Trang chủTác dụng thuốcMorphin - thuốc tác dụng giảm đau trung

Morphin – thuốc tác dụng giảm đau trung

Các chế phẩm tiêm:

Morphin – tên thông dụng.

Các chế phẩm uống tác dụng chậm:

Moscotin ® (Asta).

Skenan LP ® (Upsa).

Tính chất: alcaloid chính của thuốc phiện, giảm đau mạnh ở trung tâm, vẫn được dùng rộng rãi mặc dù đã xuất hiện các thế phẩm tổng hợp; việc dùng lặp lại morphin hay các chế phẩm thay thế có thể gây ra lệ thuộc thể chất và hội chứng thèm thuốc.

Chỉ định (morphin và các chất thay thế):

  • Đường dưới da: giảm đau rất hiệu quả nhưng do các tác dụng không mong muốn, morphin (hay các sản phẩm tổng hợp) chỉ được chỉ định trong các cơn đau mạnh và không đáp ứng với các thuốc giảm đau ngoại vi, nhất là các cơn đau hậu phẫu hay hậu chấn thương, cơn đau do nhồi máu cơ tim, do ung thư và cơn đau sỏi thận hay mật (phối hợp với một thuốc chống co thắt).
  • Theo đường uống: người ta dùng các chế phẩm giải phóng hoạt chất kéo dài trong các cơn đau mạn tính do ung thư.
  • Các cơn đau do ung thư phải được chữa trị liên tục, theo giờ cố định (và không theo yêu cầu), đầu tiên tiêm sau đó bằng đường uổhg. Các chế phẩm uống tác dụng chậm có thời gian tác dụng khoảng 12 giờ. Đường tuỷ sống hay màng cứng là một kỹ thuật đặc biệt dùng trong trị liệu các cơn đau do ung thư kháng thuốc giảm đau khác.
  • Theo đường tĩnh mạch: đường này được dùng cho chữa phù phổi cấp.

Liều dùng

Theo đường dưới da:

  • Người lớn: 10-30mg/24 giờ tiêm dưới da (tối đa 20mg/lần và 50mg/24 giờ), thời gian tác dụng 4-5 giờ. Các liều dưới 10mg có nguy cơ gây ra hiện tượng kích thích hay buồn nôn.
  • Trẻ em trên 5 tuổi (cố hạn chế chỉ định càng tốt): 0,l-0,2mg/kg (tối đa 15mg).

Theo đường tĩnh mạch:

Để đạt tác dụng ngay (như trong phù phổi cấp), tiêm tĩnh mạch chậm 2,5-5mg (trong 4-5 phút) trong 5ml dung dịch sinh lý để giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp và suy hô hấp, chỉ dùng trong gây mê hồi sức.

  • Trong các cơn đau do ung thư kháng thuốc, khi không uống được, tiêm liên tục nhò bơm cơ động.

Theo đường uống:

  • Morphin uống vào nhanh chóng bị bất hoạt trong ruột và tại gan nên tác dụng giảm đau chỉ đạt với liều gấp 2 lần liều dùng tiêm.
  • Dung dịch morphin giải phóng tức thời được cho với liều ban đầu 0,5 – 1 mg/kg/ngày, chia làm 6 lần cách nhau 4 giờ.
  • Các chế phẩm tác dụng chậm: được dùng để điều trị các cơn đau do ung thư đã kháng thuốc ở giai đoạn muộn (20-200mg mỗi ngày, chia 2 lần cách nhau 12 giờ). Cho dùng theo giờ cố định có hiệu quả hơn là chò thấy đau lại rồi cho tiếp liều sau.
  • Chữa cho trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nghiện heroin: dung dịch 0,05%, 2 giọt/kg, 4 giờ một lần trong ngày đầu rồi kéo giãn các lần trong ngày tiếp sau tuỳ mức độ kích động của đứa bé.

Thận trọng

  • Morphin là một chất dễ nghiện, sau khi điều trị lặp lại, có thể dẫn đến dung nạp và lệ thuộc thể chất, ngừng đột ngột khi lệ thuộc gây ra hội chứng thiếu thuốc.
  • Sử dụng thận trọng đối với người có tuổi, khi bị suy thận, suy tuyến giáp hay cường năng tuyến giáp và các tổn thương tiết niệu-tiền liệt tuyến.
  • Morphin đi qua hàng rào rau thai và có thể gây ra suy hô hấp thứ cấp ở trẻ sơ sinh (trong sản khoa, không cho dùng ở thì thứ hai).
  • Theo dõi nhịp thở khi cho dùng lâu dài: nếu xuất hiện nhịp tim chậm dưới 5 nhịp/phút, chữa bằng một chất đối vận của morphin.
  • Khi cho dùng kéo dài, giảm liều 25% theo quãng 3-4 ngày để tránh hội chứng thèm thuốc.

Chống chỉ định

  • Các trạng thái co giật.
  • Các tổn thương phổi trong đó dự trữ hô hấp bị hạn chế.
  • Hội chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
  • Tăng áp lực nội sọ, chấn thương sọ não.
  • Thiểu năng gan thận.
  • Ngộ độc rượu cấp, mê sảng, co giật.
  • Trẻ em dưới 30 tháng.
  • Cho con bú.
  • Đang điều trị bằng IMAO (ức chế mono-amin-oxydase) không chọn lọc.

Tác dụng phụ (morphin và các chất thay thế):

  • Buồn ngủ, lú lẫn, đôi khi kích thích, nhất là ở người già.
  • Tác dụng gây nôn: buồn nôn, nôn.
  • Táo bón, đôi khi liệt hồi tràng; chữa táo bón bằng chế độ ăn giàu chất xơ và thuốc nhuận tràng.
  • Hạ huyết áp theo tư thế (có thể kèm theo chóng mặt); chậm nhịp tim; hạ huyết áp đột ngột khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh.
  • ức chế hô hấp: thở chậm và nông; có thể nậng hay tử vong khi quá liều hoặc ở người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nếu suy hô hấp cần phải chữa thì cho dùng naloxon (xem mục viết về thuốc này).
  • Cơn hen ở người bị hen.
  • Nguy cơ đọng nước tiểu ở người có bệnh ở tuyến tiền liệt.
  • Ngứa, giãn mạch ngoài da (tác dụng kiểu histamin).
  • Tăng áp lực dịch não tuỷ, xu hướng phù não.
  • Quen thuốc: khi điều trị kéo dài, cần tăng liều để giữ ổn định hiệu quả; quen với các tác dụng không mong muốn, nhất là ức chế hô hấp, phát triển cùng với quen với tác dụng giảm đau; do vậy, khi tăng liều, có thể giữ đủ tác dụng giảmđau nhưng không tăng các tác dụng không mong muốn; ngoài ra còn có thể có quen thuốc chéo với tất cả các dẫn xuất của morphin chủ vận toàn phần.
  • Lệ thuộc thể chất và hội chứng thèm thuốc: việc lệ thuộc thể chất chỉ xuất hiện sau vài tuần điều trị với liều cao. Điều này thể hiện khi cắt dùng thuốc đột ngột bằng các triệu chứng sau: ngáp, nhức đầu, chán ăn, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn và nôn, lo âu, kích động, chuột rút bụng, ỉa chảy, tăng huyết áp động mạch, tăng thân nhiệt, co cơ.
  • Việc quen thuốc và lệ thuộc thể chất thường xuất hiện sau 1-2 tuần cho dùng liều cao và được bớt đi bằng giảm liều dần.

Quá liều: ức chế hô hấp, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, buồn ngủ, bất tỉnh ngày càng sâu. Điều trị: các đối vận của morphin (xem mục viết về naloxon) và hồi sức tim hô hấp.

Tương tác: với các thuốc ức chế men mono-amin-oxydase (tăng kích thích và co giật, đôi khi ức chế hô hấp và hôn mê); với rượu, các thuốc mê, chống trầm cảm hệ thần kinh trung ương, các thuốc chống trầm cảm ba vòng (khả năng tương hỗ); với các kháng histamin và các dẫn chất phenothiazin (tương hợp tác dụng chống trầm cảm lên hệ thần kinh của morphin); với các thuốc kháng cường giao cảm (nguy cơ liệt ruột). Tăng amylase máu (gấp 10 lần mức bình thường).

Các chế phẩm bào chế

  1. Bột thuốc phiện: 10% morphin.
  2. Cao toàn phần: 50% morphin.
  3. Cao thuốc phiện: 20% morphin.
  4. Cồn thuốc phiện: 0,1% morphin.
  5. Cồn ngọt paregôric: 20g=10mg morphin.
  6. Laudanum: lg= 10mg morphin.
  7. Sirô thuốc phiện: 0,5% morphin.
  8. Sirô Diacod: 0,1% morphin.
  9. Sirô morphin: chứa 10mg morphin hydroclorid trong một thìa canh (10ml).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây