Thuốc sát khuẩn đường ruột

Tác dụng thuốc

CÁC NITROFURAN

Tính chất: Các dẫn chất nitrofuran có hoạt tính kháng khuẩn do tiếp xúc trong lòng ruột, sự tiếp thu các thuốc này vào máu không đáng kể.

Chỉ định: Các dẫn chất nitrofuran nên được dùng bổ trợ cho bù nước, trong điều trị các tiêu chảy cấp dự đoán do nhiễm khuẩn, khi không có nghi ngờ gì về các hiện tượng xâm lấn. Chúng không có hiệu lực với các tiêu chảy do virus, như tiêu chảy do rotavirus

Thời gian điều trị: không được quá 5 ngày.

Thận trọng: với những trường hợp có biểu hiện liên quan đến hiện tượng xâm lấn (nhất là khi phân có máu hoặc mủ), cần tiến hành lấy mẫu phân để nuôi cấy vi khuẩn và nếu cần thì dùng kháng khuẩn đặc hiệu. Uống rượu có thể gây ra các hiệu ứng kiểu đối thuốc.

Chống chỉ định: DỊ ứng với các dẫn chất nitrofuran, có thai, cho con bú.

Tác dụng phụ: Phát ban ngoài da.

CÁC BIỆT DƯỢC (Nitrofuran)

Nifuroxazid

Anbatrol ® (SmithKline Beecham) Antinal ® (Roques)

Ercefuryl ® (Synthélebo) Lumifurex ® (Irex)

Nifur ® (Ratiopharm) Nifuroxazid – tên thông dụng Panfurex ® (Bonchara)

Liều dùng: 800 mg/ngày chia 4 lần.

Nifurzid

Ricridène ® (Lipha)

Liều dùng: Người lớn 450mg/ngày chia 3 lần

Trẻ em 10mg/kg/ngày chia 3 lần.

CÁC HYDROXYQUINOLEIN

Tính chất: Các dẫn chất của hydroxy- 8 quinolein có tác dụng diệt amip trong lòng ruột (do tiếp xúc) với Entamoeba histolytica. Không nên dùng trong các chứng tiêu chảy cấp dự kiếri do nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định: Cường giáp không dung nạp với iod, viêm đầu chi do bệnh lý ruột, có thai, cho con bú.

Tác dụng phụ

Nổi mụn kiểu trứng cá, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa hậu môn, chuột rút.

Suy giáp kèm bướu cổ, hoặc cường năng giáp do quá tải iod gây ra (do sự có mặt của iod trong phân tử thuốc)

Hiếm gặp: teo thị giác, bệnh thần kinh ngoại vi (dùng kéo dài với liều cao)

Đã nhận thấy chứng rối loạn thần kinh sau khi dùng với liều cao với một số dẫn chất hydroxyd-8- quinolein (như clioquinol) với đặc điểm viêm tuỷ sống bán cấp, viêm dây thần kinh thị giác và bệnh thần kinh ngoạá vi (hội chứng bệnh lý thần kinh tủy sống-thị giác bán cấp: SMON-Subacute Myclo-optic Neuro pathy)

Để chắc chắn an toàn không nên dùng các thuốc này kéo dài quá 4 tuần.

CÁC BIỆT DƯỢC (Các hydroxyquinolein)

Tibroquinol

Intétrix p ® (Beaufour) Tiliquinol + Tilbroquinol Intétrix p ® (Beaufour)

SULFAMID ĐƯỜNG RUỘT

Sulfaguanidin

Ganidan ® (Specia)

Litoxol ® (SmithKline Beechcham) [+ salicylat nhôm].

Sulfamid kháng khuẩn hấp thu rất kém ở niêm mạc đường tiêu hóa cho nên còn phải xác định thêm hiệu lực và tính an toàn trong điều trị các nhiễm khuẩn ở ruột không xâm lấn

Liều dùng: 0,5 – 5g/ngày.

Thời gian điều trị: tối đa 4 ngày.

Chống chỉ định: đã bị dị ứng với các sulfamid thiếu hụt G6PD, suy thận hoặc suy gan, có thai, cho con bú, trẻ mới đẻ hoặc đẻ non.

CÁC KHÁNG SINH ĐƯỜNG RUỘT

Tính chất: Các kháng sinh dùng uống ít hấp thu ở niêm mạc tiêu hóa, Hiệu lực và tính an toàn trong điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột không xâm lấn vẫn còn phải xác định.

Thời gian điều trị: Tối đa 4 ngày. Chống chỉ định

Đã bị dị ứng với chế phẩm kháng sinh.

Trẻ đẻ non, sơ sinh dưới 1 tháng.

Thiếu hụt bẩm sinh saccharase.

Suy thận

Biến đổi niêm mạc ruột.

Tác dụng phụ

Tại chỗ: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhiễm candida, biến đổi vi khuẩn chí ở ruột.

Toàn thân: Trong trường hợp vận chuyển ở ruột bị chậm lại hoặc biến đổi niêm mạc ruột: độc tính với tai (tổn thương ở tai, nhất là dây thần kinh số VIII), độc tính với thận.

Phát ban da.

CÁC BIỆT DƯỢC (Kháng sinh đường ruột)

Colistin

Colimycine uống ® (Bellon)

Liều dùng: Người lớn: 250.000 Ul/kg/ngày chia 3-4 lần.

Trẻ em : 150 mg/kg/ngày chia 3- 4 lần.

Neomycin

Néomycine ® (Diamant)

Liều dùng: người lớn l-2g/ngày chia 3-4 lần.

Trẻ em: 50mg/kg/ngày chia 3-4 lần

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận