Tác dụng chữa bệnh của cây quế

Vị thuốc Đông y

QUẾ

Tên khác:

Quế đơn, nhục quế, quê Trung Quốc, mạy quẻ (Tày), kía (Dao). Tên khoa học: Cinnamomum cassia Blume Họ Long não (Lauraceae)

MÔ TẢ

Cây to, cao 10 – 15m, có khi hơn. Cành màu nâu, nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày và cứng, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới hơi có lông, màu xám tro, gân 3 nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá to, có rãnh.

Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá gần ngọn, bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài có lông nhỏ.

Quả hạch có cạnh, đài tồn tại có phiến nguyên hoặc chia thùy.

Mùa hoa: tháng 4 – 7; mùa quả: tháng 10 – 12.

Ngoài ra, còn nhiều loài quế khác cũng được dùng với công dụng tương tự như quế quan hay quế ống, quế Thanh hay quế Quỳ, quế rành hay quế xanh.

Vị thuốc Nhục quế trong thận khí hoàn
Vị thuốc Nhục quế

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, quế phân bố tập trung ở vùng nhiệt đối châu Á.

Ở Việt Nam, có 3 loài là cây trồng. Những vùng trồng quê nổi tiếng trong cả nước như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam… Quế mọc hoang thường thấy trong các kiểu rừng kín thường xanh.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Vỏ thân quế được thu hoạch mỗi năm hai lần vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9. Thường người ta chỉ lấy vỏ ở cây quế có đường kính thân từ 20cm trở lên. Phần vỏ lấy từ cách mặt đất 0,4m đến l,2m gọi là quế hạ căn, phần vỏ từ l,2m trở lên đến chỗ phân cành thứ nhất là quê thượng châu (loại tốt nhất), vỏ lấy ở cành to gọi là quế thượng biểu, vỏ bóc ở cành nhỏ là quế chi. Đem phơi vỏ ở nắng nhẹ hay trong râm cho khô dần. Có thể chế biến quế theo cách làm như sau:

Rửa sạch vỏ, để ráo nước, buộc hai phiến với nhau, ử trong lá chuối khô từ 2 đến 3 ngày đêm, khi thấy có mùi thơm và mặt trong vỏ có màu nâu đen bóng thì dỡ ra lau. Buộc phiến quế vào ống nứa, rồi phơi nắng nhẹ cho khô dần. Hàng tuần, cởi phiến ra lau mặt trong cho đến khi khô là được. Phơi thật khô mối bảo quản.

Lá quế cũng được cất lấy tinh dầu để sử dụng.

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, quế rừng mọc tự nhiên tốt hơn quê trồng, vỏ ở cây quê càng già càng tốt (thường từ 20 năm trở lên), vỏ dày, nhiều dầu, mùi thơm, vị ngọt trước sau cay được gọi là ngọc quế. Quê được ủ tốt hơn quế không ủ. vỏ quê mỏng thường được dùng chế gia vị và làm hương liệu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Vỏ quế chứa tinh dầu với hàm lượng 1 – 4%, tanin, dầu béo, chất nhựa, gôm, đường, protein, calci oxalat. Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic (giá trị của tinh dầu quế phụ thuộc vào tỷ lệ hoạt chất này cao hay thấp – 65 – 95%).

Ngoài ra, vỏ quế còn chứa p-sitosterol, acid vanilic, cholin, dẫn chất của ílavonol, procyanidin, coumarin, acid cinnamic…

Lá quế chứa tinh dầu cao nhất vào tháng 3 – 8, hàm lượng chung: 0,80 – 1,00%.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Hoạt chất aldehyd cinnamic trong tinh dầu quế có tác dụng diệt khuẩn như tụ cầu vàng, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, trực khuẩn lao, phế cầu khuẩn…

Tinh dầu quế có tác dụng diệt nấm, chống viêm, chống dị ứng.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong y học cổ truyền, quế được coi là một trong 4 vị thuốc quý: Sâm, nhung, quế, phụ. Dược liệu có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ dưỡng, hồi sinh, làm nóng, giảm đau, sát khuẩn, chống nôn, kích thích. Thường được dùng làm thuốc cấp cứu trong những trường hợp chân tay lạnh, mạch nhỏ, đau bụng quặn, tả lỵ, với liều dùng hàng ngày 1 – 4g dưới dạng thuốc hãm hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Quế chi là thành phần trong rượu hội chữa rắn cắn cùng với hà thủ ô đỏ, bạch chỉ, bán hạ chế, bối mẫu, hùng hoàng, xuyên sơn giáp…

Rượu quế được dùng làm nóng, kích thích tiêu hóa. Tinh dầu quế được bào chê cùng nhiều tinh dầu khác trong các loại cao xoa, dầu nước có tính sát khuẩn, giảm đau.

Chú ý: Phụ nữ có thai, những người âm hư, dương thịnh không nên dùng quế.

BÀI THUỐC

  • Chữa tiêu chảy, vỏ thân quế (4g), hạt cau già (4g), gừng nướng (2 lát), gạo rang vàng (10g). Tất cả tán nhỏ, trộn đều, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Biệt dược “Tế chúng thủy” chữa tiêu chảy rất tốt gồm quế (10g), hồi (10g), đại hoàng (20g), long não hay bạc hà băng (20g), gừng tươi (25g). Tất cả tán nhỏ, ngâm rượu 70° để được một lít. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5ml.

  • Chữa cảm, sốt, ra nhiều mồ hôi: Quế chi (8g), thược dược (6g), cam thảo (6g), sinh khương (6g), táo tàu (4 quả). Sắc uống làm 3 lần trong ngày.
  • Chữa nôn mửa khi có thai: Quế chi (8g), bạch thược (12g), đại táo (8g), cam thảo (6g), sinh khương (6g). sắc uống.

Chữa mụn nhọt có mủ: Quế (10g), hành (2 củ), giã nhỏ, đắp, băng lại. Ngày làm một lần.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận