Tên khoa học:
Akebia trifoliata (Thunb) Koidz. Họ khoa học : Họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Tiếng Trung: 木通
Tên khác : Thông thảo, Phụ chi (Bản kinh), Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo), Đinh phụ (Quảng nhã), Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú), Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận), Yến phúc, Mã phúc (Tân tu bản thảo), Hoạt huyết đằng (Nam dược – Trung thảo dược học).
Phân bố:
Mộc thông là một vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không thống nhất. Người ta đã thống kê, phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc hương, Mao lương (Rauunculaceae) cho vị thuốc mang tên mộc thông.
Tại Việt Nam, cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông. Khi sử dụng cần chú ý theo dõi.
Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cây thường được dùng nhất.
Thành phần hóa học:
Trong mộc thông mã dậu linh hay quan mộc thông (Hocquartia mashuriensis) người ta chiết ra được 0,091% chất có tinh thc màu vàng, độ chảy 281-2830.
Trong mộc thông Nhật Bản (Akehia qui na ta Decne) người ta đã lấy được một loại glucozit gọi là akebin khi thủy phân sẽ được akebigenin, glucoza và rhamnoza (Tạp chí hóa học Nhật Bản 48, 49, 1927-1928). Ngoài ra còn có hederagenin và axit oleanolic hay caryophylin (Dược học tạp chí 60, 1940).
Tác dụng dược lý:
Năm 1955, Cao ứng Đầu và Chu Nhĩ Phương đã dùng mộc thông Akehia quinata chế thành thuốc rượu 25%, bốc hết rượu đi rồi tiêm vào màng bụng thỏ (2ml cho 1kg thể trọng) cho thuốc liên tục trong 5 ngày kết quả thấy tác dụng lợi tiểu rõ rệt, thí nghiệm còn cho biết tác dụng lợi tiểu đó không do thành phần muối trong mộc thông (độ tro).
Năm 1956, Tưởng Bá Thành, Triệu Tử Đạt và Ngụy Nguyên Giang đã dùng mộc thông mã linh (Aristoỉochia manshuriensis) chế thành thuốc sắc 1:1 (1ml tương đương 1g dược liệu) tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã đánh mê bằng phenolbacbital (với liều 0,1g cho 1kg thể trọng), rồi dùng ống để lấy nước tiểu, kết quả không thấy tác dụng lợi tiểu tiện, mà lại còn thấy có lúc nước tiểu giảm xuống.
Năm 1957, Trần Quân Văn ở Bộ môn dược lý Viện y học Thượng Hải báo cáo đã theo dõi người uống mộc thông (5 lần, mỗi lần 3g mộc thông) thì thấy có tác dụng lợi tiểu.
Năm 1954, theo báo cáo của Chu Nhan, mộc thông còn có tác dụng tăng huyết áp (tiêm dung dịch mộc thông vào mạch máu chó đã gây mê). Tưởng Bá Thành và những người cộng tác cũng đi tới cùng một kết luân, tuy nhiên đối với một vài con thỏ thì không thấy hiện tượng tăng huyết áp; ngược lại, huyết áp lại hạ xuống, Chu Nhan dùng mộc thông bán ở Bắc Kinh, còn Tưởng Bá Thành thì dùng mộc thông bán ở Nam Kinh.
Nước sắc mộc thông mã đậu linh dùng với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn đối với tim cô lập của cóc như sức co bóp của tim mạnh lên, ngược lại liều lớn có tác dụng làm yếu sức co bóp của tim, cuối cùng đi tới tim ngừng đập ở thể tim giãn, liều trung bình thì làm cho tâm thất ngừng ở trạng thái tâm thu, còn tâm nhĩ ngừng ở thể tâm giãn. Tác dụng này khác với tác dụng của ion canxi, nhưng cả hai vị lại có tác dụng hiệp đồng.
Liếu nhỏ nước sắc mộc thông có tác dụng hưng phấn đối với tim cóc tại chỗ, nhưng với liều lớn lại làm cho tim ngừng ở thể tâm thu, đối với tim cô lập của chuột bạch thì có tác dụng kích thích.
Nước sắc mộc thông có tác dụng kích thích đối với mẩu ruột cô lập của chuột nhắt, nhưng đối với tử cung cô lập của chuột nhắt thì dù là chuột có chửa hay không đều thấy có tác dụng ức chế.
Chu Nhan còn phát hiện trên lâm sàng thấy nước sắc mộc thông có khi gây nôn. Người lớn uống với liều 15g một lần hay hơn thì sau 30-60 phút thấy nôn mửa.
Liều dùng:
6 – 12g.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: với liều 0,5g/Kg, tiêm vào phúc mạc thỏ, có tác dụng lợi tiểu. Uống 3g ( 3 lần), lượng nước tiểu tăng, nhưng trong nước tiểu lượng Cl giảm.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết cồn 1:20 có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn Gram dương và lị trực khuẩn, trực khuẩn thương hàn.
Khí vị:
Vị cay, ngọt mà nhạt, khí bình vị bạc, tính hàn mà giáng xuống, là âm ở trong dương dược, vào kinh Túc thiếu âm, Túc thái dương, cũng vào kinh Thủ thiếu âm và Thủ thái dương.
Chủ dụng:
Ngọt nhạt nhẹ xốp thông với Tâm bào ở trên, giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, tả hỏa uất không tan ở Tiểu trường, giải thủy bế ở Bàng quang, tiêu sưng ung nhọt, khỏi hoàng đản mắt vàng, chỉ nôn mửa, thông tai điếc, phát âm thanh, khỏi tịt mũi, thông kinh, xuống sữa, thôi sinh, dễ đẻ, trụy thai, mở “quan cách”, dẫn thấp nhiệt đi xuống, thông lợi khớp xương, mạch máu, thông 9 khiếu và 5 chứng lâm. Một thuyết nói: giống Hổ phách.
Cấm kỵ:
Tính hàn, thông lợi, phàm chứng hoạt tinh, khí hư, trong không có thấp nhiệt và chứng hư thì cấm dùng, có thai cũng kiêng.
Cách chế:
Chọn cái mập mà trắng, bỏ vỏ và mắt để dùng.
Nhận xét:
Mộc thông bẩm thụ thanh khí của mùa Thu, được cả vị ngọt nhạt của đất, có thể giúp khí mùa Thu giáng xuống, cho nên lợi tiểu tiện, chuyên chủ tả khí trệ, là thuốc của 3 kinh Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang.
Phàm tạng Phế bị tà nhiệt thì nguồn khí thoát tuyệt mà hàn thủy đứt dòng thì nên dùng vị ngọt nhạt này để tả.
Nếu Quân hỏa (Tâm) sinh ra tà thì nên dùng Mộc thông, nếu Tướng hỏa (Thận) sinh ra tà thì nên dùng Trạch tả.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Trung dược lâm sàng” so sánh Mộc thông và Thông thảo như sau: Mộc thông và Thông thảo đều là thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, thông hành kinh lạc. Nhưng Thông thảo ngọt, đắng, tính lương, sắc trắng, khí vị nhẹ nhàng, tiết Phế, lợi tiểu tiện, thông sữa, tuyên Thượng khiếu. Mộc thông vị đắng, lực tiết giáng mạnh, sở trường tiết hỏa, kiêm thông khí huyết, lợi 9 khiếu.
“Tiểu nhi dược chứng trực quyết”
Bài Đạo xích tán
Sinh địa, Mộc thông, Cam thảo tiêu, lượng bằng nhau, cùng tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần sắc 12g với lá tre, uống nóng sau bừa ăn. Có tác dụng thanh Tâm, lợi thấp.
Trị Tâm kinh nhiệt thịnh, miệng khát, mặt đỏ, người nóng bứt rứt, miêng lưỡi lở, tiếu ít, đỏ, có lúc tiêu buốt.
Gia giảm: Nếu Tâm phiền nhiệt thêm Hoàng liên để thanh Tâm hỏa.
Nếu tiểu buốt, tiểu ra máu thêm Hạn liên thảo, Tiểu kế, Cù mạch để thanh nhiệt, lương huyết, thông lâm.
Nếu viêm bể Thận cấp, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đau thêm Tiểu Phượng vĩ thảo, Trân châu mẫu, Bạch mao căn để tăng tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Phục phương đan sâm ẩm
Sắc, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Có tác dụng ôn dương, hành khí, thông kinh, hoạt lạc. Chữa đau thắt động mạch vành tim.
Bài Sơ tạc ẩm tử (Tế sinh phương)
Khương hoạt, Binh lang, Thương lục, Tiêu mục, Mộc thông, Trạch tả, Tần giao, Đại phúc bì, Phục linh bì, Xích tiểu đậu, đều 12g, thêm Hương bì.
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Có tác dụng chữa toàn thân thủy thùng, suyễn, ho, miệng khát, đại tiện không thông.
Chú ý: Bài này là lấy thủy thũng toàn thân làm chủ chứng, “Chu xa hoàn” lại lấy bụng sưng trướng nước ở trong làm chủ chứng.
“Ôn nhiệt kinh vĩ”
Bài Cam lộ tiêu độc đan
Hoạt thạch 60g, Hoàng cầm 40g, Thạch xương bồ 24g, Nhân trần 44g, Liên kiều 16g, Xuyên bối mẫu 20g, Bạch đậu khấu 16g, Mộc thông 20g, Hoắc hương 16g, Xạ can 20g, Bạc hà 16g.
Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, liều uống 12-16g, ngày 2 lần.
Chữa bệnh thấp ôn mới mắc, tà còn ở khí phận, thấp nhiệt đều nặng, mình nóng, mỏi mệt, ngực bụng trướng đầy, không mồ hôi mà phiền, hoặc ra mồ hôi mà nhiệt không lui, táo bón, tiểu tiện đỏ, hoặc ỉa lỏng mùi phân rất hôi, hoặc họng đau má sưng rêu lưỡi vàng nhớt hoăc dày nhớt.
“Y tông kim giám”
Bài Tả tâm đạo xích tán
Mộc thông 16g, Sinh địa hoàng 40g, Cam thảo 8g, Đăng tâm 6g, Hoàng liên 6g.
Cùng tán nhỏ, liều uống 4-8g, ngày 3 lần.
Chữa trẻ em Tâm kinh có nhiệt dẫn đến chứng lưỡi lè ra, mặt đỏ, phiền khát, tiểu tiên đỏ rít.
“Nhãn khoa toản yếu”
Bài Trừ thấp thang
Liên kiều 8g, Hoạt thạch 10g, Xa tiền tử 8g, Kinh giới 8g, Bạch linh 8g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 4g, Mộc thông 6g, Trần bì 4g, Phòng phong 8g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 4g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Chữa toét mắt, ngứa nhiều thuộc loại thấp nhiệt thịnh. “Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Ngũ lâm tán
Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thẩm thấp.
Chú ý: lượng các vị thuốc có thể thêm, bớt sao cho thích hợp Những người đái ra cát sỏi, đái không hết, đái ra như cao, đái khỏ, đái huyết đều do lao lực và các bệnh khác gây nên,
viêm niệu đạo. viêm Bàng quang, có khi viêm Ruột thừa, bị lậu do có thực nhiệt đều có thể dùng bài này.
Những người bụng dạ yếu nên dùng bài Thanh tâm liên tử thang (Liên nhục, Mạch môn, Bạch linh, Nhân sâm, Xa tiền, Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Địa cốt, Cam thảo)
Bài Tiểu kế ẩm tử (Tế sinh phương)
Tiểu kế 20g, Hoạt thạch 40g, Bồ hoàng 12g, Mộc thông 6g, Ngẫu tiết 12g, Sinh địa 40g, Đương quy 12g, Cam thảo 4g, Chi tử 12g, Trúc diệp 12g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu thuộc chứng huyết lâm do nhiệt kết ở Hạ tiêu.