Trang chủChứng trạng Đông yLưỡi trắng nhợt - Triệu chứng bệnh Đông y

Lưỡi trắng nhợt – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Chất lưỡi trắng, mầu đỏ ít, mầu trắng nhiều hoặc chỉ đơn thuần mầu trắng không có mầu đỏ gọi là chứng lưỡi trắng nhợt.

Chứng Lưỡi trắng nhợt là chứng thường gặp trong lâm sàng nhưng trong các tài liệu cổ đại ghi chép rất ít. Còn miêu tả cặn kẽ về lưỡi trắng nhợt, trước tiên xuất xứ từ sách Thiệt thai thống chí, tác giả là Phó Tùng Nguyên đời Thanh biên soạn. Họ phó đem chứng sắc lưỡi trắng nhợt chia thành hai loại. Một loại là “So với lưỡi người bình thường nhợt hơn giống như trắng khô mà hơi hồng nhuận” được coi là lưỡi trắng nhợt. Một loại khác là lưỡi trắng khô “ Kể cả chân răng và môi cũng không có sắc huyết” Các sách Trung ỵ thiệt chẩn và Thiệt thai đồ phổ cận đại đều có chuyên mục này.

Lưỡi trắng nhợt là chứng gặp khá nhiều trong nội thương tạp bệnh, ngoại cảm nhiệt bệnh ở thời kỳ cuối, đôi khi cũng có nhưng vô luận là ngoại cảm hay nội thương đối với chứng bệnh mà lưỡi có sắc nhợt nói chung chủ về hư chứng thường là dấu hiệu bệnh trình khá dài không thể khỏi nhanh.

Trong lâm sàng lưỡi trắng nhợt vì mầu sắc của rêu khác nhau chủ bệnh khác nhau, mục này chỉ giới thiệu những bệnh chứng lưỡi trắng nhợt thường gặp.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Lưỡi trắng nhợt do khí huyết đều hư:Có chứng Lưỡi trắng nhợt còn nhuận, thể lưỡi to nhỏ bình thường, hơi nhỏ hơn, lưỡi nhợt sắc mặt không tươi, đầu choáng tai ù mỏi mệt chân tay yếu, tiếng thấp thở khẽ, hồi hộp tự ra mồ hôi, phụ nữ nguyệt kinh lượng ít sắc nhợt hoặc kinh bế không thông, mạch Hư Tế hoặc Nhuyễn.
  • Lưỡi trắng nhợt do Tỳ hư hàn thấp: Có chứng sắc lưỡi nhợt ẩm nhiều tân dịch, thể lưỡi non bệu, rìa lưỡi có vết răng, thần sắc ủ rũ, gối lạnh sợ rét, tiết tả trong loãng ra đồ ăn không tiêu; kém ăn trướng bụng, chân tay phù thũng ấn vào không nổi lên, mạch Trầm Trì hoặc Trầm Tế.

Phân tích

Khí huyết đều hư với Tỳ hư hàn thấp: cả hai chứng đều có thể xuất hiện chứng Lưỡi trắng nhợt, nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau. Nguyên nhân tạo nên chứng khí huyết đều hư có rất nhiều ví dụ như: Phú bẩm tiên thiên bất túc, hậu thiên mất sự điều dưỡng tật bệnh kéo dài, mất huyết kéo dài trong đó có trường hợp khí hư không thể sinh huyết hoặc huyết hư mà sau đó khí bị suy, cuối cùng dẫn đến khí huyết đều suy đến nỗi không làm tươi tốt lên lưỡi nên xuất hiện chứng lưỡi trắng nhợt. Yếu điểm biện chứng là: sắc lưỡi so với người bình thường nhợt hơn nhưng lại hơi phớt hồng, thể lưỡi so với người bình thường to nhỏ giống nhau nhưng hơi nhỏ hơn, lưỡi tuy nhuận nhưng không có thủy phân khá nhiều đồng thời kiêm các chứng trạng khí bất túc như đầu choáng yếu sức, hồi hộp tự ra mồ hôi. Điều trị nên bổ cả khí huyết như các loại Thập toàn đại bể thang để thu công từ từ.

Nguyên nhân dẫn đến chứng Tỳ hư hàn thấp đúng như sách Thiệt thai thống chí đã vạch rõ là thoát huyết, là thể trạng yếu lại uống quá nhiều thuốc hàn lương, là đau bụng, là tiết tả, là trúng hàn, là tổn thương hàn thấp khiến cho Tỳ dương suy tổn, Tỳ hư nên nguồn sinh hóa hao hụt, kinh lạc tạng phủ không được tư dưỡng phản ánh lên lưỡi có thể thấy lưỡi nhợt không tươi. Tỳ hư không chế được thủy , thủy thấp mất sự vận hóa không tưới nhuận lên lưỡi cho nên thể lưỡi sưng to non bệu. Chứng này Tỳ dương hư suy là Bản, hàn thấp ứ đọng là Tiêu. Yếu điểm biện chứng là: lưỡi trắng nhợt không đỏ, thể lưỡi to lớn rõ rệt như thủy thũng, nói chung kiêm các chứng trạng rêu lưỡi hơn nhớt, ven lưỡi có vết răng đồng thời kiêm cả Tỳ dương suy tổn như đại tiện nhão, trướng bụng kém ăn, chân tay lạnh kiêm cả chứng trạng thủy thấp ứ đọng như phù thũng ấn vào lâu mới nổi lên. về điều trị theo phép ôn Ty trỢ dương khư hàn trừ thấp chọn dùng các phương Thực Tỳ tán, Linh quế truật cam thang gia giảm.

Chứng Lưỡi trắng nhợt ngoài hai loại hình thường gặp như nói ở trên, căn cứ vào mầu sắc khô tươi trong lâm sàng biện chứng cần phải chẩn đoán phân biệt rõ hơn. Ví dụ: sắc Lưỡi trắng nhợt mà ít tân dịch đều là do dương khí hư tổn không sinh hoá được tân dịch, hoặc dương hư thủy ứ đọng, dịch không dâng lên, trên lâm sàng còn gặp người bệnh trong bụng có nước ứ đọng, miệng lưỡi trái lại khô ráo muốn uống nước mà lại uống không nhiều có thể điều trị theo phép bổ dương ích khí sinh tân nhuận táo. Nếu sắc lưỡi trắng nhợt mà bề mặt lưỡi bóng trơn không có rêu phần nhiều thuộc loại khí âm đều bị tổn thương, nặng hơn là dấu hiệu âm tinh sắp bại tuyệt cần phải lưu tâm theo dõi cho sát, mau chóng dùng thuốc đại bổ khí âm dùng các loại như Sinh mạch tán, Lại như sắc lưỡi trắng khô không tươi, thậm chí có nhiều vết răng, môi miệng hoàn toàn không có sắc huyết nói lên dương khí suy bại, tiên lượng không tốt.

Trích dẫn y văn

  • Lưỡi thấy sắc trắng mà phù mập non nớt là tinh khí của Phế với Đại trường bị hư cho uống Bổ Phế thang.
  • Sắc lưỡi trắng mà trơn nhuận là Đại trường dương khí hư cho uống Bổ trung ích khí thang chiêu với Cố trường tán.
  • Sắc lưỡi trắng mà khô ráo là thuộc Phế tạng hỏa vượng cho uống Sinh kim tư thủy ẩm gia Sài hồ, Hoàng cầm (Lâm chứng nghiệm thiệt pháp).
  • Lưỡi trắng nhợt hoặc sáng bóng vô luận già hay trẻ gặp loại lưỡi này đều là thuộc hư hàn nên dùng Bổ trung ích khí thang gia Khương, Quế, Phụ, Chứng phong hàn thuộc thương hàn đều không có loại lưỡi sáng bóng này, sáng bóng có nghĩa là toàn thể lưỡi sạch trơn không có rêu mà loại trắng nhợt ẩm mà sáng đôi khi có cả mầu trắng nổi lên giống như rêu lưỡi mà không phải là rêu lưỡi đây là bản sắc của cái lưỡi thuộc hư hàn. Nếu cảm nhiễm hàn tà thì có rêu nổi mỏng mà trơn cho nên mới nói Thương hàn không có loại lưỡi này. (Thiệt giám biện chứng).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây