Liên Kiều

Liên Kiều
Liên Kiều

Tên khoa học:

Forsythia suspensa Vahl. Họ khoa học: Họ Nhài (Oleaceae).

Tên khác:

Dị Kiều (Nhĩ Nhã), Đại liên tử (Đường Bản Thảo), Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Luận), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Không Kiều, Không xác (Trung Dược Chí), Lạc kiều (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).

 

Mô Tả:

Cây cao 2-4m. Cành non hình gần như 4 cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt ruột rỗng, bì không rõ. Lá đơn, phiến lá hình trứng, dài 3-4cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều. Cuống lá dài 1-2cm. Lá thường mọc đối. Hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thùy, đài cũng hình ống, trên cũng xẻ thành 4 thùy, 2 nhị, nhị thấp hơn tràng. Một nhụy 2 đầu nhụy. Quả khô hình trứng, dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, 2 bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hoặc chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, trong quả có nhiều hạt nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại 1 ít.  (rễ gọi là Liên thiều, khi dùng bỏ cùi, bỏ ruột)

Địa lý:

Đa số nhập của Trung Quốc.

Thu hái:

Quả xanh hái vào tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi rồi đem phơi khô. Quả gìa hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, phơi khô.

Bộ phận dùng:

Quả khô.

Mô tả dược liệu:

Liên kiều hình trứng, dài 1,6-2,3cm, đường kính 0,6-1cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhăn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt (Dược Tài Học).

Bào chế:

Rửa sạch, bỏ tâm dùng vỏ hoặc chỉ dùng có tâm hoặc dùng Liên kiều kèm cả tâm và vỏ.

Bảo quản:

Tránh ẩm.

Khí vị:

Vị đắng cay, hòa bình, tính mát, không độc, khí vị đều bạc, nhẹ nổi mà đưa lên, là thuốc dương trong âm dược, vào kinh Thủ thiếu dương và Thủ dương minh, cũng vào cả Thủ thiếu âm Tâm kinh.

Chủ dụng:

Chủ tán khách nhiệt ở Tâm kinh, thanh thấp nhiệt ở Tỳ, Vị, tán các thứ hỏa uất, tiêu các thứ hỏa trệ, thanh hỏa ở 6 kinh, giải huyết kết mọi nơi, lợi kinh nguyệt, thông 5 chứng lâm, tiêu ung thư, tan thũng độc, khí tụ, huyết đông, mọi thứ ung nhọt trẻ em.

Kỵ dụng:

Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì chớ dùng, hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng, tính lại đắng hàn, uống nhiều thì sẽ kém ăn, và Tỳ, Vị yếu, ỉa phân sệt thì đừng dùng.

Nhận xét:

Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tán uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của Thiếu âm Tâm kinh. Tâm hỏa thanh được thì mọi hỏa cũng thanh được, phàm mọi chứng sang lở, đau ngứa đều thuộc Tâm hỏa, cho nên các bệnh sang lở, đau ngứa ngoài da đều lấy nó làm thuốc cốt yếu.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện” Bài Ngân kiều tán

Kim ngân hoa 8-12g      Liên kiều 8-12g

Cát cánh     6-12g

Ngưu bàng tử 8-12g Trúc diệp 6-8g

Cam thảo 2-4g

Tất cả cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 24g với nước sắc Vị căn (sắc thấy thuốc bốc mùi thơm là được, không sắc lâu mất chất).

Trị phong ôn ở kinh Thái âm, ôn nhiệt, ôn dịch, ôn đông, lúc món phát bệnh, nóng mà không khát, không mồ hôi hoặc mồ hôi khó ra, đau đầu, ho, đầu lưỡi đỏ, rêu trắns nhat hoăc hơi vàns, mạch phù sác.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Kiều hà thang

Bạc hà 6g Cát cánh 8g
Chi tử bì 6g Cam thảo 4g
Liên kiều 6g Lục đậu bì 8g

Sắc uống ngày 2 thang.

Trị táo khí hóa đờm, thanh khiếu không thông, biểu hiện ho khan, đờm khó khạc, đầu váng, mắt sưng đỏ đau, tai ù. (tai ù thêm Linh dương giác, Khổ đinh trà, mắt đỏ thêm Tiên Cúc diệp, Khổ đinh trà, Hạ khô thảo, họng đau thêm Ngưu bàng tử, Hoàng cầm)

Liên kiều thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, dùng chữa thấp nhiệt, hoàng đản, tiểu tiện không lợi.

“Thương hàn luận”

Bài Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang

Ma hoàng 8g              Đại táo 3 quả

Liên kiều       8g         Tang bạch bì 15g

Hạnh nhân 40 hạt       Sinh Khương 8g

Xích tiểu đậu 50g       Trích cam thảo 8g

Trị thương hàn ứ nhiệt ở trong, tiểu tiện không lợi, mình mẩy vàng rực.

Cận đại dùng trong chứng nổi mề đay, thủy thũng thuộc thể thấp nhiệt.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Thanh thượng phòng phong thang

Xuyên khung 6g, Hoàng cầm 6g, Liên kiều 6g, Hoàng liên 3g, Bạch chỉ 6g, Cát cánh 6g, Phòng phong 6g, Kinh giới 3g, Bạc hà 3g, Chỉ thực 3g, Cam thảo 3g, Chi tử 5g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu phong ở Thượng tiêu.

Chữa phong ở phần trên do xung huyết. Tuổi thanh niên khí lực mạnh, nổi mụn trứng cá trên mặt, các loại viêm da ở phần trên, xung huyết mắt, mũi đỏ, viêm Tai giữa, viêm lợi răng và nhiều loại rối loạn tố chức da mặt, da đầu đều có thể dùng bài này.

“Ôn nhiệt kinh vị”

Bài Thanh tâm lương cách tán

Có thể chuyển thành thuốc thang, sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa dịch sởi mới phát, viêm họng thể nhiệt sau cảm cúm.

“Tâm đắc thần phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Tư âm giải thác phương

Thục địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo, Tạo giác thích, Thiên trùng, Sơn dược (dùng sống có tác dụng tiêu độc), Thổ bối mẫu, Xuyên sơn giáp. ( Định lượng từng vị theo chứng trạng từng bệnh nhân cụ thể cho phù hợp.) sắc uống.

Chữa ung độc.

Trong bài này ngoài các vị tiêu độc, chỉ có vị Thục địa là tư âm, dùng cho người âm hư, khác bài Bài nùng thác lý trị khí huyết phương có kiêm bổ cả khí huyết, dùng cho người khí huyết đều hư. (xem vị Kim ngân).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây