Củ Súng – Tác dụng chữa bệnh và cách dùng củ súng

Vị thuốc Đông y

Củ Súng

Tên khác: Súng lam, khiếm thực nam

Tên khoa học: Nymphaea stellata Willd. Họ Súng                         (Nymphaeaceae)

MÔ TẢ

Cây thảo nhỏ có thân rễ mang nhiều củ nhỏ tụ họp thành khối hình cầu hoặc hình trứng. Rễ thành chùm dài. Lá to hình tim tròn, mép hơi uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía; cuống lá mảnh dài.

Hoa to mọc riêng lẻ trên một cuống rất dài, màu xanh lơ nhạt, đôi khi trắng hoặc tím, cánh hoa nhiều không đều, nhị rất nhiều tụ họp thành đầu tròn.

Quả ít gặp.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 6.

Củ Súng
Củ Súng

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, củ súng rất đa dạng về chủng loại,

phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đối, tập trung ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.

ở Việt Nam, củ súng mọc nhiều ở hầu hết các ao, hồ, kênh, rạch, ruộng đồng ngập nước. Phần thân rễ nằm sâu trong bùn, lá mọc nổi trên mặt nước.

Cây còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN

Những củ nhỏ mọc bám xung quanh thân rễ, thu hái quanh năm, đem về cắt hết rễ, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, thái mỏng, sao vàng.

Còn dùng hoa và lá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thân rễ củ súng chứa protein, chất béo, carbohydrat, chất xơ.

Hoa súng có các chất polysaccharid như D-xylose và L-arabinose.

Hạt chứa nhiều chất béo.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Qua thử nghiệm, cao chiết cồn từ quả cây củ súng có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt và ức chế hệ thần kinh trung ương.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Về mặt thực phẩm, nhân dân có tập quán dùng cuống lá và cuống hoa súng làm rau ăn dưới dạng dưa muối, dưa góp và nấu canh.

Về mặt thuốc, củ súng được dùng thay thế khiếm thực (vị thuốc bắc). Dược liệu có vị ngọt, nhạt, bùi béo, tính mát. Củ súng nấu với đường thành chè ngọt có tác dụng giải cảm, nhất là cảm nắng. Củ súng phơi khô, nấu với 2 – 3 lần nước, rồi cô thành cao, thêm đường là sirô, uống chữa ho, khô cổ, sốt cao. Thuốc tễ bổ thận âm và bổ thận dương cũng có thành phần là củ súng.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong trường hợp suy nhược thần kinh, bạch đới, mất ngủ, viêm bàng quang, đau lưng, kiết lỵ.

Liều dùng hàng ngày: 30g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

BÀI THUỐC

  • Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng, đái són, lỵ mạn tính:

Củ súng (50 – 100g) thái mỏng, sao qua, tán nhỏ, rây bột mịn; quả kim anh (50 – 100g) cạo hết gai, bô đôi nạo sạch hạt và lông, sao vàng, tán rây bột mịn. Trộn đều hai bột luyện với mật ong làm viên. Mỗi ngày uống 10 – 12g, chia làm hai lần.

  • Thuốc bổ thận, tráng dương: Củ súng (40g), thạch hộc (30g), thục địa (50g), hoài sơn (30g), tỳ giải hay thổ phục linh (20g), táo nhân (20g).

Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn rồi trộn với thục địa và mật ong làm thành viên 12g. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 viên.

  • Chữa thận hư, đau mỏi ngang thắt lưng:Củ súng (20g), ba kích (12g), cẩu tích (12g), tỳ giải (10g), hà thủ ô (10g), ngưu tất (10g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa bạch đới, khí hư:Củ súng (30g), bạch linh (20g), phơi khô, tán bột, rây mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10g chia làm 2 lần.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận