Trang chủTác dụng thuốcNhững thuốc của túi thuốc cấp cứu

Những thuốc của túi thuốc cấp cứu

(Về chi tiết, tìm các tên thuốc)

Những thuốc liệt kê dưới đây phù hợp với thày thuốc thực hành ở những nước công nghiệp, ở những nước này đã có sẵn một mạng lưới các bệnh viện dày đặc và những hệ thống chuyển vận nhanh chóng bệnh nhân tối các bệnh viện. Danh mục các thuốc dưới đây cần phải thay đổi và bổ sung tuỳ theo hoàn cảnh hoạt động của từng thày thuốc và tuỳ tình hình còn phải thích ứng với chuyên khoa của thày thuốc.

Túi thuõc cấp cứu không được để ở trong môi trường bên ngoài có nhiệt độ quá nóng và quá lạnh (ví dụ trong hòm sau của xe hơi vào mùa đông hoặc mùa hè).

Những thuốc cấp cứu phải được kiểm tra cứ 6 tháng một lần và phải xác minh thời hạn còn hiệu lực sử dụng của chúng. Những thuốc quá hạn cần phải được thay thế.

Bảng 1.19. Các thuốc của túi thuốc cấp cứu

THUỐC CHÌ ĐỊNH GHI CHÚ
Adrenalin Sốc phản vệ.

Ngừng tim-hô hấp do vô tâm thu hoặc rung thất chuyển động nhỏ

Thuốc đầu bảng.

Tiêm bắp thịt, hoặc dưới da, hoặc tĩnh mạch trong trường hợp cực kỳ cắp cứu

Tiêm tĩnh mạch hoặc bơm vào trong khí quản . Tiêm trực tiếp vào tim chỉ là biện pháp cuối cùng.

Aminophyllin – Cơn hen phế quản Tiêm tĩnh mạch chậm: trong những trường hợp năng, phải phối hợp với salbutamoi (hoặc dan xuất của chất này) và với corticoid.
Thuốc kháng acid – Đau dạ dày (loét, trào ngược) Thuốc kháng acid dạng dung dịch được ưa thích hơn.
Thuốc kháng sinh Nhiễm khuẩn cấp tính đe doạ sinh mạng trước khi chuyển tới bệnh viện.

Nghi ngờ viêm màng não do màng não cầu khuẩn

Viêm phổi với suy hô hấp .

Nhiễm khuẩn tiết niệu năng

Chì có những thuốc kháng sinh dưới đây được coi để trong túi thuốc cấp cứu là hợp lý:

Benzylpenicillin

Amoxicillin.

Co-trimazol

THUỐC CHỈ ĐỊNH GHI CHÚ
Thuốc kháng histamin – Sốc phản vệ Tiêm tĩnh mạch như một thuốc bổ trợ của adrenalin và corticoid.
Aspirin Đau xương-khớp xương, đau do viêm, đau sau chấn thương.

Sốt cao.

Dùng như một thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, trong trường hợp nhồi máu cơ tim, trước khi chuyển bệnh nhân tới đơn vị chăm sóc tăng cường,

với dự định thuốc tan huyết khối

Theo đường uống.

ở trẻ em nhỏ tuổi, nên thay bằng paracetamol dạng slrô thì hơn.

Atropin Nhịp tim chậm cực kỳ trong trường hợp bloc nhĩ-thât hoặc nhồi máu cơ tim.

Thuốc giải độc phospho hữu cơ.

Thận trọng về liều lượng trong trường hợp nhồi máu cơ tim; có nguy cơ nhịp nhanh và nhồi máu năng thêm
Codein Đau với cường độ vừa phải.

ỉa chảy ổ ạt

Chống chỉ định codein trong trường hợp ĩa chảy ở trẻ em
Diazepam Co giật, co cứng

Tình trạng lo âu, giãy giụa

Tiêm tĩnh mạch. Có thể bơm dung dịch để tiêm tĩnh mạch vào trực tràng ở trẻ em với liều thích hợp (0,5 mg /kg)
Diazoxid – Tăng huyết áp kịch phát, bệnh não tăng huyết áp Tiêm tĩnh mạch. Là thuốc hạ huyết áp khó sử dụng. Neu thày thuốc không quen sử dụng thì thay bằng nitedipin là hơn.
Digitalin Suy tim cấp

Phù phổi

Rung nhĩ kịch phát

Digoxin hoặc lanatosid c tiêm tĩnh mạch . Kết quả tot nhất trong trường hợp điều trị suy tim không phải nhịp xoang
Nước cất – Đóng trong ống để pha các thuốc ở dạng bột  
Methylergometrin – Chầy máu khi sổ rau hoặc sau xảy thai Thường phối hợp với oxytocin, tiêm tĩnh mạch
Ergotamin – Cơn đau nửa đầu Chỉ tác dụng lúc khởi đầu cơn đau. Thuốc đạn đặt hậu môn được ưa thích hơn (hay gây buồn nôn và nôn)
Flumazenil Thuốc giải độc của benzodlazepin Tiêm tĩnh mạch , nhắc lại 2-3 lần tuỳ tình trạng tri thức.
Furosemid – Phù phổi, suy tim cấp Tiêm tĩnh mạch.
Glucose ưu trương – Hôn mê hạ đường huyết Dung dịch 50%, truyền tĩnh mạch.
Hydrocortison Hen phế quản nặng

Sốc phản vệ

Tiêm tĩnh mạch; phối hợp với salbutol và/hoặc aminophyllin

Tiêm tĩnh mạch; phối hợp với adrenalin và/hoặc thuốc kháng histamin

Bảng 1.19. Các thuốc của túi thuốc cấp cứu (tiếp)

THUỐC CHl định GHI CHÚ
Lidocain – Loạn nhịp thất, đặc biệt trong những giờ đầu bị nhồi máu cỡ tim cấp Tiêm tĩnh mạch trong trường hợp đã có cơn loạn nhịp, Tiêm bắp thịt để phòng ngừa loạn nhịp thất, ví dụ trong khi chuyển bệnh nhân đến đơn vị chăm sóc tăng cường.
Metoclopramid – Nôn không cẩm nổi Tiêm bắp thịt. Prochlorperazin cũng có hiệu quả. Cho haloperidol trong trường hợp nặng có giãy giụa
Morphin – Đau nặng do mọl nguồn gốc, nhất là nhồi máu Cd tim Tiêm tĩnh mạch chậm, theo rói nhịp thở.
Naloxon – Thuốc giải độc thuốc phiện Tiêm tĩnh mạch; thường phải tiêm nhắc lại cứ 2-3 phút một lần
Nifedipin – Tăng huyết áp kịch phát, bệnh não do tăng huyết áp Viên nang 10 mg đặt dưới lưỡi. Nhắc lại liều này tuỳ theo diễn biến của huyết áp động mạch
Nitroglycerin – Cdn đau thắt ngực Đạt dưới lưỡi hoặc hít bằng ống phun-khí dung. Nitroglycerin bị biến chất sau vài tuần nếu bỏ ra ngoài bao bì gốc; dưới dạng thuốc phun mù, thuốc bảo quản được tốt hơn. Kiểm tra thời hạn sử dụng.
Salbutamol – Cơn hen phế quản Hít qua ống phun-khí dung. Trong những trường hợp nặng có thể phối hợp với corticoid và/hoặc aminophyllin.
Thuốc làm dịu, an thần, gây ngủ – Mất ngủ, lo âu Benzodiazepin uống (diazepam, oxazepam, temazepam, V..V..)
Dung dịch hổi phục nuớc bằng đúởng uống – Điều trị triệu chứng các trường hợp ỉa chảy, nhất là ở trẻ em  

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây