Trang chủĐông y chữa bệnhBệnh bạch huyết chữa theo đông y

Bệnh bạch huyết chữa theo đông y

Bệnh bạch huyết là một bệnh mà khả năng chữa bệnh của y học cổ truyền còn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu này giới thiệu phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền có tác dụng hạn chế những biến chứng để kéo dài đời sống của bệnh nhân.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Căn cứ vào các giai đoạn và thể bệnh trên lâm sàng, bệnh bạch huyết được phân loại và chữa như sau:

Giai đoạn bệnh bạch huyết cấp

Nổi bật có các triệu chứng nhiễm trùng, chảy máu và lách to, các hạch lâm ba nhiều.

  • Thể sốt nhiễm trùng và xuất huyết nhiệt đốc và huyết nhiệt

Triệu chứng: sốt cao, mệt mỏi, ly bì, họng khô đau, phiền táo, đái đỏ, loét miệng, chảy máu chân răng và dưới da đau đầu và đau nhức các khớp, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sắc.

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt lương huyết.

Bài thuốc:

Sinh địa 20 gam Kim ngân hoa 20 gam
Huyền sâm 20 gam Bồ công anh 20 gam
Địa cốt bì 10 gam Xích thược 12 gam
Sơn đậu căn 16 gam Hồ hoàng liên 12 gam
Thăng ma 16 gam Cam thảo 8 gam

Nếu loét miệng, loét họng, loét chân răng, thêm hoàng liên 12 gam, hoàng cầm 12 gam. Nếu chảy máu dùng rễ cỏ tranh 20 gam, đại hoàng sao đen 12 gam. Nếu đau các khớp xương: Thêm địa long 10g. Nếu khát nước nhiều thêm thiên môn 20 gam, sa sâm 20 gam.

Vị thuốc Sinh địa
Vị thuốc Sinh địa
  • Thể gan lách to và nhiều hạch lâm ba huyết ứ và đàm kết

Phương pháp chữa: hoạt huyết hóa đàm, tiêu kết.

Bài thuốc:

Đương quy 12 gam Hạ khô thảo 16 gam
Bạch thược 12 gam Liên kiều 12 gam
Tam lăng 12 gam Bối mẫu 8 gam
Nga truật 12 gam Huyền sâm 16 gam
Đan sâm 6 gam Xạ can 6 gam
Vị thuốc bạch thược
Vị thuốc bạch thược

Nếu trên người bệnh có các triệu chứng: Nhiễm trùng chảy máu, lách to, nhiều hạch lâm ba, cùng xuất hiện một lúc thì sẽ phối hợp haí phương pháp trên lựa các vị thuốc tạo thành bài thuốc để chữa.

Giai đoạn bệnh bạch huyết kéo dài (mạn tính)

Giai đoạn này công năng các tạng tỳ thận bị suy yếu. Tinh khí huyết đều bị tiêu hao biểu hiện hội chứng khí hư và âm hư rõ rệt trên bệnh cảnh lâm sàng.

  • Khí hư

Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, đầu choáng mệt mỏi tự ra mồ hôi hồi hộp, thở gấp, lưng gối mỏi đau, chất lưỡi mạch tế.

Phương pháp chữa: bổ khí

Bài thuốc. Dùng các vị thuốc bổ khí là chính, có thể kèm thêm thuốc ho huyết, các bài thuốc cổ phương như Quy tỳ hoàn, Tứ quân tử thang, Bổ trung ích khí.

  • Âm hư (tinh huyết hư)

Triệu chứng: chóng mặt hoa mắt, chiều hơi sốt nhẹ tâm phiền, miệng mũi chảy máu xuất huyết dưới da, miệng khô, ra mồ trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: bổ âm hoặc bổ tinh huyết.

Bài thuốc: dùng các thuốc bổ âm bổ huyết là chính với các bài thuốc như Lục vị địa hoàng thang, Tả quy hoàn để chữa.

  • Khí âm lưỡng hư

Triệu chứng: phối hợp hai chứng khí hư và âm hư tạo nên bệnh cảnh lâm sàng.

Phương pháp chữa:

Bài thuốc:

Có thể dùng bài thuốc sau:

Hoàng kỳ 12 gam Mạch môn 12 gam
Đẳng sâm 16 gam Ngũ vị tử 8 gam
Bạch truật 12 gam Hoàng tinh 12 gam
Thục địa 12 gam Sa sâm 12 gam
Hà thủ ô 12 gam Cam thảo 12 gam
Đương quy 12 gam    
  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thể cấp tính

Điều trị khó khăn

Thuốc ức chế phân chia tế bào: Antipein (6mecaptomixin) hoặc antipolic (aminopteren). Các Costicoid và ACTH (phối hợp cơ thể làm lui bệnh từng đợt). Chống nhiễm khuẩn kháng sinh

Chữa triệu chứng

Thể mạn tính

Quang tuyến vào vùng lách, thuốc kìm hãm sự phát triển bạch cầu: clotilamin, GMP, Methotrexat, vincristin. Hai chất này độc, ức chế tủy xương Mylenran ít độc, máu trở lại gần như bình thường viên 2mg ngày uống 1 – 5 viên. Hàng tuần theo dõi bạch cầu để điều chỉnh liều lượng cho thích hợp và ngừng thuốc khi đủ liều.

Chữa triệu chứng

Giảm sốt nếu cần

Chống thiếu máu và chảy máu

Chống nhiễm khuẩn

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây