Huyết áp động mạch là kết quả tương tác giữa lưu lượng tim và sức cản mạch ngoại vi. Thực tế, huyết áp động mạch được đo một cách gián tiếp, qua một bao có thể bơm căng lên được đặt ở một chi. Áp suất tĩnh mạch thường được biểu thị bằng mmHg. Theo hệ thống SI (hệ thống đơn vị quốc tế) thì đơn vị là kilopascal hay kPa. 1 kPa tương ứng với 7,5 mmHg. Có hai số về huyết áp động mạch:
- Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa: là áp suất đo được khi tim co bóp và tống máu vào mạch máu.
- Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu: là áp suất trong động mạch khi tim giãn ra và hút máu từ các tĩnh mạch.
Đo huyết áp động mạch là việc không thể thiếu được trong chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Việc đo huyết áp có vẻ là đơn giản nhưng kết quả thuờng có sai sót nếu không tuân theo các nguyên tắc dưới đây.
Máy đo huyết áp
BAO QUẤN: bề rộng phải lớn hơn đường kính của chi được đo 20%, tức là rộng 12 – 14 cm đối với cánh tay người lớn. Với trẻ em thì bao quấn phải có chiều rộng là 2,5 cm, 5 cm, 8 cm tuỳ theo tuổi. Với người béo phì hoặc để đo huyết áp ở đùi thì cần bao quấn có chiều rộng là 20 Dùng bao hẹp để do cho người béo phì thì sẽ có các giá trị quá cao còn dùng bao quá rộng lại cho các giá trị quá thấp. Đo ở cánh tay thì đặt bao quấn trên nếp khuỷu 2 – 3 cm.
THƯỚC ĐO:
+ Huyết áp kế thuỷ ngăn: mức thuỷ ngân phải ở mức 0 khi trong hệ thống đo không có áp lực nào. Cột thuỷ ngân không được bẩn và phải thẳng đứng, vạch trên ở ngang mắt người đo.
+ Huyết áp kê đồng hồ: phải đuỢc kiểm tra mỗi năm 2 lần. Kiểu máy đo này có thể để ở mọi mức so với mắt người đo.
Kỹ thuật đo
Bệnh nhân ngồi thoải mái, tay hơi gấp, đặt ngang mức tim. Ghi tư thế lúc đo là điều quan trọng, nhất là khi có sự khác biệt về kết quả đo ở các tư thế khác nhau. Lần đo đầu tiên phải đo ở cả hai bên. Nếu có sự khác biệt thì phải ghi nhận và ở các lần đo sau thì đo ở bên tay đã cho kết quả cao hơn. Bao giờ cũng đo huyết áp ở chỗ yên tĩnh.
HUYẾT ÁP TÂM THU : bơm từ từ làm căng băng quấn cho đến khi không còn mạch quay, sau đó xả từ từ. Đọc số tương ứng trên đồng hồ đúng lúc mạch quay xuất hiện trở lại để có đánh giá ban đầu về huyết áp tâm thu. Sau đó để ống nghe vào nếp khuỷu mà không ép vào động mạch rồi bơm nhanh bao quấn tới một áp suất cao hơn 30 mmHg so với mức đã đo được bằng phương pháp bắt mạch quay. Sau đó xả hơi trong bao từ từ (2-3 mmHg/giây). Áp suất tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đầu tiên được nghe thấy (pha 7). Nếu tiếp tục xả hơi trong bao một cách từ từ thì tiếng sẽ nhỏ dần và trở thành tiếng thổi (pha II). Cứ tiếp tục xả hơi trong bao thì các tiếng ngày càng rõ hơn và to hơn (pha III).
“Lỗ hổng tiếng khi nghe” là nhầm pha III với pha I, nhất là khi pha II hoàn toàn không có tiếng nào. Đây là hiện tượng hay gặp ở người bị huyết áp cao. Lỗ hổng này có thể tối 40 mmHg. Để tránh sai lầm, bao giờ cũng đo sơ bộ huyết áp bằng phương pháp bắt mạch quay trước.
HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG: tiếp tục xả hơi trong bao; các tiếng bỗng nhiên thay đổi, trở nên nhỏ và êm hơn (pha IV) Cuối cùng sẽ mất (pha V). Các pha IV và V thường trùng nhau. Với một số người, pha IV có thể là một chỉ điểm đáng tin hơn về huyết áp tâm trương; một số người khác thì lại ưa pha V là pha dễ nhận ra hơn. Nếu pha IV (tiếng nhỏ đi) và pha V (mất hoàn toàn các tiếng) khác bịt rõ thì nên ghi lại; ví dụ, 140/85/80 mmHg.
HUYẾT ÁP Ở CHI DƯỚI: phải dùng bao có chiều rộng ít nhất là 18 – 20 cm. Quấn bao quanh đùi, trên nếp khoeo vài centimet, bệnh nhân nằm sấp. ống nghe được đặt ở nếp khoeo. Sau đó tiến hành đo như đo ở cẳng tay. Huyết áp đo được ở đùi thường cao hơn huyết áp đo được ở cánh tay từ 10 đến 40 cm. Với huyết áp tâm trương cũng vậy.
Các giá trị bình thường
Với kỹ thuật đo đúng, sức nghe và thị giác bình thường, người đo có thể xác định huyết áp với độ chính xác tối 2 mmHg. Nên có vài người xác định huyết áp trước khi kết luận bệnh nhân bị cao huyết áp. cần tránh làm tròn kết quả đến hàng chục (ví dụ; 120,130) mà phải ghi tới hàng đơn vị (ví dụ, 134, 142 mmHg).
GIỚI HẠN BÌNH THƯỜNG: được quy định là 140/90 mmHg (xem huyết áp cao). Các giá trị trrên 160/95 được cọi là bệnh lý; các giá trị giữa 140/90 và 160/95 được coi là “trong giới hạn bình thường”. Huyết áp có xu hướng tăng lên theo tuổi. Không có ranh giới rõ rệt giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao và không có hai quần thể người có huyết áp bình thường và người có huyết áp cao. Huyết áp động mạch phải được xem xét theo các giá trị thông kê trên quần thể và theo lứa tuổi của người được đo. Vì thế, thầy thuốc phải chú ý tối một người 30 tuổi có huyết áp là 160/100 hơn là tới một người 60 tuổi cũng có trị số huyết áp như thế. Huyết áp tâm thu đo ở tư thế đứng có xu hướng thấp hơn khi đo ở tư thế nằm vài mmHg còn huyết áp tâm trương lại có xu hướng tăng lên. Khi huyết áp tâm trương lại tụt ở tư thế đứng thì có hiện tượng hạ huyết áp ở tư thế đứng. Huyết áp động mạch tăng lên khi gắng sức. Khi làm việc thể lực rất nặng, huyết áp tâm thu có thể vượt trên 200 mmHg còn huyết áp tâm trương lại giảm. Các giá trị trở về bình thường sau khi ngừng gắng sức vài phút. Huyết áp tâm thu không tăng khi gắng sức hoặc giảm khi gắng sức là biểu hiện có bệnh lý ở tim.
HUYẾT ÁP THẤP: ý nghĩa lâm sàng phụ thuộc vào bôi cảnh lâm sàng. Một số người có huyết áp vốn thấp và có huyết áp tâm thu dưới 100 mm Hg (ví dụ, 90/60) mà không có triệu chứng nào. Ngược lại, một sô* người khác lại không thể chịu được khi huyết áp ở các mức này và thường có biểu hiện rối loạn huyết động học.
Tự đo huyết áp động mạch: huyết áp động mạch có thể được đo do y tá trong cửa hàng thuốc, do chính bệnh nhân hoặc người nhà bằng các máy đo bán tự động hoặc tự động. Người ta cũng có thể theo dõi huyết áp 30 phút một lần trong 12 giờ trong ngày bằng một máy đo đặc biệt. Giá trị trung bình rất gần với các giá trị đo được từ tập hợp các áp suất do từng nhát đập đã được thực hiện trong suốt thời gian đo và ghi. Các giá trị được công nhận về huyết áp đo ở ngoài bệnh viện là các giá trị đã được nêu ở trên. Các giá trị huyết áp đo được không phải do thầy thuốc là: huyết áp của một quần thể ngẫu nhiên, không do thầy thuốc đo, thường thấp hơn giá trị do thày thuốc đo là 10 mmHg. Trong một quần thể được thày thuốc đo huyết áp và được coi là có huyết áp bình thường thì hiếm khi có trường hợp có huyết áp cao do tự đo. Với một tập hợp người có huyết áp cao, thường hay có sự chênh lệch giữa số đo của thầy thuốc và số đo của bệnh nhân; chênh lệch này có thể nhiều và không thể dự đoán được về ý nghĩa. Ở những bệnh nhân huyết áp cao được điều trị, chênh lệch rất nhỏ giữa các giá trị đo được của thầy thuốc và của bệnh nhân là dấu hiệu tiên lượng tốt về các biến chứng tim mạch. Bệnh nhân cần tự đo huyết áp đều đặn, đúng để tránh chẩn đoán nhầm huyết áp cao, tránh điều trị vô ích, lâu dài, tốn kém và không phải là không có nguy hiểm.
Những trường hợp đặc biệt
HUYẾT ÁP CAO VÀ LOẠN NHỊP TIM: khó đo được huyết áp tâm thu và tâm trương khi nhịp tim rất không đều. Nghỉ kéo dài giữa các thì tâm thất thu làm giảm huyết áp tâm trương của chu kỳ đó và làm tăng huyết áp tâm thu của chu kỳ tiếp sau. Trong rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ có bloc nhĩ thất ở các mức độ khác nhau thì chỉ có thể đo huyết áp tâm thu và tâm trương một cách áng chừng và chỉ có được giá trị trung bình của nhiều lần đo liên tiếp.
TÌNH TRẠNG SỐC: giảm lưu lượng tim và tăng sức cản ngoại vi có trong sốc làm giảm lượng máu động mạch và các tiếng nghe được ở pha I khi đo huyết áp. Các tiếng này có thể hoàn toàn không có. Trong sốc, có thể có sự khác biệt về số đo huyết áp bằng phương pháp gián tiếp (nghe) và phương pháp đo trực tiếp trong động mạch: phương pháp gián tiếp cho giá trị thấp hơn là phương pháp đo trực tiêp (đo ở áp kế được nôi với ống thông luồn vào động mạch).
ĐO HUYET ÁP ở TRẺ EM: cần có bao quấn có chiều rộng 2,5 cm, 5 cm, 8 cm, 12 cm. Bao quấn cần rộng bằng 2/3 chiều dài cánh tay. Với trẻ em, về huyết áp tâm trương thì tiếng thổi giảm (pha IV) là chỉ điểm tốt hơn là hết tiếng thổi (pha V). Trẻ kêu khóc có thể làm cho huyết áp tâm thu tăng thêm 30 – 40 mmHg. Bởi vậy cần phải dỗ trẻ, đợi cho trẻ ngủ hoặc đo bằng phương pháp bắt mạch. Với trẻ dưới 1 tuổi, đôi khi phải sử dụng phương pháp gián tiếp (flushing): quấn bao có kích thước phù hợp ở cánh tay hoặc đùi; đặt một garô ở xa phía dưới bao, làm căng bao thật nhanh đến mức 200 mmHg, tháo garô và xả bao với tốc độ 5 mmHg/giây. Quan sát dưới ánh sáng thời điểm tuần hoàn da xuất hiện ở đầu chi được đo. Huyết áp đo được ở thời điểm này là huyết áp tâm thu.
ĐO HUYẾT ÁP NHIỀU LẦN LIÊN TIẾP: khoảng cách giữa các lần đo không được dưới 2 – 3 phút. Giữa các lần đo phải xả hết hơi trong bao nếu không thì ứ máu tĩnh mạch sẽ làm cho kết quả đo bị sai.
Có bao nhiêu nguyên tắc đo huyết áp động mạch