Phế khí hư

Chứng Phế khí hư là tên gọi tóm tắt cho những biểu hiện lâm sàng do công năng của tạng Phế giảm sút, mất chức năng trị tiết và tuyên giáng, nên xuất hiện các hiện tượng tông khí hư yếu, Phế khí nghịch lên sự mở đóng của Phế không đảm bảo, công năng gìn giữ bên ngoài không bền. Chứng này phần nhiều do bẩm phú bất túc, mệt nhọc tích lũy nội thương, hoặc ốm lâu thể trạng hao tổn gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ho suyễn đoản hơi, tiếng nói thấp nhỏ, tự ra mồ hôi, sợ gió, rất dễ cảm mạo, mặt nhợt mỏi mệt, lưỡi bệu, ch lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Hư Nhược.

Chứng Phế khí hư thường gặp trong các bệnh Khái thấu, Háo suyễn, Tự hãn và Hư lao.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Phế dương hư, chứng Phế khí âm đều hư, chứng Tâm Phế khí hư, chứng Phế Tỳ khí hư và chứng Thận không nạp khí.

Phân tích

Chứng Phế khí hư có thể gặp trong nhiều loại tật bệnh, biểu hiện lâm sàng trong cái giống u có chỗ khác nhau, điều trị cũng khác nhau, cần phải phân tích kỹ.

Trong bệnh Khái thấu xuất hiện chứng Phế khí hư, thường có đặc đm là khái thấu đoản hơi, chất đờm trong loãng, tiếng nói thấp nhỏ, mệt mỏi yếu sức, mặt nhợt, tự ra mồ hôi; Đây là do Phế khí hư yếu, khí mất vai trò làm chủ, mất chức năng thanh túc mà thành khái thấu; điều trị nên bổ ích Phế khí, kiện Tỳ hóa đàm cho uống Lục quân tử thang (Phụ nhân lương phương) gia giảm.

Như trong bệnh Háo suyễn xuất hiện chứng Phế khí hư, thường có đặc trưng về Hư suyễn suyễn gấp đoản hơi, phải há miệng so vai vì thiếu hơi không đủ để thở; đây là do Phế khí bất túc, mất chức năng túc giáng, Phế khí nghịch lên gây nên Sách Chứng trị chuẩn thằng viết: “Phế hư thì thiếu khí mà suyễn”; điều trị nên bổ ích Phế khí, liêm Phế dẹp cơn suyễn cho uống T quân tử thang (Hòa tễ cục phương) thêm Hoàng kỳ mà điều trị, các vị thuốc khác có tác dụng liễm Phế như Bạch quả, Ngũ vị tử, Anh túc xác đều có thể linh hoạt sử dụng.

Chứng Phế khí hư xuất hiện trong bệnh tự ra mồ hội, biểu hiện lâm sàng thường có đặc điểm sợ gió, tự ra mồ hôi, hễ động làm thì suyễn tăng, không chịu nổi phong hàn và rất dễ bị cảm mạo do Phế khí hư yếu, tấu lý không kín đáo, sự mở đóng kém gây nên bệnh; điều trị nên ích khí cố biểu, liễm hãn chỉ hãn, chọn dùng bài Ngọc bình phong tán (Đan Khê tâm pháp) gia vị, đồng thời căn cứ vào bệnh tình, linh động gia các vị liễm hãn như Ma hoàng căn, Phù tiểu mạch, Nhu đạo căn, Long cốt nung, Mẫu lệ nung.

Trong bệnh hư lao xuất hiện chứng Phế khí hư, phần nhiều có những đặc trưng đoản hơi; tự ra mồ hôi, lúc rét lúc nóng, khái thấu, thanh âm thấp nhỏ, dễ bị cảm mạo, bệnh kéo dài không khỏi, nguyên nhân vì phú bẩm bất túc, ốm lâu hao thương nguyên khí, tích hư thành tổn, Phế khí bất túc, tấu lý không kín đáo gây nên; điều trị nên bổ ích khí, cho uống Bổ Phế thang (Vĩnh loại kiềm phương). Tóm lại, chứng Phế khí hư trong các tật bệnh khác nhau đều có đặc điểm lâm sàng riêng, ựa. vào đó mà phân biệt.

Chứng Phế khí hư gặp khá nhiều ở người cao tuổi thể lực yếu, thường gặp các chứng trạng khái thấu suyễn gấp, ho mửa đờm rãi, đoản hơi, tiếng khẽ, nặng hơn thì hơi trên không tiếp hơi dưới, há miệng so vai, không nằm ngửa được. Chứng Phế khí hư biểu hiện ở các mùa cũng không giống nhau. Thuộc về mùa thử nhiệt, tấu lý của con người thở; Mục Cử thống luận sách Tố Vấn nói: “Nhiệt thì tấu lý mở, vinh vệ thông, ra nhiều mồ hôi cho nên khí tiết ra”. Chứng Phế khí hư người bệnh thường tự ra mồ hôi không dứt, choáng váng đoản hơi, mỏi mệt yếu sức, nặng hơn thì ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự v.v… Thời tiết giá lạnh mùa đông, đầy dẫy phong hàn, người bị chứng Phế khí hư chức năng vệ ngoại không bền, dễ bị cảm nhiễm ngoại tà, phần nhiều có các chứng trạng ố hàn sợ gió, đau đầu tắc mũi, khái thấu đoản hơi, mệt mỏi vô lực.

Phế chủ khí toàn thân, bên ngoài hợp với bì mao, khí túc giáng đi xuống, lưu thông thủy đạo. Chứng Phế khí hư trong quá trình diễn biến bệnh cơ thường thấy kèm theo ba tình huống:

Do Phế khí hư nhược, Vệ dương bất túc, Vệ ngoại không bền, người bệnh dễ cảm thụ ngoại tà mà có các chứng đau đầu, tắc mũi, khắp mình đau mỏi, sợ lạnh sợ gió, phát nhiệt khái thấu, ho ra đờm trắng loãng, đây là vì phong hàn bó ở ngoài, Phế khí không tuyên thông.

Do Phế khí hư yếu mất chức năng túc giáng, đường nước không lợi, đến nỗi thủy thấp đàm trọc ứ đọng không khơi thông, hình thành chứng trạng thủy ẩm đình tụ ở trong như khái thấu ngực khó chịu, nôn mửa ra đờm rãi sắc trong loãng, thủy thũng, tiểu tiện không lợi, hồi hộp đoản hơi…

Vì Phế khí hư nhược, hao tổn do ốm lâu, hoặc uống thuốc ra mồ hôi sai lầm, ra mồ hôi quá nhiều dẫn đến chứng khí thoát nguy hiểm, có các chứng trạng sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi đầm đìa, chân tay quyết lạnh, suyễn thở không dứt, hô hấp rời rạc nặng hơn thì vậng quyết, mạch Hư Nhược tán loạn. Tật bệnh đã đến lúc này, phải cần kíp ích khí cố thoát, có thể dùng Độc sâm thang (Thập dược thần thư) sắc ngay cho uống từ từ.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Phế dương hư với chứng Ph khí hư: Khí thuộc Dương, chứng Phế dương hư với chứng Phế khí hư về nguyên nhân và cơ chế bệnh, trên lâm sàng có mối liên hệ nhất định nhưng cũng có chỗ phân biệt rõ ràng.

Nói chung, chứng Phế dương hư là chỉ chứng Hư hàn ở tạng Phế để nói, nó là do Phế khí hư nhược, âm hàn ở trong sinh ra. Dương hư không sưởi ấm được cho nên người ớn lạnh chân tay lạnh; Dương hư không phân bố được tân dịch, thì thủy không hóa khí, cho nên ho mửa ra bọt dãi tính chất trong loãng lượng nhiều, sau lưng có mảng lạnh bằng bàn tay, chất lưỡi nhạt bệu trơn ướt; Tạng Phế bị hư hàn, cho nên mạch Hư Nhược mà Trì Hoãn có khí Trì Huyền.

Chứng Phế khí hư phần nhiều gặp ở người phú bẩm bất túc hoặc tích lũy mệt nhọc nội thương, ốm lâu hao tổn, Phế khí hư yếu mà thành bệnh, đây là công năng Phế khí giảm sút, chưa đạt tới giới đoạn âm hàn từ trong sinh ra như loại Dương hư, lâm sàng có các chứng trạng chủ yếu như ho suyễn đoản hơi, tiếng nói nhỏ khẽ, tự ra mồhôi, sợ gió, dễ bị cảm mạo, mặt nhợt, tinh thân mỏi mệt, mạch Hư Nhược. Chứng Phế ngoài những biểu hiện khí hư như các chứng trạng tinh thần mỏi mệt yếu sức, chóng mặt đoản hơi, tiểu tiện vặt v.v… còn thấy cả các chứng trạng Phế tạng hư hàn như cơ thể ớn lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh, ho mửa ra bọt rãi chất loãng lượng nhiều, mạch Trì Huyền. Chứng Phế dương hư hiện tượng hàn từ trong sinh ra rất rõ ràng còn chứng Phế khí hư thì hiện tượng Hư hàn không rõ lắm, căn cứ vào đó mà chẩn đoán phân biệt.

Chứng Phế khí âm đều hư với chứng Phế khí hư, nguyên nhân và bệnh cơ hai chứng này vừa có chỗ liên hệ nhau, vừa có chỗ khác nhau. Chứng Phế khí âm đều hư có thể do chứng Phế khí hư, ra mồ hôi quá nhiều, dương tổn hại liên lụy đến âm; Hoặc dùng quá nhiều thuốc ôn nhiệt, hỏa nhiệt tàn phá Âm dẫn đến Khí Âm đều hư.

Nếu Phế âm vốn hư, ho lâu suyễn kéo dài tiến tới hao thương Phế khí, cũng tạo nên chứng Phế khí âm đều hư. Biểu hiện lâm sàng ngoài các chứng trạng của Phế khí hư, còn có các chứng trạng khác như khái thấu ít đờm, họng khô, giọng nói khàn, thậm chí trong đờm có lẫn máu, chất lưỡi đỏ mạch Tế, không khó chẩn đoán phân biệt với chứng Phế khí hư đơn thuần.

Chứng Tâm Phế khí hư với chứng Phế khí hư: Tâm Phế cùng ở bộ vị thượng tiêu; Phế chủ khí, Tâm chủ huyết mạch, khí là soái của huyết, huyết để chuyển tải khí, Phế đứng đầu trăm mạch, cho nên Tâm Phế có quan hệ mật thiết về sinh lý. Chứng Tâm Phế khí hư phần nhiều do mệt nhọc quá độ, hoặc ốm lâu ho suyễn hao thương gây nên; Cũng có thể do Phế khí hư yếu, tông khí bất túc, huyết vận hành ở Tâm Phế vô lực dẫn đến Tâm khí cũng hư; hoặc là Tâm khí bất túc, huyết đi không thư sướng, ảnh hưởng tới sự phân bố và tuyên giáng của Phế khí, Phế khí cũng theo đó mà hư tạo nên bệnh; Lâm sàng có thể thấy các chứng trạng hồi hộp đoản hơi, suyễn khái ngực khó chịu, tự ra mồ hôi yếu sức, sắc mặt trắng nhợt hoặc tối sạm, thậm chí môi miệng tím tái, lưỡi tối nhạt hoặc có nốt ứ huyết, mạch Tế Nhược v.v… Chứng Phế khí hư thì chỉ biểu hiện là tông khí hư yếu, Phế khí nghịch lên, sự mở đóng mất chức năng, cơ biểu không bền, chứ không có các chứng hồi hộp ngực khó chịu, sắc mặt tối sạm, môi miệng lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Tế… đó là thuộc về Tâm khí bất túc, huyết lưu hành không thông… Có thể dựa vào các chỗ khác nhau để chẩn đoán phân biệt.

Chứng Tỳ Phế khí hư với chứng Phế khí hư: Tỳ với Phế có mối quan hệ sinh lý rất mật thiết. Tỳ là nguồn sinh ra khí. Phế là bộ máy chủ về khí; chứng Tỳ Phế khí hư hoặc do ho lâu Phế hư, con trộm khí của mẹ, tân dịch không phân bố được, Tỳ vận chuyển trì trệ gây nên bệnh. Hoặc là Tỳ khí bất túc, sự vận hóa không kịp thời, chất tinh vi không phân bố được, thổ thông không sinh kim tạo nên chứng Tỳ Phế đều hư. Biểu hiện lâm sàng ngoài chứng Phế khí hư, còn có các chứng trạng tỳ khí tổn thương như kém ăn, trướng bụng đại tiện nhão, mặt và chân phù thũng khác với chứng Phế khí hư đơn thuần.

Chứng Thận không nạp khí với chứng Phế khí hư: Phế là chủ của khí. Thận là cái gốc của khí. Chứng Thận không nạp khí phần nhiều do ốm lâu khái suyễn, bệnh Phế hư tổn liên lụy đến Thận, kim thông sinh thủy, khí không trở về nguồn, Thận mất sự thu nhận gây nên bệnh, Nếu do chứng Phế khi hư phát triển mà thành bệnh, thì ngoài những biểu hiện chứng trạng của Phế khí hư như suyễn gấp đoản hơi, thanh âm nhỏ khẽ, tự ra mồ hôi còn có những biểu hiện khác như động làm thì suyễn thở, ho vãi đái, hoặc mồ hôi lạnh vã ra đầm đìa, mạch Hư Phù vô căn do Thận khí hư mà khí không về nguồn, Thận mất khả năng nhiếp nạp, khác hẳn với chứng Phế khí hư đơn thuần

Trích dẫn y văn

Phế khí hư thì tắc mũi khó thở, thiếu khí. Thực thời bị suyễn, ngực tức nghẽn phải ưỡn người mà thở (Bản thần thiện – Linh Khu).

Tiếng nói nhỏ khẽ, suốt ngày mới nói một câu, đó là khí bị cướp mất (Mạch yếu tinh vi luận – Tố Vấn).

Phế khí bất túc, thì ít khí không đủ để thở, tai điếc họng khô, đó là Phế khí hư, nên điều trị bằng phép Bổ (Tạng Phủ bệnh Chư bệnh nguyên hậu luận).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây