hết dịch, phổi nỏ tốt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây