Khái niệm
Chứng Tân dịch khuy tổn là tên gọi chung chỉ các loại thủy dịch duy trì sự hoạt động sinh mạng bình thường của con người (cũng gọi là tân dịch)như mồ hôi, nước miếng, Vị dịch, Trường dịch và nước tiểu bất túc, tạo nên một loạt chứng trạng mà lấy tân dịch thiếu ít làm đặc trưng chủ yếu xuất hiện sự khô ráo ở cục bộ hoặc toàn thân. Trong các bệnh nội thương hoặc ngoại cảm, đều có thể do táo nhiệt làm tổn thương tân, ra mồ hôi, thổ tả quá mức cho đến chữa nhầm mà gây nên chứng này.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng tân dịch khuy tổn là miệng khô họng ráo, mũi môi khô nẻ, ho khan mất tiếng, da dẻ khô ráo, mắt rít không nhuận, tiểu tiện sẻn ít, khô ruột, đại tiện khó, lưỡi đỏ ít rêu hoặc tróc mảng, bề mặt lưỡi không nhuận mạch Tế sắc.
Chứng này thường gặp trong các bệnh ngoại cảm nhiệt bệnh như Dương minh bệnh. Phong ôn, Thu táo và trong các bệnh nội thương tạp bệnh như Phế nuy, Tiện bí, Bạo tả, Tiêu khát và Ế cách.
Cần chuẩn đoán phân biệt với chứng Âm hư, chứng Huyết hư.
Phân tích
Chứng này có thể trình bày các biểu hiện lâm sàng trên hai phương diện ngoại cảm và nội thương. Trong biện chứng ngoại cảm nhiệt bệnh, người xưa có thuyết “Thương hàn thương Dương, Ôn bệnh thương Âm” cho rằng Thương hàn là do hàn tà xâm nhập, dương khí bị uất át mà bị tổn hại, điều trị nên ôn tán hàn tà. Thực ra Thương hàn cũng có thê làm hao thương tân dịch, bởi vì hàn tà lưu đọng sẽ hóa nhiệt thương tân; dùng thuốc ôn tán phát hãn thái quá, cũng làm hao tổn âm dịch; Như điều 181 sách Thương hàn luận viết: “Hỏi rằng: lý do nào bị Dương minh bệnh”. Trả lời: “Thái dương bệnh, nếu phái hãn, nếu dùng thuốc hạ, nếu lợi tiểu tiện, đó là làm mất tân dịch, trong Vị khô ráo, nhân đó mà chuyển thuộc Dương minh. Không đại tiện là thực ở trong thì đại tiện khó, như thế gọi là bệnh ở Dương minh”. Nói lên Thương hàn nếu Nhiệt hóa hoặc chữa nhầm, cũng khiến cho bệnh tà vào lý, xuất hiện chuyển quy và bệnh chứng tổn thương, tân dịch; Tiếp đó nêu ra Dương minh kinh chứng trước tiên như sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nước nhiều,mạch Hồng Đại (tứ đại),điều trị nên thanh lý tiết nhiệt, sinh tân chỉ khát, cho uống bài Bạch hổ thang hoặc Bạch hổ gia Nhân sâm thang (Thương hàn luận)
– Nếu Dương minh nhiệt kết, chất dịch ở Đại trường bị khô, có chứng trạng triều nhiệt nói sảng, mắt không tỏ, con ngươi mắt khó chịu, nhiều mồ hôi, bụng trướng đầy, đại tiện rắn, mạch Trầm Thực có lực, cần quét sạch nhiệt tà ở Phủ, hạ ngay để bảo tồn âm, dùng bài Đại thừa khí thang(Thương hàn luận)
– Dương minh nhiệt kết, tân dịch khô khan, đại tiện tuy rắn mà không chịu được loại thuốc công hạ mạnh, điều trị nên theo phép tư nhuận thông đạo, chọn dùng phương MậI.n đạo (Thương hàn luận).
– Nếu tà khí Thương hàn đã rút, nguyên khí bị tổn thương, tân dịch bất túc, còn có dư nhiệt, xuất hiện triệu chứng phiền khát muốn nôn, điều trị nên ích khí tân, thanh phiền nhiệt, cho uống bài Trúc diệp thạch cao thang (Thương hàn luận). Trọng Cảnh còn đề ra lời cảnh cáo như các chứng yết hầu khô ráo, Lâm gia, Xương gia. Nục gia,Vong huyết gia và Hãn gia không được dùng phép phát hãn, là vì sơ làm hao tổn thêm tân dịch mà gây nên chứng này.
Những nhà Ôn bệnh học coi giữ gìn âm tân là ý nghĩa trọng yếu hàng đầu, trong phương pháp biện chứng luận trị, tôn Trọng Cảnh mà có chỗ phát triển. Đương nhiên, ôn tà xâm phạm cơ thể, rất dễ bao thương tân dịch, cho nên các giai đoạn phát triển của Ôn bệnh đều luôn luôn chiếu cố tới tân dịch, nên mới nói “giữ gìn được một phần tân dịch, là có được một phần hi vọng sống”. Lấy thí dụ trong Tam tiêu biện chứng ở sách Ôn bệnh điều hiện của Ngô Cúc Thông, bệnh ở Thượng tiêu có chứng phát nhiệt, đau đầu, ố phong khát nước, ho mà mạch Phù Sác. Nếu cơ thể người bệnh vốn âm hư, khát nước nhiều,lúc này nên dùng thuốc tân lương cam hàn cứu dịch, dùng phương Tuyết lê tương bồi đắp hoặc Ngũ chấp ẩm (Ôn bệnh điều biện) hoặc dùng Gia giảm uy di thang (Trùng đính thông tục Thương hàn luận).
– Nếu Ôn tà phạm Phế, tà nhiệt hun đốt tân dịch, hoặc Thu táo làm thương khí phận ThThái âm, có chứng phát nhiệt, họng ráo mũi khô, ho khan mà khát nước, điều trị nên dùng phép nhuận Phế chỉ khái cho uống Tang hạnh thang (Ôn bệnh điểu biện) gia giảm.
– Nếu táo tà nặng mà tân dịch ở Phế bị thương, có chứng phát nhiệt, ho khan không có đờm, khí nghịch ho suyễn, miệng mũi khô ráo, họng khô khát nước, điều trị nên thanh táo nhuận Phế, cho uống Thanh táo cứu phế thang(y lập luật)gia giảm. Nếu táo nhiệt lưu luyến Phế, tân dịch ở Phế Vị bị thương, có chứng phát nhiệt, miệng khát họng khô, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ ít rêu, điều trị nên thanh nhuận Phế Vị, chọn dùng bài Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện) gia giảm.
– Bệnh ở Trung tiêu, có chứng phát nhiệt nặng, hoặc là chỉ nhiệt mà không hàn, ra mồ hôi, khát nước, mặt mắt đều đỏ, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết hoặc nhiệt kết bàng lưu, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch Hồng Sác hoặc Trầm Thực có lực, điều trị nên theo phép làm mềm chất rắn, công hạ tiết nhiệt, chọn dùng bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận).
Nhưng tà khí ôn nhiệt, ẩn náu ở Dương minh làm hao kiệt chất nước ở Vị, chất nước ở ruột không nhuận, khi biện chứng thi trị rất giống với Thương hàn Dương minh bệnh; Trong ứng dụng phép Hạ, có nêu ra nếu thể trạng người bệnh vốn tân dịch bất túc, uống Thừa khí thang mà không hạ được, đó là vì tân dịch ở Vị Trường khô cạn, không có nước mà đẩy thuyền, nên lập ra phép dâng nước để cho thuyền trôi, dùng bài Tăng dịch thang (Ôn bệnh điều biện). Trong bài Tăng dịch, họ Ngô có lời bàn: “ở đây bàn về phép Hạ ở Dương minh, lập ra ba phép: Nhiệt kết dịch khô là chứng đại thực, thì dùng Đại thừa khí. Nghiêng về nhiệt kết mà không khô đó là loại “bàng lưu”, thì dùng Điều vị thừa khí. Nghiêng về dịch khô nhiều mà nhiệt kết thì ít, nên dùng Tăng dịch là lý do chiếu cố đến chỗ hư, là tâm pháp chủ yếu để bảo tồn tân dịch”.
– Bệnh ở Hạ tiêu, có chứng phút sốt, hôn mê nói sảng, miệng mũi xuất huyết, lưỡi khô cứng, họng ráo, tai điếc, nổi ban chẩn, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi sáng bóng, đó là do ôn tà lưu luyến kéo dài, nhiệt bức – doanh huyết, tân dịch bị hao ở trong, điều trị nên thanh doanh lương huyết để giữ gìn tân dịch, cho uống Thanh doanh thang (Ôn bệnh điều biện) hoặc Tê giác địa hoàng thang (Bị cấp thiên kim yếu phương) gia giảm.
– Nếu tà nhiệt quấy rối Thiếu âm ở trong, tân dịch hao hụt nhiều, có chứng trạng miệng khô lưỡi ráo, tai điếc, răng đen, hồi hộp, muốn ngủ, lưỡi đỏ mạch Hư Đại, điều trị theo phép tư dịch nhuận táo, thanh nhiệt sinh tân, chọn dùng bài Gia giảm Phục mạch thang (Ôn bệnh điều biện).
Họ Ngô cũng đề xuất vấn đề Ôn bệnh sau khi nhiệt lui, nếu có các chứng trạng không thiết ăn uống, da dẻ khô ráo, hơi táo ho nhẹ v.v. dùng phép điểu dưỡng vẫn cần phải giữ gìn nuôi dưỡng, tân dịch, dùng bài Ngũ chấp ẩm hợp với ích vị thang(Ôn bệnh điều biện) gia giảm.
– Trong nội thương tạp bệnh,vì bệnh tà dẫn đến chứng này và bệnh biến ở Tạng Phủ khác nhau, nên biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau. Như tân dịch suy tổn có thể gặp ở bệnh Phế nuy, phần nhiều do ho kéo dài không khỏi, tà nhiệt nung nấu Phế, tân dịch ớ Phế tổn thương lớn, có chứng trang ho mửa ra rãi vẩn đục, đoản hơi suyễn gấp, miệng khô họng táo, lông tóc khô ròn, lưỡi đỏ mà khô, mạch Hư Sác, điều trị nên thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng Phế sinh tân, cho uống Mạch môn đông thang (Kim Quỹ yếu lược) hoặc Quỳnh ngọc cao (Hồng thị tập nghiệm phương).
– Lại như chứng này có thể gặp trong bệnh Tiện bí, đa số do cơ thể vốn âm hư, Trường vị tích nhiệt, tân dịch ở đường ruột khô ráo gáy nên, có triệu chứng đại tiện khô kết, miệng khô tân dịch ít, bụng trướng đầy, rêu lưỡi vàng ráo, mạch Tế Sác, điều trị theo phép thanh nhiệt nhuận trường, dùng bài Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gia giảm.
-Trong bệnh Bạo tả xuất hiện chứng này, phần nhiều do ăn uống không điều độ, thử tà dịch độc làm thương tổn. Tỳ Vi, sư trong đục ở Trung tiêu lẫn lộn, thổ tả phát ra đột ngột làm cho tân dịch tổn thương lớn, có chứng trạng chất đi tả ra như nước gạo hôi thối khó ngửi, nôn mửa khát nước, phát nhiệt đau bụng, mắt chũng tinh thần uể oải, núc gân co quắp, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hư Sác, điều trị theo phép thanh nhiệt hóa thấp, trừ uế tiết trọc cho uống bài Nhiên chiếu thang (Hoắc loạn luận) hoặc Tâm thỉ thang (Hoắc loạn luận) gia giảm.
– Lại như chứng Tiêu khát xuất hiện chứng trạng tân dịch khuy tổn, nguyên nhân phần nhiều do thể trạng vốn âm hư, ăn uống không điều độ, phòng lao quá đáng, táo nhiệt tổn hại tân dịch gây nên. Nếu táo nhiệt phạm Phế, bệnh phát sinh ở Thượng tiêu, chủ yếu có chứng trạng uống nhiều nước, miệng khô lưỡi ráo, kiêm chứng ăn nhiều, tiểu tiện luôn, điều trị nên thanh nhiệt nhuận Phế, sinh tân chỉ khát, cho uống bài Tiêu khát thang(Đan Khê tâm pháp) gia giảm. Nếu táo nhiệt làm tổn thương Vị. bệnh phát sinh ở Trung tiêu, chủ yếu có chứng trạng ăn nhiều, gầy còm mau đói, kiêm chứng đái nhiều và uống nước cũng nhiều, điều trị theo phép thanh Vị hỏa tư dưỡng tân dịch, cho uống bài Ngọc nữ tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư) gia giảm. Nếu là táo nhiệt làm hại Thận, bệnh phát sinh từ Hạ tiêu, chủ yếu có chứng tiểu tiện nhiều, nước vẩn đặc như cao, kiêm chứng miệng khát, ăn nhiều, điều trị nên từ dưỡng Thận thủy, dùng bài Lục v(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia giảm.
– Trong bệnh Ế cách xuất hiện chứng tân dịch khuy tổn, phần nhiều do Tỳ Vị bị tổn thương, đàm và thực cáu kết lại thêm tình tự ức uất, khí trệ ứ nghẽn, bệnh tà úng tắc kết tụ hóa nhiệt hao tân dịch, thực quản không còn như dưỡng mềm mại, có chứng trạng nuốt vào vướng mắc và đau, ăn khó trôi và nôn mửa, tuy đói mà vẫn sợ ăn, khô miệng, gầy còm, tâm phiền lưỡi đỏ, rêu lưỡi tróc mảng, thân lưỡi có nhiều vệt nứt, mạch Huyền Tế mà Hư Sác, điều trị nên tư dịch nhuận táo, kèm theo thuốc hòa vị tiêu kết, cho uống bài Ngũ chấp an trung ẩm(Trung y nội khoa học) gia giảm.
Chứng tân dịch khuy tổn phần nhiều gặp ở người táo nhiệt tích ở trong và âm tân bất túc, bởi vì táo tà dễ nhiệt hóa mà thấy tình trạng tân dịch bị thương; nhiệt tà hun đốt tân hóa táo mà gây nên khô khát. Chứng này có thể do thời tiết khác nhau, thời gian, lứa tuổi, giới tính và tập quán khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau. Ví dụ, mùa Thu khí hậu khô ráo, thường có biểu hiện môi miệng nứt nẻ, mũi ráo miệng khô, da dẻ không nhuận. Mùa Hạ viêm nhiệt, tà nhiệt thúc ép ra mồ hôi, thường biểu hiện ra nhiều mồ hôi, khát muốn uống nước. Lại như Tây Bắc là khu vực vừa lạnh vừa khô, cho nên khô ráo ít nước mà thiếu tân dịch, lại vì hay ăn thịt nuớng để chống giá lạnh, cho nên ăn quá mức độ sào nướng nồng hậu và rượu chè cay nóng, dễ gây nên nhiệt tích mà tân dịch tổn thương. Người thê trạng vốn âm hư, vì âm hư mà sinh nội nhiệt, nhiệt làm hao tân dịch, sẽ có những đặc điểm chứng trạng như khô miệng, đau họng, hoa mắt chóng mặt, về chiều hay nóng từng cơn, ngũ tâm phiền nhiệt v.v.
Chứng này gặp ở trẻ em, phần nhiều do tiên thiên tinh huyết của bố mẹ bất túc. Thận nguyên bị khuy tổn gây nên, thường có chứng trạng ra mồ hôi, đại tiện khó, hoặc hình thành chứng Niệu băng khát nước nhiều mà tiểu tiện cũng nhiều.
Chứng tân dịch khuy tổn gặp ở phụ nữ thường do sau khi đẻ hoặc hành kinh bị ra huyết quá nhiều đến nỗi làm hao thương tân dịch, có triệu chứng chóng mặt hoa mắt, khát nước, nhiều mồ hôi, đại tiện khó và kính quyết.
Lại vì sử dụng các phép phát hãn, thổ, hạ và lợi tiểu tiện quá mức đến nỗi tân dịch bị khuy tổn cũng gây nên chứng này không phải là ít gặp. Thầy thuốc không thể không cẩn thận.
Sự sinh thành, phân bố, bài tiết của tân dịch có liên quan chặt chẽ đến các Tạng Phủ Phế, Tỳ, Thận và Tam tiêu. Cho nên công năng của Tạng Phủ bị suy thoái, cũng dẫn đến khuy tổn tân dịch. Ví dụ tạng Phế mất chức năng tuyên giáng, xuất hiện các bệnh chứng ho khan suyễn thở, da dẻ khô ráo, tiểu tiện sẻn ít v.v. Tỳ mất chức năng kiện vận, sẽ dẫn đến các chứng trạng tân dịch không còn sự sinh hóa và phân bố, gây nên bụng đầy đau, khát nước, lưỡi ráo, chân tay yếu liệt, đại tiện khó. Thận nguyên bất túc, không sưởi ấm được Phế Tỳ, tân dịch bị bốc hơi, dẫn đến sự khí hóa bất lợi, có các chứng trạng hoa mắt chóng mặt, họng khô, lưng gối mềm yếu, hồi hộp, tiểu tiện sẻn ít. Sự khơi thông của Tam tiêu yếu kém làm cho con đường lưu thông khí huyết tân dịch bị nghẽn trở, sự phân bố và bài tiết bất lợi, xuất hiện chứng trạng khô miệng, ra mồ hôi, tiểu tiện sẻn ít v.v. Tóm lại: “khí không hóa tân”, “khí không phân bố tân” lại là một nhân tố trọng yếu tạo nên chứng tân dịch khuy tổn. Mặt khác, vì huyết do tân dịch hóa thành, thiên Ung thư sách Linh Khu có nói: “Tân dịch hòa điều, biến hóa ra sắc đỏ thành huyết”. Vì tân hóa huyết, huyết đi ở trong mạch mà doanh dưỡng cơ thể, cho nên có thuyết “tân huyết đồng nguyên”. Tân dịch khuy tổn sẽ tạo nên huyết hư mà khô, xuất hiện chứng hoa mắt chóng mặt, tai ù và hồi hộp. Trái lại, huyết hư hay bị mất huyết cũng tạo nên tân dịch bất túc, xuất hiện các chứng miệng khô lưỡi ráo, da dẻ khô ráo, mắt rít, đại tiện bí kết v.v. cho nên hai trường hợp này có mối liên hệ nhân quả lẫn nhau. Trong quá trình bệnh biến lâm sàng của chứng này, thường do các tà khí đàm, uất, thực, ứ lưu trệ không lui, hóa nhiệt sinh hỏa làm hao thương tân dịch. Ví dụ đàm hỏa làm hại Phế hun đốt tân dịch nên có chứng trạng ho khan đờm ít mà dính. Can khí uất trệ hóa hỏa mà có chứng miệng đắng và khô. Thực tích ở Vị Trường hóa nhiệt hao thương tân dịch đến nỗi chất dịch ở ruột bị khô mà có các chứng khát nước, táo bón. ứ nhiệt nghẽn ở trong hao thương tân dịch nên có chứng miệng khô nuốt nước bọt. Vì vậy yếu điểm của biện chứng triết trung trọng yếu là đặc điểm có kiêm bệnh tà; chứng này phát triển thêm một bước nữa, sẽ là các bệnh biến khác như Âm hư hỏa vượng, Tân khuy huyết thiếu, Huyết hư sinh phong và Vong tân thoát dịch v.v.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Âm hư với chứng Tân dịch khuy tổn: Chứng Âm hư là chỉ hình thức tinh vi của Tạng Phủ bị tổn hại mà phản ánh bệnh lý, biểu hiện chủ yếu là âm hư hỏa vượng, có chứng trạng sốt nhẹ, phát sốt về buổi chiều, gò má đỏ bừng, chóng mặt tai ù, đau họng, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc tróc mảng, mạch Tế Sác. Còn chứng Tân dịch khuy tổn thể dịch nhân bị táo nhiệt mà làm hao tổn, biểu hiện lâm sàng là khô ráo tân dịch ít. Hai loại này có thể thấy chứng trạng chung như phát nhiệt, miệng khô. Nhưng loại trên là âm hư sinh nội nhiệt, “nhiệt” ở đây là hư nhiệt, cho nên có đặc điểm là sốt nhẹ về chiều, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt. Còn”nhiệt” ở chứng tân dịch khuy tổn là tà nhiệt, cho nên phát sốt khá mạnh, miệng khát uống nước cũng rất rõ ràng. Hư nhiệt trong chứng âm hư, không thể dùng loại thuốc thang đắng lạnh bẻ gẫy được, chỉ có biện pháp chủ yếu là tráng thủy để chế dương quang. Tà nhiệt trong chứng tân dịch khuy tổn, có thế thông qua biện pháp thanh tiết, khiến nhiệt lui mà tân dịch phục hồi. Cho nên chứng tân dịch khuy tổn có thể gặp trong thời kỳ đầu của các loại tật bệnh, mà chứng âm hư thường gập ở thời kỳ giữa hoặc thời kỳ cuối của các loại tật bệnh. Nhưng chứng tân dịch khuy tổn nếu để lâu chữa không khỏi, tân dịch suy hao, liên luỵ đến âm dịch của Tạng Phủ, cũng có thể phát triển thành chứng âm hư.
– Chứng Huyết hư với chứng Tân dịch khuy tổn, cả hai đều là chứng khuy tổn về thể dịch. Chứng Huyết hư chủ yếu là chỉ về các công năng của huyết dịch nhu dưỡng tạng phủ, làm đầy đủ huyết mạch, mềm nhuận gân tủy bị bất túc, khiến cho sự điều tiết của ba tạng Tâm Can Tỳ, tác dụng thống nhiếp huyết dịch bị giảm yếu, xuất hiện các chứng trạng chóng mặt hoa mắt, sắc mặt kém tươi, môi miệng trắng nhợt, hồi hộp sợ sệt, móng tay chân nhợt nhạt, tai ù thở gấp, kinh nguyệt sắc nhạt chất loãng, hoặc xuất huyết, lưỡi nhạt, mạch Tế, thậm chí huyết hư động phong, còn xuất hiện các chứng co giật, kính quyết v.v. Chứng Tân dịch khuy tổn là nói rộng ra thủy dịch toàn thân bất túc, đặc điểm chủ yếu lâm sàng là khô ráo, ít tân dịch, so với chứng Huyết hư nói ở trên phân biệt không khó khăn gì. Hơn nữa, chứng Huyết hư chủ yếu là có liên quan đến các cơ chế bệnh như với Tâm không chủ huyết, với Can không tàng huyết, với Tỳ không nhiếp huyết. Mà chứng Tân dịch khuy tổn thì có liên quan tới công năng của tân dịch, khí huyết của các cơ quan ế, Tỳ, Thận và Tam tiêu bị thất thường. Nên căn cứ vào các đặc điểm đó mà Chẩn đoán phân biệt.
Trích dẫn y văn
– Tấu lý phát tiết, mồ hôi nhâm nhấp, gọi là Tân. Có cốc khí thì có khí đầy đủ làm trơn khớp xương, làm xương co duỗi tốt, khí còn làm cho bổ ích não tủy, da dẻ mềm nhuận, gọi là Dịch (Quyết khí thiên – Linh Khu).
– Thủy cốc vào miệng, chuyển đến Trường Vị, chất dịch biến thành năm thứ: trời lạnh áo mỏng thì là thể hơi, là nước tiểu; Trời nóng áo dày, thì là mồ hôi; buồn thương thì khí kết lại mà thành nuớc mắt; Trung tiêu có nhiệt vị hoạt động chậm thì là nước miếng, Tà khí nghịch ở trong làm bế tắc không lưu thông, không lưu thông sẽ thành thủy trướng (Ngũ long tân dịch biệt thiên – Linh Khu)
– Năm Tạng sáu Phủ, đều có tân dịch (Tiêu khát chư bệnh hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).
– Bệnh Dương minh vốn là tự ra mồ hôi, thầy thuốc lại làm ra mồ hôi lần nữa; bệnh đã đỡ, còn phiền nhẹ không dễ chịu, đó là vì đại tiện rắn nên như vậy. Bởi vì mất tân dịch, trong Vị khô ráo cho nên đại tiện rắn. Nên hỏi xem ngày đi tiểu tiện mấy lần; nếu vốn là ngày đi tiểu tiện ba, bốn lần, bây giờ lại đi nữa cho nên biết là đại tiện mới đi không lâu lắm. Bây giờ số lần tiểu tiện ít đi, vì tân dịch nên quay trở về Vị, cho nên không lâu nữa tất đi đại tiện (Thương hàn luận)
– Có trường hợp Tiểu trường vốn kèm có nhiệt, bởi vì khi đẻ, nước và huyết đều dồn xuống, tân dịch khô kiệt, nhiệt kết bào cung nên tiểu tiện không thông. Nhưng bào cung chuyển thì bụng dưới trướng đầy, khí cấp đau như thắt. Nếu là hư nhiệt mà tân dịch bị khô kiệt, thì không trướng gấp lắm, nhưng tiểu tiện không thông. Tân dịch sinh ra được, khí được hòa thì sẽ tiểu tiện được (Phụ nhân sản hậu chư hậu hạ – Chư bệnh nguyên hậu luận).
– Rượu, miến không điều độ, thức sào nướng ăn quá mức, vì thế hỏa bốc lên, Tạng Phủ sinh nhiệt, táo nhiệt nung nấu mạnh, tân dịch bị khô cạn, khát nước uống vào, nước tụ lại không kiềm chế được (Tiêu khát – Đan Khê tâm pháp)
– Bệnh ở Thượng tiêu, là chứng khát. Khát nước uống nhiều, càng uống càng khát, đó là vì tân dịch ở Thượng tiêu bị khô cạn. Người xưa nói bệnh ở Phế mà không biết đến cái hỏa ở Tâm Tỳ và Dương minh đều có thể do hun đốt mà thành, cho nên còn gọi là Cách tiêu. Trung tiêu là nói bệnh ở Trung tiêu, ăn nhiều hay đói mà người vẫn gầy, ngày càng gầy còm, đây là bệnh ở Tỳ Vị, cũng gọi là Tiêu trung Hạ tiêu là nói bệnh ở Hạ tiêu, tiểu tiện vàng đỏ, là chứng Lâm, là chứng Trọc, tiểu tiện ra như cao như mỡ, mặt đen tai quắt, ngày càng gầy còm, đó là bệnh ở Thận, cũng gọi là Thận tiêu (Tam tiêu can khát – Cảnh Nhạc toàn thư).
– Chứng Phế nuy, bệnh tích luỹ dần dần không chỉ một ngày, nhưng hàn nhiệt không dứt thì là một mối, tất cả là tại tân dịch ở trong Vị không phân bố lên Phế, Phế không được nuôi dưỡng chuyển thành táo thành khô, rồi sau mới thành bệnh (Phế ung Phế nuy môn – y môn pháp luật).