Linh chi ( 灵芝 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Linh chi (Xuất xứ: Thần nông bản thảo kinh)
+ Tên khác: Xích chi (赤芝), Hồng chi (红芝), Mộc linh chi (木灵芝), Khuẩn linh chi (菌灵芝), Vạn niên khuẩn (万年蕈), Linh chi thảo (灵芝草).
+ Tên Anh văn: Lucid Ganoderma.
+ Tên Trung văn: 灵芝 LINGZHI.
+ Tên la tinh: ① Tử chi (Bản kinh) Ganoderma japonicum (Fr.)Lloyd,② Xích chi dược liệu Ganoderma Lucidum seu Sinensi, nguồn gốc thực vật Ganoderma lucidum(Leyss. Ex Fr.)Karst.
+ Nguồn gốc: Là tử thực thể khô của Xích chi ganoderma lucidum(leyss.ex fr.) karst.hoặc Tử chi ganoderma sinense zhao,xu et zhang họ Đa Khổng Khuẩn.
Dược liệu
Chất bẩn (suberin) mũ nấm, hình quả cật, sắc nâu đỏ,, tía đỏ hoâc tía tối, dạng sơn sáng láng, gân chóp hình vòng, vết nhăn dạng tỏa ra, kích cở và hình thái thay đổi rất lớn, mũ nấm của cá thể lớn là 20 x 10 cm, dày 2 cm, cá thể bình thường là 4x3cm, dày 0,5 ~1 cm, mặt dưới có vố số lỗ nhỏ, miếng ống sắc trắng hoặc sắc nâu nhạt, trong mỗi mm có 4~ 5 cái, miệng ống hình tròn, vách trong là lớp tử thực (nhân), bào tử sản sinh ở ngay đỉnh gánh. Mọc bên cuống nấm, rất ít mọc lệch, mọc ở đường kính mủ nấm, sắc nâu tía đến sắc đen, có dạng sơn bóng láng, chất cứng. Bào tử nõan hình tròn 8 ~ 11 x7 cm, 2 lớp vách, vách trong sắc nâu, mặt ngòai có bướu nhỏ, vách ngòai không màu trong suốt.
Mùa hè, mùa thu phần nhiều mọc ở bên cạnh trụ gổ của cây lá rộng, hoặc trên đầu cây, cây đứng, cây ngã trong rừng, có khi cũng mọc ở trên cây lá kim, có nuôi trồng.
Sản xuất ở An Huy, Giang Tây, Phúc kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.
Tính vị
Vị ngọt, bình (Trung dược học).
Qui kinh
Vào kinh Tâm, Phế, Can, Thận (Trung dược học).
Công hiệu
Bổ khí ích huyết, dưỡng tâm an thần, cầm ho bình suyễn.
– Thần nông bản thảo kinh: Tử chi vị ngọt ấm, chủ tai điếc, lợi khớp xương, giữ thần ích tinh, cứng gân xương, đẹp nhan sắc, uống lâu nhẹ mình, kéo dài tuổi thọ không già.
– Dược tính luận: Giữ thần ích thọ.
– Bảo thảo cương mục: Điều trị hư lao.
Ứng dụng
+ Tâm thần không yên, mất ngủ, tim hồi hộp: Bổn phẩm vị ngọt tính bình, vào kinh Tâm, năng bổ Tâm huyết, ích Tâm khí, an tâm thần, cho nên có thể dùng trị khí huyết không đủ, tâm thần không được nuôi dưỡng gây ra chứng tâm thần không yên, mất ngủ, tim hồi hộp, nhiều mộng, hay quên, cơ thể tinh thần mệt mỏi, ăn ít v.v…. Có thể đơn dụng nghiền bột uống, hoặc cùng dùng với Đương qui, Bạch thược, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Long nhãn nhục v.v…
+ Ho suyễn đàm nhiều: Bổn phẩm vị ngọt năng bổ, tính bình thiên ấm, vào kinh Phế, bổ ích Phế khí, ôn Phế hóa đàm, cầm ho bình suyễn, thường có thể trị chứng đàm ẩm, thấy hình hàn ho, đàm nhiều khí suyễn, nhất là hiệu quả điều trị khá tốt đối với thể đàm thấp và thể hư hàn. Có thể đơn dụng hoặc cùng dùng với thuốc ích khí liễm Phế, ôn dương hóa ẩm Đảng sâm, Ngũ vị tử, Can khương, Bán hạ v.v…
+ Chứng hư lao: Bổn phẩm có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, cho nên thường dùng trị chứng hư lao hơi ngắn, không muốn ăn uống, tay chân nghịch lãnh, hoặc phiền táo miệng khô v.v…thường phối ngũ với thuốc bổ hư Sơn thù du, Nhân sâm, Địa hòangv.v… như Tử chi hòan (Thánh tế tổng lục).
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống 6 ~ 12g; Nghiền bột uống 1,5 ~ 3g.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
– Chủ yếu hàm chứa amino acid, polypeptide, protein, fungal lysozyme, và cùng glucide (còn raw sugar và amylase), ergosterol, triterpenes, coumarin glycosides, tinh dầu bay hơi, stearic acid, benzoic acid, alkaloids, vitamin B2 và C v.v…; bào tử còn chứa mannitol, trehalose v.v… (Trung dược đại từ điển).
– Bổn phẩm hàm chứa Polysaccharides, nucleoside, furans, sterols, alkaloid, triterpenes, lọai dầu mỡ, nhiều lọai amino acids và proteins, enzymes, organic germanium cùng nhiều lọai nguyên tố vi lương v.v… (Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
– Polysaccharides Linh chi có tác dụng điều tiết miễn dịch, giáng đường huyết, giáng mỡ máu, chóng ô xy hóa, chống suy lão và chống u bướu; Triterpenoids có thể sạch hóa huyết dịch, bảo vệ công năng gan; Phân biệt thuốc chế nhiều lọai Linh chi có tác dụng trấn tĩnh, chống kinh quyết, cường tâm, chống rối lọan nhịp tim, giáng áp, trấn ho bình suyễn; ngòai ra Linh chi còn có tác dụng chống đông máu ức chế tiểu cầu tụ tập và chống dị ứng (Trung dược học).
– Theo thí nghiệm ở động vật, có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau đối với chuột bạch con. Có thể đề cao khả năng chịu lạnh, chịu thiếu ô xy của chuột bạch con, và hõan lại thời gian tử vong. Dùng Linh chi làm chủ phối hợp với Trung dược Bạch truật, Điền thất v.v… thì có thể đề cao tỉ suất sinh tồn của động vật rõ rệt, và có thể giúp động vật vượt qua thời kỳ nguy kịch nhất bệnh phóng xạ, làm cho bạch cầu khôi phục sớm hơn. Động vật bị chiếu xạ sau khi uống Linh chi có thể ăn uống tăng, cải thiện trạng thái tinh thần. Người bình thường uống Linh chi 20g, có thể giáng thấp tâm suất (heart rate) (Bách khoa tham bí).
- Phản ứng không tốt: Uống Linh chi không có phản ứng xấu, nhưng dịch tiêm Linh chi có phản ứng dị ứng, thường sau khi tiêm 20 ~ 30 phút, nhẹ thì nổi mày đay, hỏang sợ hơi ngắn, ngực khó thở, đau bụng, đau bao tử, nôn mửa, đầu họng phù, nặng thì xuất hiện ngất tính dị ứng hoặc viêm não dị ứng.
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
– Chủ trị: Chứng bạch cầu giảm ít.
– Thành phần: Linh chi 10g, Táo đỏ 10 trái.
– Cách dùng: Sắc nước uống.
+ Phương thuốc 2:
– Chủ trị: Đau thần kinh bao tử.
– Thành phần: Linh chi 3 ~5g, Thanh mộc hương 6g.
– Cách dùng: Sắc nước uống.
+ Phương thuốc 3: – Chủ trị: Viêm gan truyền nhiễm cấp tính
– Thành phần: Linh chi 10g, Nhân trần 30g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 10 ~ 15 ngày.
+ Phương thuốc 4: – Chủ trị: Chứng cholesterol máu cao
– Thành phần: Linh chi 10g.
– Cách dùng:Cắt nhỏ, sắc nước 3 lần, phân 2 ~ 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 5:
– Chủ trị: Hen suyễn dị ứng.
– Thành phần: Linh chi 16g, Bán hạ 3,5g, Tô diệp 6g, Hậu phác 3g, Phục linh 9g.
– Cách dùng: Đường phèn sắc nước, 1 ngày phân 2 ~ 3 lần uống.
+ Phương thuốc 6: – Chủ trị: Viêm phế quản mạn
– Thành phần: Linh chi 9g, Nam sa sâm, Bắc sa sâm mỗi vị 6g, Bách hợp 9g.
– Cách dùng: Sắc nước uống.