Cỏ nhọ nồi

CỎ NHỌ NỒI

Tên khác: Cỏ mực, mặc hán liên, Hạn liên thảo (旱莲草), lệ trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Họ Cúc (Asteraceae)

MÔ TẢ

Cây thảo, có thân mọc bò sau đứng thẳng. Thân hình trụ, thắt lại ở những mấu, màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng. Lá mọc đối, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông rất nháp; cuống lá không có hoặc rất ngắn.

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo)
Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo)

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngọn thân thành đầu dẹt trên một cuống dài, phủ lông thô cứng; hoa màu trắng, hoa cái ở vòng ngoài hình lưỡi, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông tiêu giảm thành vảy.

Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt, có sừng nhỏ.

Mùa hoa quả: tháng 2 – 5.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, nhọ nồi phân bố tập trung ở các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á.

Ở Việt Nam, nhọ nồi mọc hoang khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Thường gặp ở bãi sống, ven đường đi, vườn tược, ruộng màu. Cây ưa ẩm.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Cả cây, trừ rễ thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng, rửa sạch, cắt ngắn, sao qua hoặc sao cháy đến khi mặt ngoài có màu đen thì phun ít nước, rồi phơi cho thật khô.

PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM:

Toàn thân bị bao phủ bởi một lớp lông nhung trắng. Thân hình trụ có các thoi doc. Bề mặt màu xanh mực hoặc màu be xanh, có từng đốt, chất giòn, dễ bẻ gẫy. Chính giữa mặt cắt có chất tuý mầu trắng. Lá màu xanh mực, xanh lục hoặc có răng cưa nhỏ, cả hai mặt đều bị phủ bởi 1 lớp lông ngắn màu trắng. Trên đầu có dạng búp hoa, trên cuống hoa, đài hoa đều có lông bao phủ. Quả gầy, hình bầu dục bẹt, màu gụ, hương thoảng nhẹ, vị hơi mặn. Loại nào khô, màu lục, lá nhiều, không có tạp chất là loại tốt.

BẢO QUẢN:

Để nơi khô ráo thoáng gió.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nhọ nồi chứa các dẫn chất thiophen, coumestan (wedelolacton), stigmasterol, sitosterol, triterpen glycosid (ecliptasaponin), tanin, chất đắng, tinh dầu.

Theo các nghiên cứu hiện đại, Cỏ nhọ nồi hàm chứa các chất dầu bay hơi, chất làm mềm da, chất nhờn, Vitamin pp, Vitamin A, v.v… Có tác dụng cầm máu rất tốt đối với các vết thương chảy máu.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nhọ nồi có tác dụng cầm máu như vitamin K, chống viêm nhiễm, chóng làm lành các vết cắt, vết mổ, không có những biểu hiện độc khi dùng liều cao và dài ngày.

TÍNH VỊ – CÔNG DỤNG

Tính vị và công dụng: Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ can thận, làm đen râu tóc. Dùng cho các chứng bệnh: thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, băng huyết, viêm gan mạn tmh, viêm đường ruột, kiết lị, trẻ con bị cam tích, thận hư tai ù, râu tóc sớm bạc, suy nhược thần kinh, chân vẩy nến, bệnh phát ban, bệnh lở loét v.v…

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị những vết đứt ở tay hoặc chân, lấy ngay một nhúm lá nhọ nồi, rửa sạch, giã nhỏ, đắp, máu sẽ cầm lại ngay.

Để chữa sốt xuất huyết, Bệnh viện Từ Liêm – Hà Nội (1969) và bệnh viện Đống Đa (1977) đã dùng nhọ nồi để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, ngày 2 – 3 lần và pha sirô nhọ nồi với tỷ lệ 1 kg lá nhọ nồi khô cho 1 lít sirô. Ngày uống 30 – 40ml. Bệnh nhân dùng thuốc thấy sốt giảm rõ rệt, máu cầm nhanh, hết dị ứng, khỏi viêm nhiễm, trong vòng 5 – 7 ngày.

Nhân dân ở nhiều địa phương lại dùng nhọ nồi tươi rửa sạch, ép lấy nước uống, lấy nước hâm nóng hoặc trộn với dầu dùng chải tóc, rồi sắc lấy nước gội đầu để làm đen tóc.

Liều dùng hàng ngày: 30 – 50g cây tươi hoặc 10 – 20g cây khô.

Ngoài ra, nhọ nồi phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa ban sởi, ho hen, viêm họng, di mộng tinh, nấm da, bỏng.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG KHI DÙNG THUỐC:

Người nào ỉa lỏng có mùi tanh uế, đau bụng sôi bụng hoặc có buồn nôn, tưa lưỡi trắng ngấy kiêng dùng.

Người viêm đại tràng mạn tính, đau bụng ỉa chảy kinh niên kiêng uống với liều lượng quá nhiều.

BÀI THUỐC

  • Chữa kiết ly ra máu: Nhọ nồi (10g), cỏ sữa lá nhỏ (10g), rau sam (10g), lá nhót (8g), búp ổi (6g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột hoặc làm viên, uống mỗi lần 15g, ngày 2 – 3 lần.

Hoặc nhọ nồi (100g), mơ tam thể (80g), lá đại thanh (30g), bách bộ (12g), vỏ đại (8g), hạt cau (6g). sắc đặc uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

  • Chữa nôn ra máu, ho ra máu, băng huyết: Nhọ nồi (30g), rau má (30g), lá đậu ván trắng (30g). Tất cả giã nát, thêm nước, gạn rồi hòa vơi ít muối nồi, uống làm một lần trong ngày. Ngày hai lần.
  • Thuốc phòng và chữa sốt xuất huyết: Nhọ nồi (30g), rau má (30g), mã đề (20g). Tất cả để tươi, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Rau má có thể thay bằng rễ sắn dây hoặc cỏ mần trầu, mã đề bằng cối xay hoặc rễ cỏ tranh.
  • Chữa rong huyết: Nhọ nồi (16g), ích mẫu (20g), đào nhân (10g), nga truật (8g), huyết dụ (6g), bách thảo sương (4g). Sắc uống trong ngày.

CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ DƯỠNG THƯỜNG DÙNG:

Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo)

Cỏ nhọ nồi 15g, hãm nước sôi, uống thay trà.

Dùng cho người nào bị bệnh béo.

Chỉ huân ẩm (thuốc nhức đầu)

Cỏ nhọ nồi 10g

Thục địa 12g

Đương qui 10g

Thanh khao 6g

Xuyên khung 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm tối.

Dùng cho bệnh huyết hư đầu váng.

Tiêu khát ẩm (thuốc tiêu khát)

Lư căn tươi 30g

Ô mai 5 quả

Mạch môn đông 10g

Ngọc trúc 10g

Nữ trinh tử 10g

Cỏ nhọ nồi 10g

Nam sa sâm 10g Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng để chữa các bệnh khát nước dữ dội, “nước thèm như chum” uống xong lại khát ngay, đái liên tục mà đái rất nhiều, sức chứa của dạ dày giảm sút, người tiêu gầy, tinh thần thể xác đều mệt mỏi

Thổ huyết âm (Thuốc cầm máu)

Sinh địa 15g – Bạch thược 12g

Nữ trinh tử 12g – Tiên hạc thảo 15g

Phục linh 12g – Trai ngọc 24g

Đương qui 9g – Hạn liên thảo 12g

Mai ba ba 30g

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng để phòng chống chảy máu ngay tức thời.

Cánh niên an âm (Thuốc an thần khi mãn kinh)

Sinh địa 12g

Hồng hoa 9g

Hoàng cầm 9g

Đương qui 9g

Xuyên khung 6g

Hạn liên thảo 9g

Hoa cúc 9g

Bạch thược 12g

Ngưu tất 9g

Nữ trinh tử 9g

Lá dâu 9g

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng để chữa các bệnh tổng hợp khi sạch kinh, trước khi hành kinh có tâm trạng căng thăng, người bệnh thấy nhức đầu, phiền táo dẻ nổi giận, ngú không ngon giâc, mặt đỏ tía tai, triều nhiệt đổ mồ hói v.v…

Thận viêm khang ẩm (thuốc viêm thận)

Cỏ nhọ nồi 30g

Thục địa 10g

Tiểu kê 30g

Đương qui 10g

Xuyên khung 10g

Xích thược 15g

Sao bồ hoàng 15g (bồ hoàng sao)

Sinh bồ hoàng 15g (bồ hoàng tươi)

Bạch thược 15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng để chữa bệnh viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, dẫn tới chưng đái nhiều lần, đái gấp, đái đau không rõ ràng, nước tiểu hồi có màu hồng hoặc nước tiểu đục, hành kinh lâu không sạch, lưng đau triền miên v.v…

Dưỡng âm điều kinh thang (thang bổ âm, điều kinh)

Sinh địa 15g – Thanh khao 10g

Nguyên sâm 10g – Bạch thược 10g

Đan sâm 10g – Hạn liên thảo 12g

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người huyết nhiệt vọng hành, hành kinh trước kỳ hạn.

Nghịch kinh thang (Thuốc nghịch kinh)

Cỏ nhọ nồi 12g

Tiêu tra thán 9g

Hoàng cầm 9g

Sinh địa 24g

Đương qui 6g

Rễ cỏ tranh 15g

Tiên sơn chi 9g

Tử hồ 3g

Đan sâm 9g

Ngưu tất (cỏ xước) 9g

Xích thược 6g

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng cho phụ nữ trước và sau kỳ hành kinh 1 – 2 ngày, xuất hiện chứng thổ huyết hoặc đổ máu mũi có tính chu kỳ. Bệnh này có tên là bệnh “nghịch kinh” hay “đảo kinh”.

Lợi trọc thang (thuốc chữa viêm tiền liệt tuyến)

Trứng bọ ngựa cây dâu 15g

Câu kỷ tử 15g

Toả dương 10g

Thục địa 15g

Nữ trinh tử 12g

Ich trí nhân 10g

Hạn liên thảo 15g

Thỏ ti tử 12g

Thổ phục linh 24g

Đảng sâm 15g

Đương qui 6g

Hoàng kỳ 15g

Vương bất lưu hành 10g

Sắc uống ngày 1 thang. Chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Ích khí cô thận thang (thang ích khí bổ thận)

Hoàng kỳ 60g – Sinh địa 15g

Bạch thược 15g – Hạn liên thảo 30g

Thục địa 15g – Kinh giới sao 10g

Thăng ma 6g- Nữ trinh tử 15g

Phúc bôn tử 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chữa bệnh xuất huyết tử cung có tính công năng.

Thanh nhiệt lương huyết ẩm (thuốc thanh nhiệt lương huyết)

Sinh địa 12g

Đan bì 9g

Trắc bách diệp 12g

Tiên hạc thảo 12g

Tri mẫu 9g

Hoả ma nhân 12g

Hạn liên thảo 12g

Hoàng cầm 9g

Rễ cỏ tranh 15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bệnh đổ máu cam nhiều lần, mũi khô đau đớn, ỉa táo.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây