Trang chủVị thuốc Đông yVảy Tê tê - Cách dùng, tác dụng chữa bệnh của xuyên...

Vảy Tê tê – Cách dùng, tác dụng chữa bệnh của xuyên sơn giáp

Tên khoa học

Manis pentadactyla L. Họ Tê tê (Manidae).

Vảy Tê Tê. Tên khác: Xuyên sơn giáp, Con trút, lăng lý, giáp châu, sơn giáp.

Mô tả

Vảy tê tê (xuyên sơn giáp)
Vảy tê tê (xuyên sơn giáp)

Thú có thân dài 50 – 65cm, kể cả đuôi, nặng 5 – 7kg, có khi hơn. Đầu thuôn nhỏ, mõm nhọn, lưỡi rất dài, cổ to, lưng vồng lên, bụng phẳng, đuôi thuôn nhọn. Bốn chân to và ngắn, có vuốt dài và cong. Toàn thân, đuôi và chân phủ những vảy sừng xếp thành hàng như ngói lợp, màu nâu xám. vảy sừng to nhỏ không đều, hình tam giác, dày, mép mỏng.

Phân bố, nơi sống

Trên thế giới, tê tê phân bố ở châu Á bao gồm các nước Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, tê tê sống hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi từ Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn qua các tỉnh miền Trung, sang Tây Nguyên rồi vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ở của tê tê là các hang đất, hốc cây. Khi cần có thể leo cây hoặc lội nước. Kiếm mồi vào ban đêm. Ăn kiến, mối và một số côn trùng khác bằng cách thè lưỡi, huơ đi huơ lại giữa đám mồi cho côn trùng dính vào hoặc giương lớp vảy bẫy cho côn trùng chui vào, rồi khép lại.

Tê tê thường cuộn tròn lại khi ngủ hoặc gặp nguy hiểm. Bản tính hiền lành, chậm chạp nhưng lại khỏe vô cùng, vì khi con vật đã chui vào hang, nó giương toàn bộ lớp vảy sừng cắm vào vách hang thì dù con người có tóm được đuôi nó cũng không thể kéo nó ra khỏi hang được.

Tê tê đẻ 1 con vào tháng 1-3.

Nhiều nơi đã bắt đầu thuần hóa và phát triển nuôi tê tê để xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế gia đình.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến

Vảy Tê tê.

Bắt được tê tê, nếu còn sống thì đập chết, mổ bụng lột lấy da, còn nguyên vảy, phơi khô. Cũng có thể ngâm tê tê vào nước vôi trong hoặc luộc chín, rồi lấy vảy, phơi khô. Nên để riêng vảy ở đuôi tê tê, vì người ta cho rằng vảy này có tác dụng mạnh hơn.

Chế biến Vảy Tê tê: Ngâm vảy trong nước vôi loãng khoảng 10 – 20 phút, lấy ra, phơi khô. Sao với cát cho phồng và vàng đều. Cũng có thể sao cát xong, lúc vảy còn nóng, đổ vào dung dịch giấm với tỷ lệ 500ml giấm cho 1kg vảy. Đảo đều cho vảy thấm đẫm rồi vớt ra, rửa bằng nước sạch, phơi khô.

Có khi còn tẩm mỡ hoặc dầu ăn vào vảy mà rán.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Vị thuốc này phần nhiều đều được bao chế qua giấm, sao tẩm xong có màu vàng kim hoặc màu trắng vàng. Đó là những miếng phẳng bẹt có hình cánh quạt, hình tam giác, hình miếng trám hoặc hình lá chắn, ở giữa dày, chung quanh mỏng hơn, lớn bé không đều nhau. Bề mặt màu be đen hoặc be vàng, có ánh quang, phía chiều rộng có hàng chục nếp vân dọc và vân ngang xếp thứ tự ngay ngắn; Phía hẹp trơn bóng. Mặt bên trong màu nhạt hơn, ở chính giữa có một đường hình vòng cung nổi gồ lên theo hướng hình thoi nằm ngang, dưới đó có mấy đường vân nhỏ chạy song song với đường hình thoi. Chất sừng, nửa trong suốt, rắn, dai mà có tính đàn hồi, không dễ bẻ gẫy. Loại nào các miếng vảy có màu đen nâu hoặc màu vàng nâu, không sót da hoặc thịt trong vảy là loại tốt.

Tính vị và công hiệu:

Vị thuốc này tính hơi hàn, vị mặn, lợi về kinh can, vị. Có công hiệu thông kinh, xuống sữa, tiêu sưng trừ mủ, thông phong, thông các mạch dây thần kinh. Dùng cho người phong hàn, tê thấp, u sưng, nhọt độc, tắc tia sữa v.v…

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió.

Công dụng và liều dùng

Vảy Tê tê được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Vảy Tê tê. Dược liệu có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, có tác dụng lợi sữa, tiêu viêm, giảm đau, giải độc, chữa tắc tia sữa. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g, dưới dạng bột.

Dùng ngoài, Vảy Tê tê đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vết thương để cầm máu, thổi vào tai chữa viêm tai.

Bài thuốc

  • Chữa ít sữa: Vảy Tê tê (15g), lõi thông thảo (10g), cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa sốt rét: Vảy Tê tê (40g), hạt gấc (40g, đập vỡ vỏ, lấy nhân). Sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 12g với rượu vào lúc đói. (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa rắn cắn: Vảy Tê tê (5g), hà thủ ô đỏ (10g), bối mẫu (10g), bạch đậu (6g), quế chi (10g), hùng hoàng (5g), bạch chỉ (6g), bán hạ chế (6g), ngũ linh chi (5g). Tất cả ngâm với 1 lít nước cất và nửa lít cồn 90°.

Khi bị rắn cắn, uống 5 – 10ml mỗi ngày. Dùng vài ngày.

Ghi chú: Trong thiên nhiên, tê tê bị săn bắt nhiều nên số lượng đã giảm và nó đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Vị thuốc này có nhược điểm là hao khí thương huyết, người bị hư nhược nên thận trọng khi dùng hoặc kiêng dùng, người ung thư đã lở loét khi dùng cần thận trọng, loét lâu không thu miệng kiêng không dùng.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Xuyên sơn giáp đồn trư đề (Vảy Tê tê hầm chân giò)

Vảy Tê tê 30g

Vương bất lưu hành 15g

Chân giò 1 đôi

Hai vị thuốc trên rửa sạch, đựng trong túi vải mỏng, hầm chung với chân giò cho tới khi chân giò chín nhừ. Trước khi ăn pha chế thêm gừng, hành, muối ăn. Uống thang, ăn thịt.

Dùng cho phụ nữ sau khi đẻ bị thiếu sữa và tắc sữa.

Thâu kinh giải luyên phương (Bài thuốc thông kinh mạch, chống co gân)

Vảy Tê tê 9g – Tô mộc 9g

Đương qui 9g – Xuyên khung 5g

Thiên ma 9g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bai thuốc nay hoạt huyết, hoà tan sự tích tụ, thông kinh giảm đau.

Dùng cho người bị phong han tê thâp cản trở kmh mạch, khí huyết ngưng trệ dẫn tới viêm đau khớp, co duỗi khó khăn v.v…

Tiên phương hoạt mệnh ẩm (Bài thuốc tiên vì mạng sống)

Vảy Tê tê 10g – Song hoa 10g

Hoa phấn 10g – Bối mẫu 5g

Bạch chỉ 10g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc này có thể làm tiêu ung thư, chữa trĩ lậu, tẩy hết máu mủ, phục hồi những chỗ thịt thối rữa. Phàm những bệnh ung loét, nhọt bọc, ung vú, nhọt đầu đinh, phụ cốt âm thư, trĩ lậu tràng ung v.v… đều có thể sử dụng nó. Người mới bị, có thể tiêu sưng giảm đau, làm cho nó tự tiêu đi, nếu đã bị loét, có thể trừ mủ, hoá những chỗ rữa nát, làm cho nó sớm thu miệng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây