Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị luồng trào ngược bàng quang - niệu...

Chẩn đoán và điều trị luồng trào ngược bàng quang – niệu quản ở trẻ em

Luồng trào ngược bàng quang niệu quản được chia làm 5 mức độ:

  • Độ I: chỉ trào ngược lên niệu quản.
  • Độ II: trào ngược lên niệu quản, bể thận, đài thận nhưng bể thận và đài thận không giãn, các nhú đài thận bình thường.
  • Độ III: giãn nhẹ hoặc vừa ở niệu quản và bể thận nhưng các nhú của đài thận chỉ tù nhẹ hoặc không (niệu quản có thể bị xoắn vặn kèm theo).
  • Độ IV: niệu quản, bể thận, đài thận giãn vừa, mất hoàn toàn góc nhọn của nhú đài thận nhưng vẫn còn dấu ấn của của nhú thận ở đa sô đài thận.
  • Độ V: giãn nặng niệu quản, bể thận, đài thận – không còn hình ảnh của đài thận ở hầu hết các đài thận.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng hay gặp là hội chứng nhiễm trùng tiết niệu. Đau bụng, đái máu, thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng là các biểu hiện ít gặp. Một số bệnh nhân bị dị tật hậu môn trực tràng khi chụp bàng quang thường quy đã phát hiện luồng trào ngược bàng quang niệu quản.

Xét nghiệm

Chụp bàng quang cho phép xác định mức độ trào ngược.

Siêu âm hệ tiết niệu thấy niệu quản giãn và phát hiện các dị tật phối hợp.

Chụp UIV để đánh giá chức năng thận.

Các xét nghiệm cần thiết khác: cấy nước tiểu, các xét nghiệm đánh giá chức năng thận và phục vụ cho phẫu thuật.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị nội

Chỉ định cho luồng trào ngược độ I độ II và một số trường hợp độ III có điều kiện theo dõi và tái khám.

Điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi hết triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, nuôi cấy nước tiểu âm tính (Kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ, nếu nuôi cấy âm tính có thể phối hợp 1 kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3 liều 50mg/1kg cân nặng và, gentamicin liều 4-5mg/1kg cân nặng). Duy trì bằng bactrim với liều bằng 1/3 liều điều trị ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ trong 6 tháng. Kiểm tra lại siêu âm và chụp bàng quang sau 6 tháng. Tiếp tục điều trị nếu tiến triển tốt, phẫu thuật nếu mức độ trào ngược nặng thêm.

Phẫu thuật

Chỉ định

Cho luồng trào ngược độ IV, V và một số trường hợp độ III không có điều kiện theo dõi.

Chuẩn bị trước mổ

Điều trị kháng sinh cho đến khi hết triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, nuôi cấy nước tiểu âm tính.

Kỹ thuật mổ

Rạch da theo đường Pfannenstiel. Bóc da và tổ chức dưới da khỏi lớp cân đến gần rốn. Mở cân theo đường giữa vào mặt trước bàng quang. Khâu bàng quang bằng 2 sởi chỉ. Mở bàng quang giữa 2 sợi chỉ. Dùng van kéo và mở rộng bàng quang.

Tìm 2 lỗ niệu quản. Đặt 2 ống sonde số 6 vào 2 niệu quản. Khâu cố định sonde vào mép niệu quản bên bệnh. Bóc tách niệu quản bên bệnh khỏi thành bàng quang có chiều dài gấp 3-5 lần đường kính niệu quản. Tạo đường hầm dưới niêm mạc từ vị trí của lỗ niệu quản sang phía đối diện có chiều dài gấp 3-5 lần đường kính niệu quản. Kéo niệu quản qua đường hầm sang phía đôl diện. Khâu thành niệu quản vối cơ thành bàng quang bằng một mũi chỉ tiêu 5/0. Khâu niêm mạc lỗ niệu quản với niêm mạc bàng quang. Khâu hẹp bốt khe niệu quản cũ. Đặt dẫn lưu Foley vào bàng quang để lưu. Đóng lại bàng quang bằng chỉ tiêu 2 lớp, Dẫn lưu khoang Reizuyt. Đóng cân, khâu tổ chức dưới da, khâu trong da.

CHĂM SÓC SAU MỔ

Kháng sinh đường tĩnh mạch trong 7 ngày (Cephalosporin liều 50mg/1kg cân nặng).

Theo dõi và phát hiện các biến chứng sau mổ.

Rút dẫn lưu bàng quang sau 7 ngày.

Hẹn tái khám sau mổ 3 tháng

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây