Trang chủBệnh xương khớpTriệu chứng và biểu hiện của bệnh loãng xương

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh loãng xương

Lâm sàng

Người bị loãng xương thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều năm.

  • Đau là triệu chứng thường gặp nhất, cảm giác đau mỏi xương toàn thân, thường gặp nhất là đau lưng, đau có xu hướng lan ra xung quanh. Khi vận động hoặc những va chạm nhỏ làm cảm giác đau tăng lên, người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của xương quá nhanh, làm mất đi hệ thống lưới xương, đồng thời phá hoại thành phần chất xương dưới lớp hạ cốt mạc.
  • Biến dạng cột sống: lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống, giảm chiều cao. Chiều cao giảm dần theo tuổi, có trường hợp khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm vào mào chậu, đến giai đoạn này thì việc giảm chiều cao sẽ ngừng.
  • Gãy xương: khi mật độ chất khoáng của xương. nhỏ hơn 100 mg/cm2 thì chỉ cần một lực tác động nhỏ ở bên ngoài cũng có thể phát sinh gãy xương. Đặc điểm gãy xương trong bệnh loãng xương là di lệch xoắn vặn, có thể gãy xương hở hoặc gãy xương kín, gãy xương xảy ra ngay trong những điều kiện sinh hoạt thường ngày. Thường gặp nhất là gãy phần thấp cổ tay, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống.

Người bị loãng xương thường chỉ được phát hiện khi có những biểu hiện: thấy rõ triệu chứng gù vẹo cột sống, đau xương, gãy xương tự phát, bệnh lý gãy cổ xương đùi hoặc đốt sống cổ, gãy đầu dưới xương quay (Pouteau — Colles) sau một lần ngã nhẹ hoặc gãy xương hông,

Loãng xương thấy rõ triệu chứng gù vẹo cột sống
Loãng xương thấy rõ triệu chứng gù vẹo cột sống

Cận lâm sàng

Dấu hiệu X. quang:

  • Giảm độ cản quang của thân đốt sống: cột sống sáng hoặc có các khía thắng đứng, viền xung quanh bằng một bờ đặc.
  • Biến dạng cột sống:

+ Hình ảnh gãy xương ngang một đốt sống.

+ Hình ảnh lõm cong của đốt sống: khi thấy có hình ảnh lõm cong hai mặt của đốt sống thì khối lượng của xương cột sống đã giảm đi 50%.

+ Sụp xương cột sống: thường sụp phía góc trước của cột sống lưng do tình trạng gù tăng lên. Sụp xương có thể tạo thành hình bánh ép do tất cả các mặt xương đã xẹp thành mặt phắng. Chỉ số Meunier >11.

+ Trên x.quang có thể thấy tình trạng mỏng dần vỏ xương nhưng đó là dấu hiệu muộn, chỉ xuất hiện khi các biến dạng của cột sống đã rõ ràng. Cột sống của người bị loãng xương thường ít có gai xương hơn so với người cùng tuổi.

Chỉ số Meunier: được tính trên một phim chụp nghiêng cột sống lưng – thắt lưng, tập trung vào Dn. Người ta nghiên cứu 6 đốt sống lưng cuối (từ D7 đến D12) và 4 đốt sống thắt lưng đầu (từ L, đến L,|) bằng cách cho các đốt sống này một hệ số tương đương:

+ 1: nếu đốt sống bình thường.

+ 2: nếu đốt sống lõm hai mặt.

+ 3: nếu đốt sống bị gãy, xẹp ở góc, dẹt hoặc có hai cung sâu với gãy mâm xương trên.

Chỉ số này bình thường bằng 10. Đây là chỉ số có  giá trị vì đơn giản, không thay đổi và có lợi vì cho phép so sánh các giá trị  số lượng của khối xương với giá trị số lượng của cường độ loãng xương.

Tác giả Renier cũng đưa ra chỉ số tương tự Meunier nhưng khác biệt đôi chút về cách cho điểm:

+ 0: đốt sống bình thường.

+ 1: mặt trên thân đốt sống không thẳng.

+ 2: mặt trên làm rõ.

+ 3: lõm cả hai mặt trên dưới (hình ảnh thấu kính phân kỳ).

+ 4: đốt sống hình chêm.

+ 5: đốt sống hình lưỡi.

Chỉ số Barnett và Nordin (chỉ số B và N): chụp xương đốt bàn tay thứ hai, đo đường kính của thân xương (D) và đường kính tủy xương (d), sau đó tính chỉ số B và N theo công thức:

Chỉ số B và N = (D-d)/D 100

Chỉ số B và N dưới 45 được coi là có loãng xương.

Chỉ số Singh: chụp đầu trên xương đùi tư thế thẳng. Bình thường thấy bốn hệ thống các dải xương hiện rõ. Khi các dải xương bị đứt, gãy, mất đi ít hay nhiều, tiến hành cho điểm từ 1 đến 7 (7 điểm là bình thường, 1 điểm là rất nặng).

  • Sinh hoá: loãng xương thường không kèm theo bất cứ một dấu hiệu sinh hoá đặc biệt nào.
  • Các chỉ số calci máu, phospho máu, phosphatase kiềm máu và hydraxyprolin niệu đều bình thường.
  • Không có sự thay đổi tỷ lệ parahormon huyết thanh hoặc 25 hydroxy vitamin D.
  • Calci niệu thường thấp.
  • Nghiệm pháp tăng calci máu: tiêm tĩnh mạch 20 ml gluconat calci 10%, lấy toàn bộ nước tiểu trong vòng 9 giờ sau khi tiêm. Định lượng calci thải ra rồi so sánh với lượng calci thải ra trong 9 giờ ngày hôm trước lúc chưa tiêm, ở người loãng xương sau khi tiêm, lượng calci thải ra cao hơn 30% so với lúc bình thường vì khả năng hấp thu và giữ calci của người loãng xương kém hơn người bình thường.
  • Nghiệm pháp vitamin D2: cho người bệnh uống 15 mg vitamin D2 trong 2 ngày liền. Sau đó định lượng calci niệu 24 giờ sau, 48 giờ sau và 5 ngày sau. Bình thường, calci niệu tăng 50 – 100 mg trong 24 giờ đầu, sau đó trở về bình thường. Nếu có loãng xương thì lượng calci niệu tăng nhiều và kéo dài.
  • Nghiệm pháp corticoid: cho người bệnh uống prednisolon 25 mg/ngày trong õ ngày, định lượng calci niệu từng ngày. Bình thường: calci niệu không đổi; trường hợp loãng xương: calci niệu tăng nhiều và kéo dài. Chú ý: không sử dụng nghiệm pháp này cho những trường hợp loãng xương nặng.
  • Tổ chức học: sinh thiết vùng xương chậu có thể biết hình ảnh tổ chức tổn thương. Các hình ảnh có thể thấy là:
  • Vỏ xương mỏng.
  • Teo các bè xương xốp.
  • Sử dụng đồng vị phóng xạ: uống Ca47 hoặc tiêm Ca45 sau đó theo dõi trong máu, nước tiểu và ghi xạ đồ. Với người loãng  xương: khả năng cố định calci ở xương ít hơn so với người bình thường.

Đo mật độ khoáng của xương.

  • Đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA: Dual-energy X-ray absorotiometry): là phương pháp sử dụng hai chùm tia X để ước tính mật độ xương ở các đốt sống và xương chậu. Lượng tia bị cản bơi xương và các mô mềm của mỗi chùm được so sánh với nhau. Đây là phương pháp chính xác nhất để đo mật độ xương và có thể phát hiện được mức độ mất xương 2%/năm; đồng thời thao tác nhanh và sử dụng liều xạ thấp. DEXA có thể đánh giá nguy cơ giảm sức chống chịu của xương.
  • Đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép ngoại vi (P-DEXA: Peripheral dual- energy X-ray absorotiometry): được biến đổi từ phương pháp DEXA và thường được sử dụng để đo mật độ xương cổ tay nhưng không dùng để đo mức độ mất khoáng của các xương gần gãy (xương chậu hay cột sống).
  • Đo độ hấp thụ photon kép (DPA: Dual photon absorotiometry): sử dụng chất phóng xạ để sản sinh bức xạ, có thể đo mật độ xương ở xương chậu và xương sống. DPA cũng sử dụng liều xạ thấp nhưng thời gian thực hiện chậm hơn các phương pháp khác.
  • Siêu âm: thường được sử dụng trong chẩn đoán ban đầu. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm để xác định mật độ xương (thường là xương gót). Nếu kết quả siêu âm cho thấy mật độ xương thấp thì DEXA được sử dụng để xác nhận lại kết quả. Phương pháp siêu âm nhanh, không gây đau và không sử dụng chất phóng xạ như phương pháp X.quang nhưng không đo được mật độ xương của các xương gần rạn, gãy do loãng xương như xương chậu, xương sống. Ngoài ra, tác dụng của siêu âm còn hạn chế khi kiểm tra ảnh hưởng của thuốc trong điều trị.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner): so sánh hình ảnh chụp với một bộ gam mẫu làm sẵn, dựa vào độ đậm nhạt để đánh giá mức độ loãng xương.
  • Mật độ khoáng của xương:

+ Bình thường: > 833mg/cm2.

+ Nhuyễn xương: 648 – 833mg/cm2.

+ Loãng xương: < 648mg/cm2.

Phân loại Loãng xương

Loãng xương được chia làm ba nhóm lớn:

  • Loãng xương nguyên phát: xuất hiện tự nhiên, không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi tác và tình trạng mãn kinh.
  • Loãng xương thứ phát: do bệnh tật, thuốc và một số nhân tố khác.
  • Loãng xương đặc biệt: có thể gặp ở tuổi thanh thiếu niên, thường là do di truyền, gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Trong những năm 30 — 40 của thế kỷ XX, Albright đã đề cập đến hai thể loãng xương tiên phát: một thể có liên quan đến sự suy giảm sinh dục ở phụ nữ sau mãn kinh và một thể ông cho rằng có liên quan tới sự suy giảm androgen thượng thận ở người già. Sau này, Riggs, Melton đã gọi hai dạng loãng xương trên là loãng xương typ 1 (loãng xương sau mãn kinh) và loãng xương typ 2 (loãng xương tuổi già).

  • Loãng xương typ 1 (loãng xương sau mãn kinh)

Thể này thường xuất hiện trong vòng 15-20 năm sau mãn kinh, đặc trưng bởi mất chủ yếu xương xốp (bè xương), thường gây gãy xương ở những vị trí có thành phần xương xổp cao như cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày.

Tổn thương điển hình là gãy, xẹp cột sống và gãy xương cổ tay.

Gãy xương cẳng tay (không phải Pouteau-Colles), gãy Pouteau-Colles, gãy cổ xương đùi là những loại gãy xương thường gặp nhất.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt estrogen; tăng bài niệu calci; giảm hoạt động của enzym 25—OH, vitamin D—hydroxydase làm giảm sự hấp thu calci ở ruột.

  • Loãng xương typ 2 (loãng xương tuổi già)

Xuất hiện với tỷ lệ nữ/nam = 2/1.

Là hậu quả của sự mất xương chậm trong vòng vài chục năm.

Biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương đồng đều trên cả xương đặc và xương xốp.

Loại loãng xương này liên quan đến hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu calci và giảm chức năng tạo cốt bào.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau nhức trong xương, giảm chiều cao, gù lưng, gãy xương và có thể có trở ngại hô hấp.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây