Hoàng bá

Tên khoa học:

Phellodendron chinensis Schneid. Họ khoa học: Thuộc họ Cam (Rutaceae)

Tiếng Trung: 黄柏.

Tên khác: Hoàng bá, nguyên bá, bá mộc.

Nguồn gốc:

Cây Hoàng bá

Đây là vỏ cây hoàng bì hoặc hoàng bá khô, thuộc loài thực vật họ vận hương. vỏ cây hoàng bì quen gọi là “xuyên hoàng bá”, vỏ cây hoàng bá quen gọi là “quan hoang ba”. Sản xuất chủ yếu ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Đông Bắc, Nội Mông Cổ v.v…

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Xuyên hoàng bá ty: Bề mặt bên ngoài màu be vàng. hoặc màu nâu vàng. Nửa cong, nhẵn nhụi hoặc có vân rãnh dọc, có cái còn thấy rõ ngân mắt vỏ hoặc vỏ thô màu be xám còn sót lại. Bề mặt bên trong màu vàng tôi, nhẵn bóng. Mặt cắt có nhiều lớp màu vàng sẫm. Chất giòn, dễ gẫy, mặt cắt có chất xơ, mùi nhẹ, vị cực đắng, nhấm lên miệng thấy dính, nước bọt ngả sang màu vàng.

Quan hoàng bá ti: Bề mặt, bên ngoài có màu xanh vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, tương đối nhẵn nhụi, có các đường vân nứt dọc không đồng đều, ngấn mắt vỏ nhỏ mà ít thấy, đây đó có thể còn sót lại những vết vỏ thô màu trắng xám. Bề mặt bên trong mầu vàng hoặc nâu vàng, chất rắn. Mặt cắt mầu vàng tươi, hoặc mầu lục vàng. Chất tương đối xốp, dễ nứt dọc thành từng lớp, tính xơ mạnh, vị đắng.

Các loại hoàng bá đều coi loại vỏ dày, màu vàng tươi, không có màng vỏ là loại tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo thoáng gió, đề phòng thuốc hoá độc, đổi màu.

Dược lý hiện đại:

Hoàng bá

+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ bình thường. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này. Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan – túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dược Học).

+ Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dược Học).

+ Nước sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lượng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans,Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dược Học).

+ Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợpvới các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá đã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dược Học).

+ Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tửcung được nhanh hơn (Trung Dược Học).

+ Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dược Học).

+ Nước sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thương hàn và phó thương hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese HerbalMedicine). + Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thương hàn và phó thương hăn ở nồng độ 1: 100. + Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese HerbalMedicine).

+ Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu người. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu. Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thường (Chinese HerbalMedicine).

+ Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese HerbalMedicine).

+ Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dược Học).

+ Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thương hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese HerbalMedicine).

+ Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese HerbalMedicine).

+ Ức chế thần kinh trung ương: cho thuốc ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống loét dạ dày và kiện vị:tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dưới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese HerbalMedicine).

+ Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dương (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nước ở ruột non (Chinese HerbalMedicine).

+ Giảm huyết áp: Berberin tiêm dưới da hoặc cao nước Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thểb – Adrenergic và ức chế các thụ thể a – Adrenergic (Chinese HerbalMedicine).

+ Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese HerbalMedicine).

Khí vị:

Vị đắng, tính hàn, không độc, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, lại nói: là thuốc của kinh Thủ quyết âm và thuốc dẫn kinh của Túc thái âm, tính trầm mà giáng xuống, là âm dược, ghét Can tất

Chủ dụng:

Làm cho thấp nhiệt ở hạ tiêu tan đi, tả Long hỏa nấp trong phần âm, trừ phiền nhiệt, nóng trong xương, bổ Thận mạnh âm, tẩy Can sáng mắt, trị hoàng đản, nhiệt kết ừong Dạ dày, Ruột và ngũ Tạng, chữa kiết lỵ, trĩ nội, tả Tướng hỏa có thừa, cứu Thận thủy không đủ, lở miệng, ghẻ lở có trùng xức bôi được, có công chữa chứng trường phong hạ huyết liên tục, và nhiệt lỵ đi ra huyết rất thần hiệu. Các chứng Bàng quang có nhiệt, phụ nữ đới lậu, âm khí lở loét, đỏ mũi, tê cố họng, ung thư phát bối, sưng vú, lở rốn cũng dùng được. Đông Viên nói: tả Long hỏa nấp ở Hạ tiêu, yên giun đũa gây nôn khan ở Thượng tiêu (đàn ông lở Ngọc hành dùng nó tán thành bột bôi vào, môi lưỡi lở thì nướng với Mật rồi tán nhỏ mà bôi.)

Hơp dụng:

Được Tri mẫu thì tư âm giáng hỏa để trị lao nhiệt, được Thương truật thì trừ thâp thanh nhiệt, chủ yêu để trị tê liệt.

Cấm kỵ:

Phàm hỏa thực thì tả, hỏa hư thì bổ, người ta không có hỏa thì không sống được, dùng Hoàng bá để tả hỏa thì tổn thương nguyên khí, chỉ có chứng thấp nhiệt, thực nhiệt thì tạm dùng được, với người Thận hư, Tỳ yếu thì cấm hẵn. Đan Khê nói: Mạch bộ Hữu Xích vi hoặc mạch bộ Tả Xích vượng thì đều cấm dùng Hoàng bá.

Cách chế:

Cho vào thuốc tể nên tẩm Mật nướng, cho vào thuốc chữa Thận nên tẩm Muối và Rượu sao tới màu nâu sẩm, cho vào thuốc bôi cam miệng thì phơi khô mà không cho gần lửa. Lại cách khác: dùng dao đồng gọt vỏ ngoài, tẩm Mật và nước nửa ngày lấy ra nướng khô, lại bôi Mật nướng nhỏ lửa, mỗi lạng dùng hêt 6đ Mật, nếu chứng hỏa thịnh thì tẩm Đồng tiện chưng lên dùng.

Nhận xét:

Hoàng bá tính hàn thực hiện thời lệnh khắc nghiệt của mùa Đông cho nên vào riêng kinh Thiếu âm tả Tướng hỏa có thừa, nhưng phải là người có mạch bộ Xích hồng đại hữu lực thì sao đen tạm dùng được. Hoàng bá lợi cho chứng thực nhiệt mà không lợi cho chứng hư nhiệt. Phải nhớ rằng hỏa chân nguyên ở Mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ, Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại. Nguyên khí đã hư lại dùng thuốc đắng lạnh, ngăn tuyệt sinh cơ, không có gì hại bằng nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thế y đắc hiệu phương”

Bài Nhị diệu tán

Hoàng bá (sao), Thương truật (ngâm nước Gạo, sao), liều lượng bằng nhau, cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp.

Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu, gân xương đau nhức, nặng thì bị phù thủng, đau, không có sức, hoặc âm đạo lở ngứa, đái hạ, nước tiêu ít, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Gia giảm: Đối với chứng cước khí do thấp nhiệt tụ ở hạ tiêu thêm Ngưu tất, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân, Mộc qua để kiện Tỳ, thông lợi kinh mạch.

Trường hợp lưng gối đau nhiều thêm Ngưu tất, Mộc qua, Ngũ da bì, Thiên niên kiện, Tần giao để tư cân, trừ thấp, thông mạch. Bệnh đới hạ do thấp nhiệt, khí hư ra nhiều, màu vàng đặc, ngứa thêm Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Khiếm

thực, Bạch chỉ, Xà sàng tử để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc, táo thấp

Trên lâm sàng bài này có thể chữa trẻ nhỏ viêm Thận cấp thuộc thể thấp nhiệt.

“Y học chính truyền”

Bài Tam diệu hoàn

Là bài Nhị diệu thêm Ngưu tất.Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp.

Chữa thấp nhiệt dồn xuống chân, đầu gối sưng đỏ, đau, hoàng đản sắc vàng tươi như quả quít, bụng hơi đầy, miệng khát, ra mồ hôi đầu, đại tiểu tiện không thông, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thưc hoăc hoat sác.

“Ngoại đài bí yếu”

Bài Hoàng liên giải độc thang

Hoàng liên 8g, Hoàng cầm 8g, Hoàng bá 8g, Chi tử 8g. sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng tả hỏa, giải độc. Trị các chứng thực nhiệt, hỏa độc, sốt cao, phiền táo, miệng ráo, họng khô, điên cuồng mê loạn, hoàng đản thấp nhiệt, mụn nhọt chảy nước vàng, nóng quá đến thổ huyết, mũi ra máu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lưc.

Chú ý:

Bài này toàn những vị thuốc rất đắng, rất lạnh, phải đúng chứng, đúng mạch mới được dùng.

“Thương hàn luận”

Bài Chi tử bá bì thang

Chi tử 8-12g, Hoàng bá 8-12g, Cam thảo 3-4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, khứ thấp, thoái hoàng.

Trị hoàng đản nhiệt nặng hơn thấp, nước tiêu vàng hoặc đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàne, mạch hoat sác.

Trên lâm sàng dùng trị viêm Gan vàng da cấp, viêm cầu thận cấp, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, lỵ trực khuẩn.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Thanh thử ích khí thang

Nhân sâm,Bạch truật, Mạch môn, Hoàng kỳ, Đương quy đều 8g, Trần bì 5g, Ngũ vị, hoàng bá, Cam thảo đều 4g.

Bổ trung ích khí có tác dụng căn bản là bổ chính khí để trừ tà. Trường hợp chính khí chưa bị tổn thương, nhưng trúng tà khí (nhiệt tà) thì phải mượn bài này để giải. Những người hay ốm về mùa hè, gầy về mùa hè phải dùng Hoàng bá trừ Vị nhiệt, Mạch môn để bảo vệ tân dịch, Ngũ vị liễm khí. Người về mùa hè không muốn ăn, đổ mồ hôi trộm, tiêu ít, phân nhão nên dùng bài này, đó đơn giản chi trúng nhiệt thử. Nếu người bị thấp và nhiệt thì dùng bài sau đây: Thương truật, Hoàng kỳ, Thăng ma, Nhân sâm, Bạch truật, Trần bì,thần khúc, Trạch tả, Đương quy, Thanh bì, Mạch môn, Cát căn, Cam thảo, Ngũ vị tử.

“Dương y tâm đắc tập”

Bài Tỳ giải thẩm thấp thang

Tỳ giải 12g, Ý dĩ 16g, Xích phục linh 8g, Hoạt thạch 12g, Hoàng bá 8g, Mẫu đơn bì 8g, Trạch tả 12g, Thông thảo 5g.

Chữa thấp nhiệt hạ chủ, gót chân phá lở hoặc thấp chấn.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Gia vị giải độc thang

Hoàng cầm 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g Sài hồ 4g, Chi tử 4g, Nhân trần, Long đởm 4g, Mộc thông 4g,Thăng ma 3g, Cam thảo 3g, Đăng tâm 3g, Đại hoàng 3g, Hoạt thạch 3g.

Áp dụng-. Thuốc bình Can, hạ Tâm hỏa.

Trị Tâm nhiệt, tiểu tiện khó, buốt,có thể sinh Đại tràng nhiệt, đại tiện bí kết, sinh trĩ, hạ huyết. Những người khỏe mạnh, nhiệt thịnh, tiểu buốt, đái ra huyết nên dùng bài này.

Liều dùng – cách dùng: 

6 – 12g/24h sắc, bột

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người bị viêm dạ dày mạn, viêm gan, xơ cứng gan, ăn uống kém, đau bụng ỉa chảy kinh niên, cấm uống nhiều hoàng bá và kéo dài thời gian.

Không phải thực hoả, kiêng không uống hoàng bá.

Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp kiêng uống nhiều hoàng bá.

Các bài thuốc thường dùng:

Hoàng ngũ tẩy tễ (thuốc rửa ngoài hoàng ba ngũ vị tử)

Hoàng bá 12g – Sà sàng tử 12g

Ngũ vị tử 12g – Minh phàn 12g

Sắc hai nước, trộn đều, lọc sạch, dùng nước ấy rửa kỹ phần ngoài âm hộ, mỗi ngày 3-6 lần.

Dùng cho người âm đạo bị trích trùng.

Hoàng long tẩy tễ (nước rửa hoàng bá, long đảm)

Hoang ba 10g – Khổ sâm 10g

Long đảm thảo 10g – Long cốt 10g

Sắc 2 nước, lấy nước ấy đổ vào bồn tắm, ngồi ngâm, rửa 15 – 20 phut.

Dùng cho người bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo do bị nấm.

Hoàng trần tán (thuốc bột trần bì, hoàng bá)

Hoàng bá 9g – Trần bì thán 3g

Băng phiến 0,6g

Nghiền bột bôi. Dùng cho người bị viêm tai giữa, vết thương chảy nước vàng, phát ban, nứt đầu vú, bị bỏng nhẹ, chân bị viêm loét mạn tính.

Mạn lập tẩy dịch (thuốc chữa đau mắt hột mạn tính)

Hoàng bá 30g, sắc 2 nước, trộn lẫn lọc sạch, dùng để rửa mắt, nhiều lần mỗi ngày.

Dùng để chữa đau mắt hột mạn tính.

Nhĩ tiết tiêu ẩm (thuốc uống viêm tai)

Hoàng bá 9g – Hoa kim ngân 30g

Chi tử 9g – Liên kiều 15g

Sắc 2 nước, trộn lẫn uống, chia 2 lần, sớm, tối.

Dùng cho người bị sưng đau ống tai ngoài.

Tiêu trĩ tẩy tễ (thuốc ngâm trĩ)

Hoàng bá 60g – Bác lạc hồi 60g

Hồng đằng 60g

Sắc 2 nước, ngâm rửa chỗ đau 15-20 phút ngay khi còn nóng. Mỗi ngày 2 – 3 lần; 5 ngày là 1 liệu trình.

Dùng cho người bị lòi dom và nhiễm thêm bệnh khác.

Nhị hoàng phàn (thuốc bột nhị hoàng)

Hoàng bá lg – Đại hoàng 10g

Nghiền chung thành bột mịn. Trước hết rửa sạch vết thương bằng ôxl già, xối qua nước muối 0,9%, sau đó lảy 1 ít bột nhị hoàng, quây nước sôi thanh hồ bôi lên vết thương. Cách 2 ngày chữa 1 lần, cho đến khi hết sưng hết loét, chỗ thịt lõm đầy dần lên là được.

Dùng để chữa viêm loét 2 chi dưới.

Hoàng bá tán (thuốc bột hoàng bá)

Hoàng bá 15g – Bạch liềm 30g

Nghiền chung thành bột, bôi vết thương ngày 3 lần.

Dùng cho trẻ em, chân tay nứt nẻ do bị lạnh.

Hoàng hùng tẩy (thuốc rửa vết thương hoàng ba, hùng hoàng)

Hoàng bá 15g – Hùng hoàng 10g

Thương nhĩ tử 10g

Sắc 2 nước, trộn lẫn lọc sạch, rửa vết thương khi thuốc nóng, ngày 1 lần. Dùng cho người bị viêm lỗ chân lông.

Thanh hoàng tán (Bột hoàng bá, thanh hoạt)

Bột hoàng bá 25g – Bột thanh đại 25g

Bột hoạt thạch 100g

Trộn lẫn bỏ lọ dùng dần (Nguyên văn không nói cách sử dụng N.d).

Dùng cho người bị viêm tuyến mồ hôi, vết thương nung mủ, phát ban, viêm da do tiếp xúc, viêm da bã nhờn.

Hoàng sâm tẩy tễ (thuốc rửa khổ sâm, hoàng bá)

Hoàng bá 20g – Mộc tặc 30g

Xuyên tiên 20g – Hương phụ 30g

Khổ sâm 20g

Bạch phàm (phèn chua) 10g

Sắc 2 nước, trộn lẫn lọc sạch, ngâm vào chỗ đau ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Dùng cho người bị mụn hột cơm già, bị phát ban.

Hoàng thạch tán (bột hoàng bá, thạch cao)

Hoàng bá 6g – Thạch cao sống 3g

Nghiền chung thành bột, trộn nước đặc sệt bôi chỗ đau ngày 1 lần. Bôi liên tục 3 ngày. Dùng cho người bị viêm tuyến nước bọt.

Huyết lâm thang

Hoàng bá 10g

Bồ công anh 10g

Tiêu sơn chi 10g

Sắc uống, chia 2 lần sớm tôi. Dùng cho người bị bệnh huyết lâm.

Hoàng bá ẩm

Hoàng bá 3g

Hãm nước sôi làm trà để uống.

Dùng cho người bị viêm họng mạn tính.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây