Trang chủChăm sóc bệnh nhânChăm sóc người bệnh thở máy

Chăm sóc người bệnh thở máy

ĐẠI CƯƠNG VỀ THỞ MÁY VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BÊNH THỞ MÁY

Định nghĩa máy thở

Máy thở là một thiết bị quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong khoa Hồi Sức cấp cứu. Máy thở hồ trợ tính mạng người bệnh về thông khí và oxy hoá bằng cách cung cấp các loại nhịp thở cơ học.

Thông khí nhân tạo (thở máy) là một trong các kỹ thuật hối sức cấp cứu cơ bản nhất, để cứu sống nhiều người bệnh nặng và nguy kịch

Thở máy cũng như các kỹ thuật hồi sức cấp cứu khác, cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, vận hành đúng, theo dõi và chăm sóc đảm bảo. Nếu không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, vận hành, theo dõi và chăm sóc không tốt có thể gây ra nhiều biến chứng làm nặng thêm tình trạng bệnh, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Mục đích của thở máy

Mục đích chủ yếu của thở máy nhằm cung cấp sự trợ giúp nhân tạo và tạm thời về thông khí và oxy hóa máu.

Ngoài ra thở máy còn nhằm chủ động kiểm soát thông khí khi có nhu cầu như dùng thuốc mê để vô cảm (trong gây mê toàn thể qua nội khí quản), thuốc an thần gây ngủ…, làm giảm áp suất nội sọ ngay lập tức trong điều trị tụt não do tăng áp nội sọ, hoặc cho phép làm thủ thuật như nội soi khí phế quản, hút rửa phế quản.

Trong khi sự trợ giúp nhân tạo và tạm thời về thông khí tức là duy trì thỏa đáng thông khí phế nang bằng cách bơm (thổi) khí mới vào phổi và tạo điều kiện để khí cũ thải ra môi trường qua đó sửa chữa hoặc dự phòng toan hô hấp (do ứ đọng carbonic – CO2).

Sự trợ giúp này còn làm giảm công thở của người bệnh, giúp dự phòng hay phục hồi nhanh chóng mệt mỏi cơ hô hấp. Thì sự trợ giúp nhân tạo và tạm thời về oxy hóa máu lại được thực hiện bằng cách gia tăng nồng độ oxy trong khí thở vào (tăng Fi02) và/hoặc làm nở phổi (chống xẹp phế nang), giảm shunt phổi hoặc dùng công cụ làm tăng áp suất cuối kỳ thở ra (PEEP) giúp cho tăng dung tích cặn chức năng (tăng RFC) và tận dụng kéo dài thời gian trao đổi khí (cả thì thở vào và thì thở ra).

CHUẨN BỊ MÁY THỞ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

Chuẩn bị máy thở

Lắp hệ thống dây thở, bộ phận làm ẩm, bộ phận lọc vi khuẩn.

Cắm điện (kiểm tra nguồn điện phù hợp), đường ô xy, đường khí nén.

Bật máy, test máy (với phổi giả) để kiểm tra điện, ô xy, khí nén, áp lực, hệ thống các nút chức năng, bộ phận khí dung.

Đặt các thông số thở theo yêu cầu (với phổi giả), trước khi nối máy với người bệnh.

+ Phương thức thở máy:

+ Thể tích lưu thông (Vt):

+ Tần số thở:

+ Thời gian thở vào/thở ra (I/E):

+ Phân số ô xy khí vào (FiO2):

CMV,CIMV, CPAP

8 – 12ml/kg cân nặng

12- 20 nhịp/phút

1:2-1: 3

30% – 60%

 

+ Độ nhạy (sensivity)

+ Giới hạn báo động: áp lực cao – thấp, ô xy

Nối máy thở với người bệnh

Theo dõi tình trạng lâm sàng và sự thích ứng của người bệnh với máy thở

Chuẩn bị người bệnh

Tư thế: thường cho người bệnh nằm ngửa, đầu cao. Trong tình huống đặc biệt khác tùy theo chỉ định của bác sỹ.

Giải thích cho người bệnh hiểu lợi ích của thở máy để người bệnh hợp tác nếu người bệnh tỉnh.

Theo dõi người bệnh thở máy

Theo dõi đáp ứng của người bệnh với máy thở:

Tốt: mạch, huyết áp ổn định, bình thường, SpO2 bình thường, người bệnh hồng hào, không chống máy.

Xấu: sốc, tím tái, khó thở, chống máy.

Tinh trạng tắc đờm.

Tuột ống, hở ống: người bệnh suy hô hấp, áp lực đường thở thấp, thể tích thở ra (Vte) thấp.

Nhiễm khuẩn phổi: người bệnh sốt, dịch phế quản nhiều và đục.

Theo dõi các biến chứng thường gặp trong thở máy:

Ống NKQ sai vị trí, vào sâu.

Tuột ống, gập ống nội khí quản.

Tràn khí màng phổi.

Theo dõi hoạt động của máy thở:

Kiểm tra máy thở: kiểm tra nhiệt độ bình làm ẩm, mức nước, đồ nước khi đầy khoảng 3/4, nước, dịch đọng trên sâu máy thở, hệ thống dây, hở ống.

Kiểm tra thông số cài đặt trên máy.

Theo dõi khả năng cai máy thở của người bệnh:

Báo bác sỳ khi người bệnh có dấu hiệu ổn định, tự thở tốt, hồng hào, có thể xem xét cai máy sớm để tránh bội nhiễm phổi liên quan thở máy.

Giải thích cho người bệnh yên tâm, họp tác đế cai máy tốt.

Theo dõi sát người bệnh sau khi cai máy thở:

+ Nhịp thở, kiểu thở, SpO2 tình trạng tím tái.

+ Tình trạng ứ đọng.

Chăm sóc người bệnh thở máy

Hút dòm dãi bằng hệ thống hút kín qua ống nội khí quản, khi có biểu hiện ứ đọng.

Hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng bằng ống thông riêng, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Lưu ý khi hút dòm, dịch phế quản ở người bệnh thở máy:

+ Ấn nút alaarrm silence ngay trước khi hút dòm.

+ Đặt FiƠ2100% trước khi hút 30 giây – vài phút, trong khi hút và 1-3 phút sau khi hút xong.

+ Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút.

Nếu người bệnh xuất hiện tím tái hoặc SpO2 tụt thấp < 85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FĨ02 100% hoặc bóp bóng ô xy 100%.

Sau mồi lần hút phải cho người bệnh thở máy lại tạm thời vài nhịp trước khi tiếp tục hút.

Khi hút xong phải cho người bệnh thở máy lại theo các thông số máy như trước.

Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Kết họp vỗ rung để hút đờm được thuận lợi.

Chăm sóc ống nội khí quản, mở khí quản

Đảm bảo đúng vị trí: nghe phổi, số cm trên NKQ, X-quang phổi.

Thay dây cố định hằng ngày, vệ sinh ống NKQ, thay băng cannula MKQ hàng ngày, thay sâu máy thở, phin lọc khuẩn hàng ngày hoặc khi có chỉ định.

Đo áp lực bóng trên hàng ngày (khoảng 20 – 25 mmHg).

Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày.

Tư thế người bệnh khi thở máy đầu cao (nếu không sốc), nghiêng mặt sang bên tránh sặc trào ngược.

Vệ sinh cá nhân, xoay trở chống loét.

Đảm bảo nuôi dưỡng, cung cấp đủ năng lượng và protein.

Đảm bảo đủ nước cho người bệnh, tính lượng dịch vào, dịch ra, cần người bệnh hàng ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây