“Di niệu” là chỉ về chứng trạng nước đái tự bài tiết ra không chịu sự khống chế của ý thức người ta. Có chứng tự són ra trong lúc ngủ, có chứng luôn không nín được, chứng trưác hay thấy ở trẻ con, thường đái ra trong lúc ngủ mê, tỉnh dậy rồi mới biết, cũng gọi là “dị niệu”, hoặc “niệu sàng”; chứng sau phần nhiều thấy ở người già, vô luận ban đêm hoặc ban ngày, đều có thể có hiện tượng tiểu tiện đi luôn không nín được cũng gọi là “tiểu tiện bất cấm”. Hai chứng này tuy có khác nhau về chứng trạng nhưng nguyên nhân gây bệnh thì đại khái là giống nhau. Còn như chứng đái dầm hoặc són đái phải tiếp theo sau những bệnh, ôn bệnh, trúng phong, và phụ nữ sản hậu, thì không ở trong phạm vi thảo luận của thiên này.
-
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chứng “di niệu”. Người xưa đều cho là vì hư. Hư là chỉ về công năng có quan hệ với việc bài tiết nước tiểu bị sút kém. Thiên “Quyên minh ngũ khí’ sách “Tố vấn” nói: “Bàng quang không ước thúc được chỉ thành chứng són đái. Nói rõ tiểu tiện không nín được là vì bàng quang không ước thúc được mà bàng quang không đốc thúc được là do công năng của phế, tỳ, thận bị sút kém. Bởi vì thận chủ về nhị tiện và biểu lý với bàng quang, thận hư thời không nín được, đúng như thiên “Ngũ tạng phong hàn tích tụ” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Tỳ phế hư, không ước thúc thủy đạo mà sinh bệnh đái không nín được”, sách “Kim quỹ” cho là trên hư thì không chế được dưới đó là nói rõ phế tỳ hoặc thận bị suy nhược đều có thể sinh ra đái dầm, hoặc đái không nín được. Ngoài ra chứng đái dầm có khi do trẻ con từ bé không để ý rèn luyện, thành ra thói quen, cũng là chứng thường thấy.
-
BIỆN CHỨNG
Chủ chứng của bệnh “són đái”, là tiểu tiện không thể giữ đi đái luôn, hoặc nhỏ từng giọt không cầm được, thận hư thì có chứng đầu choáng lưng đau hoặc đại tiện lỏng, mạch tế tiễu hoặc hư nhiều, tinh thần mệt, chân tay mỏi, mạch phần nhiều hư huyền. Trẻ em đái dầm thường ngoài chủ chứng ra, rất ít kiêm có chứng trạng khác.
-
CÁCH CHỮA
Nguyên nhân phát ra bệnh “són đái”, căn bản là vi hư, cho nên sách “Nội kinh” nói: “hư thì sinh ra són đái, vì thế chữa chứng són đái, nên lấy bồi bổ là chủ yếu, thận hư thì nên bổ thận để cố sáp, có thể dùng Tang phiêu tiêu tán (1), Súc tuyền hoàn (2). Nếu dương khí bất túc thì nên ôn bổ, dùng Mẫu lệ thang (3), tuỳ chứng mà lựa dùng, tỳ phế hư thì nên bổ khí để nâng lên, dùng Bổ trung ích khí thang (5) hoặc Cố phù thang (6) gia giảm.
-
TÓM TẮT
“Di niệu” là bao gồm cả hai chứng đi đái không nín được và són đái, nguyên nhân gây ra hai chứng này, là do thận hư hoặc tỳ phế hư, liên luỵ tới bàng quang không đốc thúc được mà gây ra cho nên bổ thận để cố sáp, ôn nhiếp hạ nguyên bổ trung ích khí là phép cơ bản để chữa bệnh này.
Nhưng giữa tỳ phế và thận thường phần nhiều ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên khi lâm sàng thường xem tình hình cụ thể của người bệnh mà tổng hợp để ứng dụng, ví như phế phận đều hư, thì nên tiến hành cả ích khí và hư thận, cho nên Trương cảnh Nhạc nói: “thủy tuy chế ước ở thận, mà thận liên lạc với phế, nếu phế khí mất quyền, thì thận thủy rốt cục lại không thu nhiếp được”.
Chứng đái dầm tuy phần nhiều ở trẻ con, nhưng người lớn mà mắc cũng là thường thấy trên lâm sàng, phần lốn là di khi còn bé, không bắt buộc gây thành thói quen, đến nỗi dằng dai khó khỏi, đối với ca bệnh này, ngoài việc chữa bằng thuốc, có thể phối hợp với cách chữa bằng châm cứu.
-
PHỤ PHƯƠNG
Tang phiêu tiêu tán: Tang phiêu, quy bản, long cốt, nhân sâm, phục thần, xương bồ, viễn chí, đương quy.
Xem thêm