Huyền hồ

Vị thuốc Đông y

Khí vị:

Vị cay, tính ấm, không có độc, thăng được, giáng được, là thuốc dương trong âm dược, vào kinh Túc quyết âm và Thủ thiếu âm, có sách nói vào cả Tỳ và Vị.

Chủ dụng:

Điều hòa kinh nguyệt, chữa hậu sản huyết vâng, bụng dưới trướng đau, khí kết thành cục, có thể phá hòn cục khí kết, hạ thai, làm mềm giãn gân, chữa sán khí rất hay, là thuốc hoạt huyết, hóa khí số một.

Diên hồ sách
Diên hồ sách

Kỵ dụng:

Thấy kinh trước kỳ, băng huyết máu ra dầm dề, nhất thiết các chứng huyết nhiệt, huyết hư, người có thai, đều phải kiêng dùng.

Cách chế: Muốn cho dẫn lên vùng trên người thì sao với Rượu, tới vùng giữa người thì sao với Dấm, muốn cho chạy xuống vùng dưới thì sao với Muối.

Nhận xét:

Huyền hồ sách hành được huyết trệ trong khí, khí trệ trong huyết, chữa đươc mọi chứng đau khắp người, nhưng không có công bổ khí, nuôi huyết, chỉ nhờ vào tính cay ấm mà công vào chỗ ngừng trệ, cho nên với người hư thì nên dùng nó với thuốc bổ, bằng không thì chỉ làm tổn hại.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Phương pháp bào chế và sử dụng đông dược” –  Viện y học cổ truyền nói: muốn hành huyết thì tẩm Rượu, muốn cắt cơn đau thì tẩm Dấm, muốn phá huyết thì dùng sống.

“Tuệ Tĩnh toàn tập”.

  • Chữa đau lưng vì hư hàn, dùng Huyền hồ, Đương quy, Quế tâm, bằng nhau, tán nhỏ, liều dùng 3-4đ, uống với Rượu.- Chữa tiểu tiện ra máu, dùng Huyền hồ, Kinh giới, Sa nhân, đều tán nhỏ, liều uống 3đ, thang bằng nước cháo nếp.

“Hành giản trân nhu” – Hải Thượng Lãn Ông

  • Chữa máu hôi ra chưa hết, bụng đầy, máu xâm, nóng lạnh, Tâm phiền, chân tay phiền nóng, dùng Huyền hồ tán nhỏ, uống với Rượu, mồi lần lđ.

“Tế sinh phương”

Đài Diên hồ sách tán

Diên hồ sách (sao) 6-12g, Nhục quế 4-8g, Bồ hoàng (sao) 6-12g, Đương quy (tẩm Rượu sao) 12g, Xích thược 6-12g, Khương hoàng 4g, Nhũ hương lg, Một dược lg, Mộc hương lg, Chích thảo lg.Tất cả tán mạt, liều uống mồi lần 2đ với nước Gừng nóng. Chữa phụ nữ thất tình, thương cảm, làm cho khí tích, huyết ứ ở bụng dưới sinh đau bụng, đau lan cả thắt lưng và sườn, nặng thì co giật, kinh nguyệt không đều, tất cả các chứng đau nhức thuộc khí huyết hư đều dùng được.

“Y lâm cải thác”Bài Cách hạ trục ứ thang

Ngũ linh chi (sao) 6-12g Đương quy 12g
Đào nhân 6-12g Xuyên khung 6-8g
Đan bì 8-12g Xích thược 6-10g
Ô dược 6-8g Hương phụ 6-8g
Chỉ xác 6-8g Diên hồ sách 4-6g
Cam thảo 6-12g Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Hồng hoa 6-10g

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống.

Trị chứng huyết ứ dưới cơ hoành, hoặc kết thành khối u đau, chỗ đau nhất định, nằm thì bụng có cảm giác trăn xuông.

Trên lâm sàng dùng chữa vùng dưới cơ hoành có khối u, bụng đau, người bệnh miệng khô, ráo, da và móng xám, lưỡi tím tối, mạch tế, sáp. Có thai cấm dùng.

“Y lâm cải thác”

Bài Thiếu phúc trục ứ thang

Tiểu hồi hương 7 hạt, Can Khương 2g, Diên hồ sách 4, Một dược 4g, Đương quy 8g, Ngũ linh chi (sao) 8g, Bồ hoàng 12g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng hoạt huyêt, hóa ứ, ôn kinh, chỉ thống.

Trị bụng dưới đau do huyết ứ, kinh nguyệt không đều, màu kinh tím đen hoặc có hòn cục (xem thêm trang 40).
“Loại chứng trị tài”

Bài Long xỉ thanh hồn tán

Long xỉ 20g Đương quy 20g
Viễn chí 20g Phục thần 12g
Nhân sâm 20g Mạch đông 12g
Quế tâm 6-12g Cam thảo 12g
Huyền hồ 40g Tế tân 6g

Cùng tán nhỏ, liều uống 12-16g, ngày 2 lần. Có tác dụng bổ Tâm, an thần.

Chửa Tâm hư, hồi hộp không yên hoặc sau khi đẻ bại huyết xông lên Tâm, cười khóc như cuồng.

“Hành giản trân nhu”- Hải Thượng Lãn Ông.

Chữa đau lưng vì lạnh, dùng Đương quy, Huyền hồ, Quế tâm-đều bằng nhau, cùng tán nhỏ, liều uống 3-4đ với Rượu.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Ôn vị chỉ thống thang

Bạch thược 9g Ngô thù 6g
Đinh hương 3g Vân linh 9g
Sa nhân 5g Bào Khương 5g
Đương quy 9g Huyền hồ 9g
Bạch truật 12g Quế chi 5g
Đại táo 3 quả.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng ôn trung, tán hàn, lý khí, chỉ thống.

Chữa viêm Dạ dày mạn, thế Tỳ Vị hư hàn, mạch trầm trì, khi cần có thể phối họp với bài Hương sa lục quân tử thang.

“Những bài thuốc tâm huyết…”

Bài Sơ khí định thống thang

Chế Hương phụ 9g, Huyền hồ 9g, Một dược 3g, Đương quy 9g, Ô dược 9g, Xuyên luyện tử 9g, Ngũ linh chi 9g, Chỉ xác 4,5g, Mộc hương 4,5g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, giảm đau.

Chữa vùng bụng phía dưới rốn lúc đau, lúc không, hoặc đau lan tỏa tới lưng và cột sống, dưới sườn, ở phụ nữ có thể thấy kinh nguyệt khác thường, đới hạ, chất lưỡi tía sạm.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận