Húng chanh

Tên khoa học:

Coleus aromaticus Benth. (Tên đồng nghĩa: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông, Rau tần lá dày.

Mô tả:

Húng chanh
Húng chanh

Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh. Mùa hoa quả tháng 4-5.

Húng là một trong những loại rau thơm quý ở nước tính ấm, húng có nhiều loại: húng láng, húng chanh, húng chó, bạc hà… mỗi loại có hương vị riêng, hợp với những món ăn nhất định. Húng chanh là một trong những vị thuốc nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là chữa hoa và cảm cúm.

Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc của nhân dân ta, được trồng rộng rãi khắp nơi. Là loại cây thảo, cao khoảng 30 – 50cm, phần thân sát đất hóa gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, vò trong tay thấy tỏa ra một mùi thơm dễ chịu, thoáng mát như mùi chanh. Trong lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, tác dụng chữa bệnh của húng chanh là do tinh dầu này.

Theo Đông y:

Húng chanh vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, trừ phong, sát khuẩn, được dùng chủ yếu để chữa cảm cúm (lấy 30 – 40g lá húng chanh tươi, sắc uống khi thuốc còn nóng; hoặc lấy một nắm lá húng chanh tươi phối hợp với một số lá có tinh dầu nấu nồi nước xông); chữa ho, viêm họng, khản tiếng (lấy mấy lá húng chanh tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, ngậm với muối, cắn nhẹ dưới răng và nuốt nước dần; hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày).

Đối với trẻ nhỏ, khó uống thuốc, có thể lấy lá húng chanh, rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm, cho trẻ uống làm 2-3 lần trong ngày.

Thường người ta chỉ dùng lá húng chanh tươi, dùng đến đâu hái đến đấy, không nên phơi khô để dành, vừa khó bảo quản, vừa kém phẩm chất. Để tiện dùng, hiện nay người ta đã nghiên cứu cất tinh dầu húng chanh. Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. Coli, Steptococcus, D. pneumoniae, … Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Bài 1: Lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ), đường phèn 20g.

Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng, mút lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3-5 ngày.

Tác dụng: Chữa chứng ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng.

Bài 2: Lá húng chanh tươi 40 – 60g, rửa sạch, băm nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng vào vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín.

Nấu nồi nước xông thật sôi, khi nước sôi độ hai phút mới cho bát húng chanh vào, đậy kín vung, nấu sôi, đem cho bệnh nhân xông; khi xông chùm chăn kín, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác, nằm nghỉ ở chỗ kín gió.

Tác dụng: Chữa các chứng cảm hàn, ho, đau đầu, đau gáy, miệng đắng, sốt không ra mồ hôi.

Chú ý:

Chỉ dùng cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em dễ bị bỏng.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây