Trang chủChứng trạng Đông yThượng thổ hạ tả (miệng nôn trôn tháo) - Chẩn đoán bệnh...

Thượng thổ hạ tả (miệng nôn trôn tháo) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Thượng thổ hạ tả là chỉ chứng trạng nôn mửa và ỉa chảy đồng thời phát sinh hoặc có tình huống luân phiên khác với chứng nôn mửa hoặc ỉa chảy đơn thuần.

Chứng này trong nhiều y thư cổ gọi là Hoắc loạn, ý nói loại bệnh này phát sinh thảng thốt bất ngờ, huy hoắc rối loạn không yên. Bệnh danh Hoắc loạn xuất xứ đầu tiên từ Nạn kinh. Tố vấn – Lục nguyên chính kỷ đại luận viết: “Bệnh Thái âm dẫn đến đầy ở bụng, hoắc loạn, mửa và ỉa” lại viết: “Thổ uất thì phát…” cho nên dân bị bệnh Tâm phúc trướng, sôi bụng và đại tiện nhiều lần, quá lắm thì Tâm phúc và sườn đau thắt, nôn mửa hoắc loạn!”. Trong các sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược lại phân biệt là “nôn mửa và lợi gọi là Hoắc loạn”; có y văn “thịt lừa ngựa ăn chung với thịt lợn sẽ sinh hoắc loạn”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận – Hoắc loạn hậu lại mô tả cụ thể chứng hậu bệnh hoắc loạn: “Bị rối loạn ở khoảng Trường Vị vì gặp việc ăn uống mà biến thành Tâm phúc đau thắt, thường là Tâm thống trước thì mửa trước, đau bụng truớc thì ỉa chảy trước. Can Tâm phúc thông thì mửa và ỉa chảy đồng thời phát sinh; kiêm phong là bệnh Thực, mình phát nóng, đau đầu đau thân thể mà lại nôn mửa ỉa chảy, nếu là Hư thì chỉ nôn và ỉa chẩy, Tâm phúc đau nhói mà thôi”.

Các y gia đời sau, khi nói đến Hoắc loạn, ngoài mô tả chứng trạng thổ tả, thường nói cả chứng Tâm phúc đau thắt, vì thế dân gian lại có tên gọi là Giảo trường sa. Nhưng cũng cần biết, y học cổ truyền nói đến Hoắc loạn chủ yếu là chỉ chứng trạng thượng thổ hạ tả, là biểu hiện chính của bệnh đường Ruột, còn đối với chứng trạng Hoắc loạn do dịch bệnh có tính truyền nhiễm, trong các sách Y lâm cải thác và Hoắc loạn luận đã miêu rả rất rõ ràng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Thổ tả do thử thấp: Phát bệnh khá gấp, đột ngột thổ tả luân phiên, vùng đau quặn, vật mửa ra chua loét, đi tả ra nước vàng như phân hoặc kèm dịch nhớt dính, mùi hôi, phiền nhiệt khát nước, ngực bụng bĩ đầy hoặc kiêm chứng phát nhiệt đau đầu, thân thể đau mỏi, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch phần nhiều Hoạt Sác.

Thổ tả do hàn thấp: Có chứng nôn mửa ra nước trong, đi tả trong loãng, không hôi lắm, đau bụng, ưa nóng thích xoa bóp, bụng trướng đầy, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong mà lượng ít, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phần nhiều Nhu Hoãn.

Thổ tả do hư hàn: Có chứng thượng thổ hạ tả, đau bụng muốn chườm nóng, sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi chân tay lạnh, ố hàn nằm co đại tiện trong loãng ra đồ ăn không tiêu hóa, bụng trướng chán ăn, miệng nhạt không khát, chất lưỡi trắng nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế hoặc Trầm Trì.

Thổ tả do thực trệ : Có chứng nôn mửa ra mùi hăng chua, đau bụng trướng đầy, ợ hơi chán ăn, phần nhiều thấy trước thổ sau tả, phân bài tiết ra chua hôi, sau khi tả xong giảm đau chốc lát tái phát, rêu lưỡi dầy nhớt mạch Hoạt hoặc Huyền Hoạt.

Thố tả do thời dịch hoặc loạn: phát bệnh nhanh gấp, đau bụng nôn mửa kịch liệt có tình trạng nôn vọt ỉa toé, há miệng ộc ra, ban đầu phân như bùn loãng, sau đó như nước gạo vo, rất hôi, phần nhiều đau bụng không rõ rệt. Miệng khô mà khát, mắt trũng sâu, da tái nhợt, ra mồ hôi lạnh như mưa, môi miệng móng tay chân tím tái, bắp chân chuột rút, mạch Phù hoặc Tế Sác.

Phân tích

  • Chứng Thổ tả do thử thấp với chứng Thổ tả do thực trệ: Điểm cộng đồng cả hai đều là thổ tả thực chứng, vị trí như nhau, chứng trạng giống nhau. Nhưng nguyên nhân khác nhau; Một loại là ngoại cảm thử thấp, một loại là nội thương thực tích. Thổ tả do thử thấp phần nhiều phát vào giao mùa Hạ Thu, thử thấp câu kết hun đốt, khí uế trọc lấn vào trong cơ thể, thử thấp uế trọc uất át Trung tiêu, sự thăng giáng của Tỳ Vị thất thường. Tà khí phạm vị mà nôn mửa thủy thấp dồn xuống mà tiết tả, khí cơ nghẽn trệ mà đau bụng, Vì thử thấp câu kết ngăn trở trung châu cho nên thấy phiền nhiệt khát nước, ngực bũng bĩ đầy, rêu lưỡi vàng nhớt. Thổ tả do thực trệ có thể gặp quanh năm, phần nhiều do ăn uống không điều độ, phàm ăn bạo uống, tổn thương Vị trường mà gây bệnh. Thiên kim yếu phương quyển 20 có viết: “Ăn no cá thịt tanh thơm, laị uống sữa bơ, thức dưới bể, thức trên non, thức nào cũng chén”. Tích trệ ngăn trở Trung tiêu, cơ năng Tỳ VỊ tổn thương thăng giáng mất chức năng, vận hóa mât quyền hành đến nỗi thượng thổ hạ tả, bụng đau và trướng, Ợ hơi chán ăn. Điều trị “Thổ tả do thử phấp dùng pháp thanh thử lợi thấp, trừ uế hóa trọc, dùng Khiên chiếu thang hợp với Cát căn cầm kiên thang, Thổ tả do thực trệ nên tiêu thực đạo trệ, kiện Tỳ lợi thấp dùng Bình Vị tán hợp với bảo hoà hoàn gia giảm.
  • Chứng thổ tả do hàn thấp với chứng thổ tả do hư hàn: Điểm khác nhau của hai chứng ở chỗ Thổ tả do hàn thấp chủ yếu là ngoại cảm; Thổ tả do hư hàn thì do dương hư gây nên.

Thổ tả do hàn thấp phần nhiều vì tham ăn rau quả, thức sống lạnh, đêm nằm hóng gió đón mát, tà khí hàn thấp xâm nhập Vị trường, công năng của Vị Trường thất thường, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, trong đục lẫn lộn đến nỗi thượng thổ hạ tả, đau bụng sôi bụng, thích ấm ưa xoa bóp. Thổ tả do hư hàn thì do Trung tiêu hư hàn, âm thịnh dương suy, hàn thấp ngưng tụ, Tỳ mất sự kiện vận, Vị mất sự hoà giáng mà thổ tả, tức như nói “VỊ dương không tổn thương thì không thổ, Tỳ dương không tổn thương thì không tả”. Vì âm thịnh dương suy cho nên có chứng mặt nhợt chân tay lạnh, ố hàn nằm co là những chứng trạng hư hàn, Điều trị nếu hàn thấp ngăn trở ở trong thì dùng phép ôn trung táo thấp hóa trọc, uống Hoắc hương chính khí tán; nếu trung dương vốn hư, nên ôn trung cứu nghịch, kiện Tỳ lợi thấp dùng phương Tứ nghịch thang hoặc Lý trung thang gia vị.

  • Chứng Thổ tả do Thái âm thương hàn và Thổ tả do Thiếu âm: Đều là thể lợi thuộc hư hàn, nhưng cơ chế bệnh không giống nhau. Thương hàn luận – Biện Thái âm bệnh mạch chứng tính trị… có viết: “Thái âm phát bệnh, bụng đầy mà thổ, ăn không xuống tự lợi càng nặng, có lúc đau bụng”, “Thiếu âm bệnh thổ lợi phiền táo tứ ngìiịch thì chết”.Tuy nhiên, Thái âm và Thiếu âm đều có chứng trạng thổ lợi, nhưng cơ chế và vị trí phát bệnh khác nhau. Thái âm thổ lợi là Trung tiêu hư hàn, Tỳ dương không mạnh, mất chức năng tiêu hóa vận chuyển, thấp theo hàn hóa, đến nỗi đau bụng thổ lợi, Thiếu âm thổ lợi là Thận dương hư suy, âm hàn thịnh ở trong mà thể lợi. về điều trị, Trung tiêu hư hàn thì dùng Lý trung thang hoặc Ngô thù du thang để ôn trung tán hàn, Thận dương hư suy có thể chọn dùng Tứ nghịch thang để hồi dương cứu nghịch.
  • Chứng Thổ tả do thời dịch hoắc loạn: Hoắc loạn thổ tả nếu xét theo chứng trạng lâm sàng thì phần nhiều là hàn chứng, vì bệnh này tính truyền nhiệm mạnh tác hại rất lớn, con người nhiễm phải khí thử nhiệt dịch độc, hoặc ăn bậy những thứ ôi thiu không sạch làm cho công năng của Vị trường rối loạn, trong đục không phân chia, thăng giáng không điều hòa. Sách Nội kinh viết: “Trong đục lẫn lộn rối loạn ở Trường Vị thì sinh hoắc loạn” Đặc điểm là phát bệnh gấp gảp, thổ tả kịnh liệt, tân dịch toàn thân hao tổn gần hết, cho nên mắt trũng sâu cơ thịt teo quắt. Vị với Đại trường thuộc Dương minh để nuôi dưỡng tôn cân, vì thổ tả tân dịch thoát đột ngột, đến nỗi bắp chân chuột rút, Âm hư liên lụy đốn Dương, Dương khí thoát dần đến nỗi phiền táo không yên, ra mồ hôi như mưa, mình lạnh như băng, chứng này xu thế nguy cấp, nếu không cấp cứu sẽ như trứng để đầu đẳng, phải gấp hồi dương cứu nghịch, đợi cho dương trở về lại dùng gấp Sinh mạch tán liều cao để dưỡng âm ích khí.

Chứng thương thổ hạ tả, nguyên nhân gây bệnh bất nhất, biểu hiện lâm sàng khác nhau, chứng trạng cũng luôn biến hóa. Lại có trường hợp muốn thổ mà không thổ được, muốn tả mà không tả được, tục gọi là “Can hoắc loạn”, tuy không đầy đủ chứng trạng thượng thổ hạ tả điển hình, nhưng huy hoắc rối loạn, phiền muộn muốn tuyệt, vùng bụng đau thắt lại tương tự chứng Thổ tả, hơn nữa đau bụng rối loạn là tiên triệu của thể tả cấp tính, điều trị nên lợi khí khơi nóng, trừ uế giải độc, Hành quân tán hoặc Ngọc khu đan đều có thể chọn dùng. Châm cứu các huyệt Thiên khu, Nội quan, Tam lý, Trung quản cũng khá công hiệu.

Trích dẫn y văn

Bệnh hoắc loạn nguyên nhân do ăn uống không phải quỉ thần. Ăn no các món xào nướng và tanh lại thêm bơ sữa, tôm cá nước mặn nước ngọt, cái gì cũng ăn lại nằm ngủ nơi lạnh, uống nhiều nước mát, đồ ăn trong Vị kết lại không tiêu, hai khí âm dương bị quấy rối, dương khí muốn thăng, âm khí muốn giáng, âm dương ngăn cách biến thành thổ lợi, đầu đau như bổ, trăm khớp như buộc, gân ở toàn thân đều như thắt nút (Thiên kim yếu phương quyển 20).

– Bệnh nhân họ Khấu, tuổi 60, hạ tuần đầu Thu bị Hoắc loạn, qua vài thầy thuốc chữa trong 2 ngày, bệnh nặng sắp nguy, chứng trạng thượng thổ hạ tả luân phiên, đến lúc này lại hoàn toàn không thổ tả nữa, thở thoi thóp lơ mơ giống như ngủ, thân thể chân tay đều mát, sáu bộ mạch không có. Hỏi kỹ còn có thể nói được, chỉ cảm thấy trong lòng phát nóng không chịu nổi, chứng này tuy mình mát mạch bế tắc không có mà trong Tâm lại cảm thấy phát nóng, vận nân bàn theo bệnh nhiệt (Yhọc dung trung tham tầy lục – hoắc loạn môn).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây