Chẩn đoán và điều trị hội chứng lỵ ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Hội chứng lỵ có ba đặc điểm lâm sàng chính: đau quặn, mót rặn, ỉa phân có máu hoặc nhầy mũi. Căn nguyên phổ biến gây hội chứng lỵ ở trẻ em là lỵ trực trùng.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Hội chứng lỵ: đau bụng liên tục hoặc từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lò lò máu cá, 10-30 lần/ngày.
  • Trẻ sốt, nhiệt độ thường dao động từ 37°5-39°C hay gặp trong lỵ trực khuẩn.

Có thể có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc thường do s.ílexneri.

XÉT NGHIỆM

  • Soi phân: thấy có nhiều bạch cầu, hồng cầu.

Nếu do amip: thấy amip hoạt động thể ăn hồng cầu.

  • Cấy phân: phát hiện trực khuẩn Shigella.

Chẩn đoán phân biệt

  • Với lồng ruột:

+ Thường ở trẻ bụ bẫm, có khóc từng cơn.

+ Thăm khám hoặc siêu âm bụng thấy có búi lồng.

+ Thăm trực tràng có máu theo tay.

  • Với các nhiễm khuẩn tiêu hoá khác.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị đặc hiệu

  • Đối với lỵ trực trùng
  • Trimethoprim – sulfamethoxazol: 48mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, uống trong 5 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm (kháng kháng sinh), cho nalidixic acid 30 – 50mg/kg/ngày, chia 2 lần, uống trong 5 ngày.
  • Khi có kháng sinh đồ: cho theo kháng sinh đồ.
  • Đối với lỵ amip thể ăn hồng cầu

Flagyl 30 – 40mg/kg/ngày, chia 2 lần, uống trong 5 ngày.

Bồi phụ nước và điện giải

Cần được thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch ORS hoặc dịch truyền nếu mất nước điện giải nặng.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận