Trang chủHoa quả chữa bệnhQuả Sấu và những tác dụng chữa bệnh thông dụng cần biết

Quả Sấu và những tác dụng chữa bệnh thông dụng cần biết

Theo Gs.Ts. Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã mô tả cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Cây sấu thân gỗ to cao 15-20m, xanh tốt quanh năm, nhiều cành, cành nhỏ có cạnh, có lông nhỏ màu tro. Lá mọc so le kép lông chim lẻ, mang 11-17 lá chét. Hoa nhỏ màu vàng xanh hơi trắng, mọc chùm ở ngọn cành, ngọn cây, quả hạch hình cầu, khi chín vỏ màu vàng, có một hạt. Quả sấu dùng để ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Cây sấu thân gỗ to cao 15-20m, xanh tốt quanh năm
Cây sấu thân gỗ to cao 15-20m, xanh tốt quanh năm

Theo Đông y, quả sấu có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng kiện vị sinh tân dịch, tiêu thực chỉ khát, chữa phong độc khắp mình nổi mẩn, mụn cóc, lở ngứa sưng đau, say rượu, phụ nữ có thai nghén bị nôn, chữa ho.

Bài thuốc chữa bệnh hay từ quả sấu:

Bài 1. Thuốc chữa phụ nữ có thai bị nôn

+ Quả sấu 50g

+ Thịt lợn nạc 100g

+ Trứng gà    1 quả

+ Mắm muối vừa đủ

Sấu gọt vỏ, thịt lợn thái nhỏ, cho vào nồi cùng 300ml nước đun sôi, nêm mắm muối. Đập trứng gà

Quả sấu có tác dụng kiện vị sinh tân dịch
Quả sấu có tác dụng kiện vị sinh tân dịch

đánh tan đều, đổ từ từ vào nồi canh, đun tiếp. Canh chín dầm sấu, bắc xuống ăn nóng. Người bệnh ăn ngày một lần. cần ăn liền 3-5 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa ho

+ Quả sấu                             10 quả

+ Mật ong                             30ml

+ Vỏ quýt                              10g

Quả sấu và vỏ quýt rửa sạch, cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thay vỏ quýt bằng lá quất 10g, sắc uống như bài trên, uống sau khi ăn, cần uống liền 5 ngày.

Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu

Quả sấu tươi thường có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh dùng quả sấu tươi hoặc các đồ uống, món ăn có nhiều sấu.
Bạn cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì sẽ làm bạn cồn cào trong bụng và hại dạ dày.

Ngoài ra, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng quả sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu. Mùa hè chúng ta thường ngâm sấu làm nước giải khát.

Tuy nhiên sấu được ngâm với rất nhiều đường nên nếu uống nhiều và trong nhiều ngày cũng không tốt cho sức khỏe vì có thể gây tăng đường huyết dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch…

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây