Bạch mao căn

Bạch mao căn là rễ cỏ tranh, còn gọi là Mao căn, Mao thảo căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh Imperata cylindrica (L) Beauv. var. major (Nees) c.E.Hubb. thuộc họ Lúa Poaceae ( Gramineae) mọc hoang khắp nước ở nước ta. Rễ tranh dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Thành phần chủ yếu:

Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid.

Vị thuốc bạch mao căn
Vị thuốc bạch mao căn – rễ cỏ gianh

Khí vị:

vị ngọt, tính hàn, không độc, vào Thủ thái âm, Túc thiếu âm và Túc dương minh kinh.

Chủ dụng:

Thông lâm lậu, lợi tiểu, thông bế tắc, trừ ứ huyết, trừ khách nhiệt ở Trường, Vị, chữa thổ huyết, nục huyết vì lao thương, bổ Trung tiêu, thêm khí, kiêm chữa tiêu khát, thanh Phế nhiệt, cắt cơn suyễn, trị vàng da do độc Rượu, làm cho ung nhọt vỡ mủ.

Liều dùng và chú ý:

uống và cho vào thang thuốc: 15 – 30g. Dùng tươi lượng gấp đôi, dùng nhiều có thể tới 250g đến 500g. Dùng tươi có thể giã lấy nước uống. Sao cháy chỉ để dùng cầm máu.

Nhận xét:

Rễ tranh trắng, vị ngọt, bẩm xung khí của Thổ và khí hóa của dương xuân để sinh ra, vị ngọt có thể bổ Tỳ, tuy khí hàn mà không phạm đến Vị khí, có thể chữa hư lao vậy.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Trung dược lâm sàng” nói Bạch mao căn thanh nhiệt ở huyết phận, lương huyết, chỉ huyết, không những thanh Phế, Vị, mà còn dẫn đường cho Tâm hỏa, lợi cho Bàng quang, chuyên dùng cho Tâm, Phế, Vị, Bàng quang.

“Thiên kim phương”

Chữa thổ huyết không chỉ dùng Bạch mao căn một nắm, sắc nước uống.

“Phụ nhân lương phương”

Chữa huyết nhiệt, ty, nục dùng Bạch mao căn sắc nước uống.

“Thánh huệ phương”

Chữa niệu huyết, dùng Bạch mao căn một nắm sắc nước uống.

Bạch mao căn lương huyết, thanh lơi thấp nhiệt, dùng chữa thấp nhiệt, hoàng đởm, như:

“Bổ khuyết trửu hậu phương”

Chữa hoàng đởm, cốc đởm, tửu đởm, lao đởm, hoàng hãn, dùng Bạch mao căn sắc nước uống.

“Hành giản trân nhu” -Hải Thượng Lãn Ông Chữa ôn bệnh, Dạ dày có phục nhiệt, khiến ngực đầy hơi xốc lên, sinh ọe, dùng Mao căn, Cát căn sắc nước uống.

“Dịch hầu thiển luận”

Bài Thanh yết hóa sa tiễn

Sinh địa         12g

Nhân trung hoàng 2g Mạch môn      8g

Bạch mao căn  8g

Xích thược       8g

Tê giác              lg

Địa cốt bì         8g

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa chứng dịch sa từng nốt đỏ tươi không đều, nóng rát, không có mồ hôi, trằn trọc, miệng khô khát, da khô, họng loétL lưỡi đỏ tía, mạch sác hữu lưc.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị tứ nghịch thang

Uất kim 10g, Thần khúc 10g, Mạch nha 15g, Đan sâm 10g- 15g, Hoắc hương 10g, Cam thảo 5g, Mao căn 10g, Liên kiều 10- 15g, Sài hồ 10g, Chỉ thực 10g, Bản lan căn 15-20g, Bạch thược 10g.

Có tác dụng sơ Can giải uất, thanh nhiệt, hòa Vị.

Chữa viêm Gan mạn tấn công, biểu hiện Gan to, hai bên Sườn đau chướng, tiểu tiện vàng đỏ, miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch huyền, hơi sác.

Trên lâm sàng dùng bài này gia giảm chữa bệnh viêm Gan mạn tính có kết quả tốt. (có thể phải uống vài chục thang).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây