Tang diệp

Tang diệp
Tang diệp

Tang diệp ( 桑叶 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tang diệp (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Thiết phiến tử (铁扇子).

+ Tên Việt Nam: Lá dâu.

+ Tên Trung văn: 桑叶 SANGYE

+ Tên Anh Văn: MulberryLeaf

+ Tên La tinh: Dược liệu FoliumMori; Morus alba L. nguồn gốc thực vật.

+ Nguồn gốc: Là lá của cây dâu thực vật Họ dâu tằm (Moraceae).

Thu hái

Giữa tháng 10~11 sau sương thu hái, bỏ đi tạp chất, phơi khô.

Bào chế

– Tang diệp: Giữa tháng 10~11 sau sương thu hái, bỏ đi tạp chất, phơi khô.ang diệp: Nhặt sạch tạp chất, xát vụn, sảy bỏ cành, sàng đi bụi vụn.

– Chích Tang diệp: Lấy Tang diệp sạch, thêm mật ong luyện chín và nước sôi chút ít, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, bỏ vào trong nối dùng lửa nhỏ sao đến không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Tang diệp, dùng mật ong luyện chín 20 ~ 25 cân).

Tính vị

– Trung dược học: Ngọt, đắng, lạnh.

– Nhật hoa tử bản thảo: Ấm, không độc.

– Cương mục: Vị đắng ngọt, lạnh, có độc.

– Y lâm tỏan yếu: Vị chua cay, lạnh.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Can.

– Cương mục: Vào kinh Thủ Túc Dương minh.

– Bản thảo kinh giải: Kinh Túc Thái dương bàng quang, kinh Thủ thiếu âm tâm, kinh Túc thái âm tỳ.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Phế.

Công dụng và chủ trị

Trừ phong thanh nhiệt, lương huyết sáng mắt.

Trị phong ôn phát sốt, đau đầu, mắt đỏ, miệng khát, phế nhiệt ho, phong tý, ẩn chẩn, chi dưới sưng da voi.

– Bản kinh: Trừ hàn nhiệt, ra mồ hôi.

– Đường bản thảo: Sắc nước lấy dịch đặc, trừ cước khí, thủy thũng, lợi đại tiểu tiện.

– Mạnh sân: Chích sắc uống, cầm khát, như cách uống trà.

– Đơn Khê tâm pháp: Sấy khô nghiền nhỏ, hòa uống nước cơm lúc bụng đói, cầm mồ hôi trộm.

– Bản thảo mông thuyên: Nấu nước nóng, rửa mắt trừ phong lệ (chứng ra gío chảy nước mắt), tiêu thủy thũng chân phù, hạ khí, lợi khớp xương.

– Cương mục: Trị lao nhiệt ho, sáng mắt, dài tóc.

– Bản thảo tòng tân: Tư táo, lương huyết, cầm máu.

– Bản thảo kính: Trị trường phong.

– Bản thảo cầu chân: Thanh Phế tả vị, lương huyết táo thấp.

– Bản thảo cầu nguyên: Ngừng ói máu, vết thương kim khí xuất huyết

– Sơn Đông Trung dược: Trị đau cổ họng, chân răng sưng đau, đầu mặt phù thũng.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 9g, hoặc cho vào hòan, tán. Dùng ngòai sắc nước rửa mắt. Tang diệp chế mật có thể tăng cường tác dụng nhuận Phế cầm ho, cho nên Phế táo ho dùng nhiều Tang diệp chế mật.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm hàm chứa ecdysterone, rutin, moracenin, quercetin, quercetin, scopolamine, scopolin v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thí nghiệm ngòai cơ thể thuốc sắc Tang diệp tươi có tác dụng ức chế đối với nhiều lọai khuẩn gây bệnh, khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, khuẩn liên cầy tan máu A v.v…, thuốc sắc có tác dụng ức chế leptospira (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị Thái âm phong ôn, nhưng ho, mình không nóng nhiều, hơi khát: Hạnh nhân 2 chỉ, Liên kiều 1,5 chỉ, Bạc hà 8 phân, Tang diệp 2,5 chỉ, Cúc hoa 1 chỉ, Khổ cánh 2 chỉ, Cam thảo 8 phân, Vĩ căn 2 chỉ. Nước 2 ly, sắc lấy 1 ly, ngày 2 lần.

(Ôn bệnh điều biện – Tang cúc ẩm)

+ Phương thuốc 2:

Trị phong mắt chảy nước mắt: ngày chạp tháng chạp lá dâu không rụng, sắc nước nóng ngày ngày rửa, hoặc cho vào Mang tiêu.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị hoắc lọan sau khi ói ỉa, phiền khát không ngừng, Tang diệp 1 nắm, cắt, dùng nước 1 chén to, sắc đến 5 phân, bỏ bã, uống ấm bất cứ lúc nào.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị đại trường thóat giang: Hòang bì tang diệp 3 thăng, sắc nước qua, còn nóng tẩm nước thuốc vào miếng bông đắp vào chổ bệnh đưa vào.

(Nhân trai trực chỉ phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị ung nhọt không thu miệng: Hòang tang diệp qua sương, nghiền nhỏ đắp vậy.

(Nhân trai trực chỉ phương)

+ Phương thuốc 6:

Cổ họng sưng đỏ, nhức răng: tang diệp 3 ~ 5 chỉ, sắc nước uống.

(Thượng Hải thường dùng Trung thảo dược).

+ Phương thuốc 7:

Trị chóang đầu hoa mắt: Tang diệp 3 chỉ, Cúc hoa 3 chỉ, Câu kỉ tử 3 chỉ, Thảo quyết minh 2 chỉ. Sắc nước uống thay trà.

(Sơn Đông Trung thảo dược thủ sách).

+ Phương thuốc 8:

Trị dao đầu phong (lưỡi thò ra, chảy nước trong, liên tục đong đưa đầu):

Tang diệp 1 ~ 2 chỉ, sắc nước uống.

(Giang tây- Thảo dược thủ sách).

+ Phương thuốc 9:

Lô căn thang: Tang diệp 20g, Lô căn 60g, Ngư tinh thảo 60g, Bạch mao căn 60g, Thích hòang bá 30g. Sắc nước uống (Lọai tươi càng tốt), ngày 1 thang, liên tục uống thuốc, kiểm tra lại định kỳ, sau khi trị khỏi ngừng thuốc, liệu trình điều trị thường 14 ~ 47 ngày, tất cả điều trị 72 ca Phế nùng thũng (Sưng mủ phổi : pulmonary abscess), hiệu quả điều trị khá tốt.

(Hoa tây y học, 1993, 2: 158)

+ Phương thuốc 10:

– Chủ trị: Đêm đổ mồ hôi trộm.

– Thành phần: Sương Tang diệp 100g.

– Cách dùng: Sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 9g, nước cơm tống uống, 1 ngày 2 lần, uống liên tục 5 ngày.

+ Phương thuốc 11:

– Chủ trị: Viêm kết mạc mắt, viêm giác mạc, viêm mống mắt gấy mắt đỏ rít đau hoặc mắt đỏ chảy nước mắt.

– Thành phần: Đông Tang diệp 12g, Bạch cúc hoa 9g.

– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Đồng thời dùng Tang diệp lượng thích hợp, sắc nước rửa mắt.

+ Phương thuốc 12:

– Chủ trị: Bệnh cao huyết áp.

– Thành phần: Tang diệp 10g, Dã cúc hoa 9g, Hạ khô thảo 15g.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây