Kê huyết đằng

Kê huyết đằng ( 鸡血藤 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Kê huyết đằng (Xuất xứ: Cương mục thập di)

– Tên khác: Huyết phong đằng (血风藤).

– Tên Trung văn: 鸡血藤Jixueteng

– Tên Anh văn: Suberect Spatholobus Stem, Stem of Suberect Spatholobus

– Tên La tinh: Spatholobus suberectus Dunn

[Butea suberecta (Dunn)Blatter]

– Nguồn gốc: Là thân dây của Mật hoa đậu, Bạch hoa dầu ma đằng, Hương hoa nham đậu đằng hoặc Lượng diệp nham đậu đằng v.v…thực vật họ Đậu (Leguminosae).

Phân bố

Chủ yếu sản xuất ở các vùng Quảng Tây, Vân Nam v.v…

Thu hoạch

Cả năm có thể thu hoạch, hoặc tháng 9~ 10 thu hoạch, cắt thành đoạn dài chừng 40 cm, phơi khô.

Bào chế

Dùng nước thấm ướt, cát lát, hoặc sau khi hấp mềm thừa nóng cắt lát, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Đắng, ngọt, ấm.

– Ẩm phiến tân tham: Đắng sáp thơm, hơi ngọt.

– Bản thảo chính nghĩa: Ấm.

– Trung thảo dược học – Giang Tây: Đắng ấm, hơi ngọt.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Tỳ.

– Công hiệu –

Hành huyết bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc.

Kê huyết đằng
Kê huyết đằng

– Bản thảo tái tân: Bổ trung táo vị.

– Ẩm phiến tân tham: Bỏ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch. Trị thử sa, phong huyết tý chứng.

– Hiện đại thực dụng Trung dược: Là thuốc bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại. Còn dùng vào phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v…, có công hiệu hoạt huyết trấn thống.

Ứng dụng

  1. Kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh bế. Bổn phẩm đắng mà không táo, ấm mà không liệt, hành huyết tán ứ, điều kinh giảm đau, tính chất hòa hoãn, đồng thời lại liêm tác dụng bổ huyết, phàm phụ nữ có chứng bệnh kinh nguyệt huyết ứ và huyết hư đều có thể ứng dụng. Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh bế do huyết hư, có thể phối ngũ cùng dùng với Đương qui, Xuyên khung, Hương phụ v.v…; trị kinh nguyệt không điều , thống kinh, kinh bế do huyết hưthì phối hợp dùng với Đương qui, thục địa, Bạch thược v.v…
  2. Phong thấp tý thống, tay chân tê, chi thể tê liệt và huyết hư vàng héo. Bổn phẩm hành huyết, dưỡng huyết, thư cân hoạt lạc, là thuốc thường dùng điều trị chứng bệnh kinh mạch không sướng, kinh mạch bất hòa. Như trị phong thấp tý thống, chi thể tê, có thể phối ngũ với thuốc khu phong thấp, như thuốc Độc hoạt, Uy inh tiên, Tang kí sinh v.v…; Trị trúng phong tay chân tê, chi thể tê liệt, thường phối ngũ với thuốc ích khí hoạt huyết thông lạc, như thuốc Hoàng kì, Đơn sâm , Địa long v.v…; trị chi thể tê do huyết hư không dưỡng cân và vàng héo do huyết hư, phần nhiều phối ngũ với thuốc ích khí bổ huyết như Hoàng kì, Đương qui v.v…

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 10~30g. Hoặc ngâm rượu uống, hoặc nấu cao uống.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: – Hương hoa nham đậu đằng hàm chứa milletol. (Trung thảo dược đại toàn).

– Thân dây hàm chứa friedelan-3β-ol, daucosterol, β-sitosterol, 7-oxo- β-sitosterol, formonone –tin, ononin, prunetin, afrormosi, daidzein, 3,7-dihydroxy-6-methoxy-dihy-droflavonol, epicatechin, isoliquiritigenin, 3,4,2’,4’-tetrahydroxy chalcone, licochalcone, medicagol, protocatechuic acid, 9-methoxycoumestrol, cajanin. Trong rễ hàm chứa stigmast-5-ene-3β,7a-diol, 5a-stigmastane-3β,6a-diol (Trung hoa bản thảo).

  1. Tác dụng dược lý:

Thuốc chế lắng cồn chiết nước có thể tăng gia lưu lượng máu động mạch đùi động vật thí nghiệm, giáng thấp sức cản mạch máu, có tác dụng ức chế rõ rệt đối với tụ tập tiểu cầu; thuốc sắc nước có tác dụng giáng thấp cholesterol động vật, chống lại rõ rệt bệnh biến xơ cứng động mạch; chất chiết nước và cồn thuốc có tác dụng kháng viêm rõ rệt, song đối với hệ thống miễn dịch của thỏ có công năng điều tiết hướng đôi; thuốc cồn có tác dụng thúc ngủ trấn tĩnh gây ngủ nhất định; dịch tiêm hoặc rót vào dạ dày có tác dụng chống mang thai sớm rõ rệt; Kê huyết đằng còn có thể xúc tiến thay thế tổng phosphorus Thận chuột nhắt, xúc tiến thay thế tổng phosphorus 24 giờ tử cung chuột nhắt (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị bệnh máu trắng do tuyến bức xạ gây ra:: Kê huyết đằng 1 lượng. Sắc uống trường kỳ..

(Trung thảo dược học – Giang Tây)

+ Phương thuốc 2:

Dùng Đằng Xuyên hợp tể (Kê huyết đằng, Xuyên khung) điều trị 38 ca bệnh tim mạch vành, đoạn ST điện tâm đồ thay đổi và hiệu quả điều trị rõ rệt đối với triệu chứng đau thắt ngực.

(Tân y học,1978,9(4):176)

+ Phương thuốc 3:

Dùng Kê huyết đằng, Thổ đại hoàng, Tiên hạc thảo làm chủ điều trị 30 ca chứng xuất huyết giảm tiểu cầu. Kết quả triệu chứng xuất huyết tiêu mất, 19 ca tiểu cầu tăng đến mức bình thường, 10 ca hoãn giải bộ phận, 1 ca vô hiệu.

(Tạp chí Trung y Triết Giang,1989,24(8):349)。

+ Phương thuốc 4:

Dùng Kê huyết đằng làm chủ chế thành xi rô uống: điều trị 33 ca kinh bế do huyết hư. Kết quả 26 ca khỏi bệnh, 4 ca chuyển biến tốt, có hiệu suất 89,1%.

(Y dược Mân Đông,1978,(3):26)

+ Phương thuốc 5:

Dùng Kê huyết đằng làm chủ, phụ trợ Mạch nha, Sơn tra, Thông thảo, chế thành xung tể (thuốc bột pha nước uống). Mỗi lần 1 gói nhỏ (tương đương với 30g thuốc sống), ngày 3 lần, tổng cộng trị 860 ca tăng sinh tuyến vú (trong đó nam 22 ca). Kết quả tổng hiệu suất cận kỳ 99%.

(Tạp chí kết hợp Trung Tây y,1989,9(5):301)

Tham khảo thêm:

Kê huyết đằngKÊ HUYẾT ĐẰNG

Tên Khác:

Đại Huyết Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng đằng, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông Dược Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Người (Dược Liệu Việt Nam).

Tên Khoa Học:

Milletia reticulata Benth.

Họ Khoa Học:

Cánh Bướm (Fabaceae). Mô Tả:

Dây leo. Lá kép gồm 5~7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Qủa màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt.

Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu.

Địa Lý:

Loại dây leo. Lá kép, gồm 57 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu đỏ dài 1~5mm, xếp rất khít nhau. Quả màu đỏ nâu, dài 1~2cm, có 3~6 hạt. Chặt cây có nhựa đỏ chảy ra như máu.

Thu Hái, Sơ Chế:

Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8~10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, Chọn thứ to, chắc.

Bộ Phận Dùng:

Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ như máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.

Bào Chế:

Rửa sạch, thái phiến, dùng sống (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chọn thứ dây lớn và b để riêng, ngâm thứ lớn độ 3 ngày, thứ bé ngâm 1~2 giờ cho mềm, thái lát dày 2 ly, phơi khô.

Bảo Quản:

Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mưa nên phơi sấy thường xuyên.

Thành Phần Hóa Học:

+ Trong Kê huyết đằng có Milletol ((Trung Dược Học).

+ Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt Nam).

+ Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin, Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7-Dihydroxy-6-methoxy- dihydroflavonol, Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2’, 4’, 3, 4-tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol, Protocatechuic acid, 9-Methoxycoumestrol,

Cajanin (Lâm Thành, Trung Thảo Dược 1989, 20 (2): 53).

+ Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 6 Alpha-Diol (Fukuyama Y và cộng sự, Planta Med, 1988, 54 (1): 34).

Tác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.

+ Tác Dụng Kháng Viêm: Cho uống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu qủa tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.

+ Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.

+ Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung (Trung Dược Học).

Độc Tính: Tiêm tĩnh mạch lượng tương đương 4,25g/kg vào súc vật gây ra chết (Trung Dược Học).

Tính Vị:

+Vị đắng, ngọt, tính ôn (Trung Dược Học).

+ Vị đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vị hơi đắng, ngọt, sáp, tính bình (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên).

Quy Kinh:

+ Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác Dụng:

+ Bổ trung, táo Vị (Bản Thảo Tái Tân)

+ Hành huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, làm mạnh gân xương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Hòa huyết, bổ huyết, thông kinh, thư cân (Trung Dược Học).

+ Hành huyết, chỉ thống, thông kinh lạc (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, hoạt lạc (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên).

Chủ Trị:

Trị lưng đau, gối đau, t ngã tổn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: Kiêng Kỵ:

Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

Trị khí huyết suy k m, đại bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rượu uống Không uống được rượu thì hòa với nước sôi uống (Kê Huyết Đằng Giao Vân Nam Chí Phương).

Tham Khảo:

+ “Nước cốt của dây cây này đỏ như máu gà, vì vậy gọi là Kê Huyết Đằng” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ “Vị thuốc này là một trong các vị thuốc thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết Đằng Giao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết Bổ huyết hoạt huyết có Đương quy, Đan sâm, Kê huyết đằng. Đương quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa, Đương quy tính ôn, thích hợp với người phần huyết thiên về hàn. Đan sâm thì khứ ứ mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với người phần huyết thiên về ôn. Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong kinh lạc (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ “Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam hiện chưa được xác định chắc chắn, thuộc vào mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống như máu thì lấy về dùng. Hiện nay được khai thác nhiều ở Hà son bình, Cao lạng và 1 số tỉnh miền núi khác” (Dược Liệu Việt Nam).

+ Công năng chủ yếu của Kê huyết đằng là bổ huyết hoặc hành huyết, trị huyết hư, kinh nguyệt không đều (dùng chung với Tứ Vật Thang). Có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ yếu trị lưng đau, gối mỏi, gân xương tê dại, phong hàn thấp tý. Cũng hợp với chứng lao thương khí huyết, gân xương không lợi. Nếu lấy nước cốt cô thành cao, gọi là Kê huyết đằng cao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, rất thích hợp với chứng huyết hư (Thực Dụng Trung Y Học).

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây