Trang chủTác dụng thuốcCác thuốc chống loạn nhịp tim

Các thuốc chống loạn nhịp tim

Tính chất

Thuốc chống loạn nhịp là những thuốc làm giảm tính tự động của các sợi cơ tim, thay đổi sự dẫn truyền ở mô không đặc hiệu hoặc ở mô đặc hiệu (cấu trúc nút). Đó là các thuốc khó sử dụng, có chỉ định gồm: loạn nhịp đe doạ chức năng tim hay sự sống của người bệnh. Chúng thường hay được kê đơn trong các loạn nhịp nhẹ để điều hoà nhịp tim và làm dịu sự lo lắng của người bệnh. “ Thứ xa xỉ ” này cho nhịp tim chứa đựng mọi nguy cơ bị các tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp. Thực tế không có loại thuốc chống loạn nhịp “ nhẹ “ và vô hại.

Người ta gọi là“ tiền loạn nhịp “ (pro-arythmie) đối với mọi tình trạng loạn nhịp sẵn có bị nặng thêm hay mới có do các thuốc chống loạn nhịp gây ra, nhất là thuốc thuộc nhóm Ic. Các tiền loạn nhịp nặng, đôi khi chết người, xuất hiện chủ yếu ở người bị loạn chức năng thất trái, bị rối loạn thận hay gan, bị rối loạn thăng bằng nước điện giải; tác dụng có thể hại cho sức khoẻ này phải được để đánh giá rõ cân nhắc tương quan giữa nguy .cơ và lợi ích của thuốc chống loạn nhịp.

Có nhiều cách phân loại thuốc loạn nhịp khác nhau. Cách dưới đây được chấp nhận là theo đề nghị của Vaughan Williams. Mọi cách phân loại chỉ có một giá trị lâm sàng hạn chế.

Thủ thuật tác động điện lên tim hay chống rung nên được chọn lựa hơn là thuốc chống loạn nhịp và tạo nên cách trị liệu đảm bảo nhất cho một số loạn nhịp. Các kỹ thuật đặc hiệu đã được dùng để chọn ra một trị liệu dài hạn bằng thuốc chống loạn nhịp hay cấy máy tạo nhịp lên điện tim và chống rung tự động hay triệt phá bằng tần số vô tuyến điện.

NHÓM la

Thuốc ổn định màng hay chẹn kênh natri, thời hạn tiềm năng tác dụng kéo dài; tác dụng kháng cường cholin.

Quinidin

Cardioquinine ® (Asta). Longacor ® (Procter & Gamble). Quinidurule ® (Asta).

Tính chất: thuốc chống loạn nhịp nhóm I (phân nhóm la) được dùng để dự phòng hay điều trị những loạn nhịp khác nhau, nhất là loại loạn nhịp trên thất. Thời hạn tác dụng 3-4 giờ (tới 12 giờ cho các dạng giải phóng chậm).

Chỉ định

Duy trì nhịp xoang sau khi giảm rung hay giảm cuồng động nhĩ bằng tác động điện lên tim.

Đề phòng những cơn mạch nhanh trên thất kịch phát hay tiếp nối.

Điều trị và dự phòng ngoại tâm thu nhĩ hay thất.

Nếu ta không có một máy phá rung cộng hưởng, người ta có thể giảm thuốc rung tim hay cuồng động nhĩ sau dùng digitalin (phương pháp nguy hiểm đòi hỏi theo dõi liên tục nhịp tim ở môi trường bệnh viện).

Nếu không có quinin, quinidin là có hiệu quả trong điều trị cơn sốt rét, nhất là do p. falciparum.

Liều dùng: rất thay đổi từ 300 – 600mg (dạng cơ sở) mỗi ngày chia làm 3-4 lần (chia 2 lần nếu là dạng thuốc tác dụng chậm).

Thận trọng

Vì có thể xuất hiện các tai biến nặng khi bị mẫn cảm (đặc ứng), người ta phải thử nhạy cảm của người bệnh bằng cho uống một liều thử: nếu trong 2 giờ tiếp sau mà thấy hạ huyết áp (chóng mặt, bị thỉu đi, ngất), mẩn da, phức hợp QRS bị giãn rộng trên 25% hay đoạn Q-T kéo dài trên 0,44 giây thì phải dừng vĩnh viễn việc cho dùng quinidin và các dẫn chất của nó.

Định lượng kali trong máu trước và trong khi điều trị.

Theo dõi điện tâm đồ trong khi điều trị với liều cao.

Giảm liều digitalin khi dùng cùng kết hợp.

Theo dõi công thức máu trong khi điều trị (có thể giảm tiểu cầu và thiếu máu tan huyết).

Cẩn thận khi bị bloc nhánh.

Giảm liều khi bị xơ gan cổ trướng.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với quinidin hay quinin.

Suy tim mất bù trừ.

Bloc nhĩ – thất (toàn phần hay từng phần) không có máy hỗ trợ.

Bloc xoang nhĩ, bệnh tâm nhĩ, quãng Q-T kéo dài.

Quá liều digitalin.

Thiểu năng thận.

Kali huyết tăng hay hạ.

Bệnh nhiễm khuẩn cấp.

Thấp khớp cấp.

Cường tuyến giáp.

Nhược cơ.

Tiền sử thiếu tiểu cầu.

Có thai: quinidin có thể gây ra thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh và không nên dùng cho phụ nữ đến kỳ sinh nở.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy (30% các trường hợp).

Đặc ứng (1-2% các trường hợp): sốt, hạ huyết áp, ngứa, ban da, khó thở, nhịp tim nhanh, xẹp tim mạch.

Bloc nhĩ – thất, ngoại tâm thu thất, bloc nội tâm thất (mở rộng phức hợp QRS), nguy cơ đột tử do rung thất hay do ngừng tim

Cơn xoắn đỉnh khi kéo dài đoạn Q-T, được thuận lợi do hạ kali huyết, việc dùng thuốc lợi tiểu hay phối hợp với một thuốc chống loạn nhịp khác.

Nhiễm độc cinchonin: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác (nhìn đôi, chứng sợ ánh sáng), ù tai, giảm thính lực.

Các tai biến về huyết học (0,1- 0,2% các trường hợp): giảm tiểu cầu (chảy máu, ban xuất huyết), thiếu máu tan huyết (nhất là ở phụ nữ sau mãn kinh).

Quá liều: nhiễm độc từ 4 g quinidin cơ bản: rối loạn cảm giác, kích động, rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, tăng nhịp tâm thất, cơn xoắn đỉnh, rung tâm thất.

Điều trị: rửa dạ dày, hiệu chỉnh các rối loạn nước điện giải, dẫn dắt điện tâm thu.

Tương tác: với các thuốc gây ra cơn xoắn đỉnh, nhất là bepridil, sotalol, amiodaron (tăng nguy cơ loạn nhịp nặng); với các digitalin (có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương và độc tính của quinidin); với các thuốc lợi niệu (hạ kali huyết và kiềm hoá nước tiểu làm tăng độc tính của quinidin); với các thuốc chẹn bêta (tăng tiềm lực tác dụng giảm áp lên cơ tim); với các thuốc uống chống đông máu (tăng tiềm lực của tác dụng chống đông); với các thuốc cường cholin (giảm tác dụng cường cholin); với các thuốc kháng cường cholin (tăng tiềm lực kháng cường cholin); với các barbiturat (có thể làm hạ nồng độ trong huyết tương của quinidin); với các thuốc kiềm hoá nước tiểu (giảm bài tiết thận và tăng độc tính).

CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP KHÁC CỦA NHÓM la

Hydroquinidin (dihydroquinidin). Sérécor ® (Houdé).

Liều dùng: 600-900 mg/ngày. Disopyramid

Isorythm ® (Merck Clévenot).

Rythmodan ® (Roussell).

Thời gian bán thải huyết tương: 6-8 giờ.

Tính chất: tác dụng kháng cường cholin rõ.

Chỉ định: ngoại tâm thu, cơn tăng nhịp nội tâm thu, đề phòng tăng nhịp thất.

Liều dùng: người lớn 300-600 mg/ngày chia 3-4 lần hay 250-500 mg/ngày chia 2 lần đối với chế phẩm tác dụng chậm. Trẻ em 150- 200 mg/m2/ngày chia 3 lần.

Tiêm tĩnh mạch chậm rồi truyền tĩnh mạch: dành riêng cho các khoa cấp cứu tim.

Chống chỉ định: bloc nhĩ – thất, thiểu năng tim.

Tác dụng phụ: suy cơ tim, cơn xoắn đỉnh, đọng nước tiểu, song thị.

NHÓM Ib

Thuốc ổn định của màng, thời hạn tiềm năng tác dụng hạn chế.

Lidocain

Lidocain Bruneau (Braun medical). Xylocard ® (Astra).

Chỉ định: điều trị các rối loạn nhịp, tim do cường kích thích tâm thất, nhất là ngoại tâm thu về van và nhịp tim nhanh ở giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim.

Liều dùng: bằng tiêm tĩnh mạch trực tiếp: dùng để điều trị cấp cứu dưới sự theo dõi về điện tâm đồ, trong khi chờ vận chuyển về một trung tâm chăm sóc chuyên khoa tim; liều trung bình 50 – 100 mg (1 mg/kg), tiêm chậm (2 – 3 phút).

Mexitil ® (Boehringer – Ingelheim)

Chỉ định trong các ngoại tâm thu và nhịp nhanh thất.

Theo đường uống: 400 – 800 mg/ngày, phân liều cách quãng 6 – 8 giờ.

Theo đường tiêm tĩnh mạch rất chậm (10 – 15 phút): 100 – 250 mg dưới sự kiểm soát điện tâm đồ liên tục.

Nồng độ trong huyết thanh có hiệu quả: 0,7 – 1,5 mg/l.

Phenytoin:  xem mục riêng về thuốc này

Được dùng để chữa rối loạn nhịp tim trong ngộ độc digitalin: nhịp tim nhanh trên thất, loạn nhịp thất.

NHÓM lc

Thuốc ổn định của màng; thời hạn tiềm năng tác dụng ổn định.

Encainid và ílecainid không được dùng với người bệnh có loạn nhịp thất không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ (6 nhịp tâm thất sốm hay nhiều hơn mỗi giờ), sau khi nhồi máu cơ tim; thật vậy, ngay khi các thuốc đó khởi đầu có kết quả bàng loại trừ loạn nhịp thất, chúng làm tăng tỷ lệ đột tử.

Aprindin

Fiboran ® (Bellon)

Thời gian bán thải huyết tương: 15-30 giờ.

Chỉ định: rối loạn nhịp tâm thất (ngoại tâm thu, đế phòng các cơn tăng nhịp)

Đề phòng hội chứng Wolft – Parkinson – White.

Chống chỉ định: suy tim, bloc nhĩ – thất, động kinh, bệnh Parkinson, có thai.

Tác dụng phụ: chóng mặt, run, loạn vận ngôn, viêm gan ứ mật, mất bạch cầu hạt.

Cibemolin

Cipralan ® (Upsa)

Exacor ® (Searle)

Cũng có các tính chất như nhóm III và IV.

Chỉ định: loạn nhịp thất, nhất là sau nhồi máu cơ tim mới, nhịp tim nhanh trên thất kịch phát

Liều dùng: uống 4 – 6 mg/kg/ngày trong 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ: tăng thiểu năng tim hay rối loạn dẫn truyền nội tâm thất..

Flecainid

Flécaine ® (3M Santé)

Thời gian bán thải huyết tương: 14 giờ.

Chỉ định:

Nhịp nhanh trên thất kịch phát và các loạn nhịp trên thất khác ngoại trừ sau cơn nhồi máu cơ tim và có chức năng tâm thất trái bình thường.

Loạn nhịp thất nguy hiểm tính mạng sống trừ sau cơn nhồi máu cơ tim, nhất là nhịp nhanh tâm thất, kháng lại việc điều trị bằng thuốc loạn nhịp thuộc nhóm la (quinin, disopyramid, procainamid).

Duy trì nhịp xoang sau điều trị rung nhĩ hay cuồng động nhĩ.

Cho rằng nguy cơ loạn nhịp do flecamid gây nên, thuốc này không được dùng khi nhịp thất bị rối loạn nhẹ hay không triệu chứng.

Liều dùng:

Theo đường uống: người lớn 200 mg/24 giờ chia 2 lần (tối 300 mg/24h); giảm liều ở người có tuổi (100 – 150mg cách quãng 2h).

Theo đường tiêm ở đơn vị chăm sóc tích cực tim mạch: 1,5-5 mg/kg/24 h, cho như sau: tiêm tĩnh mạch 1 – 2 mg/kg trong ít nhất 5 phút rồi truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,003 mg/kg/phút.

Tác dụng phụ:

Rối loạn dẫn truyền: mở rộng phức hợp QRS, bloc bó sợi kép và kéo dài khoảng cách Q – R (ngừng điều trị), nhịp nhanh tâm thất.

Trong một nghiên cứu có đối chứng, flecainid đã làm tăng tỷ lệ tử vong (so với giả dược) ở những người đang thoát khỏi nhồi máu cơ tim có nhiều cơn ngoại tâm thu tâm thất.

Nadoxolol

Bradyl ® (Lafon)

Chỉ định: điều trị triệu chứng ngoại tâm thu thất.

Liều dùng: 250 – 500 mg, 3 lần mỗi ngày.

Propafenon

Rythmol ® (Knoll)

Chi định:

Điều trị và dự phòng nhịp nhanh kịch phát trên thất hay nhịp nhanh thất và các loạn nhịp khi xẩy ra hội chứng Wolft – Parkinson – White; propafenon ít tác dụng trong nhịp nhanh tâm thất dai dẳng và có thể có tác dụng hướng loạn nhịp.

Duy trì nhịp xoang sau điện tác động lên tim do rung tim hay cuồng động nhĩ.

Triệu chứng ngoại tâm thu tâm nhĩ đôi khi và ngoại tâm thu thất.

Liều dùng:

Theo đường uống 600 – 900 mg mỗi ngày (tới 1200 mg mỗi ngày, chia 3 lần cách quãng 8 giờ).

Giảm liều ở người có tuổi (300 – 450mg mỗi ngày).

NHÓM II: xem các thuốc chẹn beta ức chế các tính chất gây loạn nhịp của catecholamin; chậm nhịp xoang; kéo dài quãng p – R.

NHÓM III

Thay đổi luồng kali; tổng thời gian tiềm năng tác dụng kéo dài nhò làm chậm tái phân cực, làm chậm dẫn truyền trong các nút xoàng nhĩ và nhĩ – thất.

Amiodaron

Corbionax ® (Sanophi Winthrop) Cordarone ® (Sanophi Winthrop)

Tính chất: giãn mạch vành (chống đau thắt ngực), có các tính chất chống loạn nhịp của nhóm III theo Vaughan – Williams và các tác dụng kháng giao cảm. Đỉnh nồng độ trong huyết tương đạt được sau 3-6 giờ sau khi dùng thuốc liên tục. Thời gian bán thải là 20 giờ sau một liền duy nhất và khoảng 30 ngày sau khi dừng đợt điều trị liên tục, amiodaron tích tụ trong các tổ chức và việc đánh giá tương quan cung ứng – thải trừ (cân bằng điều trị) chỉ được ổn định sau khoảng một tháng điều trị (khác biệt lớn giữa các cá thể). Sự thải trừ còn dai dẳng hàng tháng sau khi ngừng điều trị.

Chỉ định

Rối loạn nhịp tim nặng kháng lại với các điều trị khác, nhất là rối loạn nhịp nhĩ, nhịp gián đoạn và nhịp thất.

Rối loạn nhịp của hội chứng Wolft – Parkinson – White.

Đau thắt ngực kèm suy tim không được kiểm soát hay rối loạn nhịp tim.

Khuyên dùng trong bệnh lý cơ tim giãn to, sẽ làm giảm tai biến đột tử.

Trong loạn nhịp tâm thất ở người bệnh bị suy tim sung huyết, amiodaron làm giảm loạn nhịp và cải thiện chức năng tim nhưng không làm giảm tần số đột tử cũng như kéo dài sự sống.

Do các tai biến của tác dụng phụ nên việc kê đơn amiodaron đòi hỏi chọn lựa bệnh nhân rất cẩn thận và đánh giá riêng mỗi người về tương quan lợi ích/nguy cơ. Trong các lợi thế, ta có thể kể hiệu quả của nó với các loạn nhịp thất và trên thất, thời gian bán thải dài giúp cho việc dùng, thuốc đơn giản, tác dụng co sợi cơ âm tính có thể bỏ khi cho dùng kéo dài và một tác dụng gây loạn nhịp yếu.

Điều trị tấn công: 600 mg/ngày trong 1 – 2 tuần (tối đa 1000 mg dưới theo dõi điện tâm đồ); giảm liều ở người có tuổi.

Điều trị duy trì: hiệu chỉnh theo điện tâm đồ hay máy Holter, thường là 100 – 300 mg/ngày, 5 ngày trong tuần hay 2 ngày một lần.

Mục tiêu điều trị tấn công là để thấm vào tổ chức tim, rồi thử điều trị duy trì để giữ trữ lượng đó mà không làm tăng lên; những liều duy trì lớn hơn liều tối thiểu có tác dụng dẫn đến các tác dụng phụ.

Amiodaron tiêm (150 mg theo đường tiêm tĩnh mạch) là dành cho cấp cứu trong bệnh viện.

Thận trọng

Cho dùng cẩn thận ở người có tuổi (chậm nhịp tim rõ rệt hơn) và khi có tiền sử về giáp trạng.

Tránh phơi nắng khi điều trị

Kiểm tra nồng độ trong huyết tương: sau 2 tuần điều trị, vùng điều trị là 1 – 2 mg/1 hay 1,5-3 pmol/1.

Chống chỉ định

Bloc nhĩ – thất không có máy, bệnh nút xoang.

Bloc xoang-nhĩ, bloc bó ba thần kinh.

Nhịp xoang chậm.

Thiểu năng hay cường năng tuyến giáp (đo T3, T4 và làm một thử nghiệm về TRH – TSH).

Tiền sử có bệnh lý phổi.

Phối hợp với các thuốc gây cơn xoắn đỉnh, các digitalin và các thuốc khác (xem mục tương tác ở dưới đây).

Khi có thai (nguy cơ vế giáp trạng cho thai nhi) và cho bú.

Tác dụng phụ: được nhận thấy trên 50 – 90% các trường hợp và có thể dai dẳng 30 – 100 ngày sau khi ngừng đợt điều trị dài.

Chậm nhịp xoang, bloc nhĩ thất, làm suy tim nặng thêm.

Về mắt: làm mờ giác mạc, giảm thị lực; chúng được tạo ra bởi các khối đọng dưới biểu mô tại khu rìa giác mạc và phản ánh sự thấm amiodaron của các tổ chức; có thể phục hồi sau vài tháng ngừng điều trị.

Về da: nhậy sáng (tránh phơi nắng) và nhiễm sắc tố làm sạm đen ở các chỗ hở (đong ở gian bào của các lipofuchsin), xuất hiện chậm và mất đi saụ khi ngừng điều trị 6 đến 24 tháng.

Rối loạn tuyến giáp trạng: amiodaron có hàm lượng lớn iốt, làm giảm nồng độ triiodothyronin trong huyết tương (T3) và làm tăng nồng độ của thyroxin (T4); nó có thể gây ra suy giáp trạng với tăng TSH cũng như cường tuyến giáp với sự giảm TSH.

Về phổi: thâm nhiễm phổi (rửa phế quản – phế nang cho thấy các đại thực bào có bọt (nhiễm mỡ) cùng với tăng bạch cầu đa nhân và lympho T, xơ phổi, viêm phổi dị ứng cấp; bệnh lý kẽ phổi không rõ được biểu hiện bằng ho khan, khó thở khi gắng sức, gầy sút, tiếng ran nổ nhẹ ở hai đáy và tràn dịch kẽ trên điện quang.

Ngộ độc thần kinh: run, bệnh lý đa thần kinh, thất điều tiểu não.

Kéo dài Q – T trên điện tâm đồ, biểu hiện sự kéo dài của tái phân cực, đôi khi xuất hiện sóng u.

Thay đổi các thử nghiệm về gan, nhất là tăng transaminase lên 2 – 3 lần chỉ số lúc đầu điều trị; tăng kéo dài thì phải ngừng điều trị; viêm gan.

Thiểu năng thận.

Viêm mào tinh.

Tăng glucose huyết.

Tăng triglycerid huyết.

Đã thấy báo cáo có trường hợp thiếu tiểu cầu.

Tương tác: với các thuốc chống loạn nhịp nhóm la, bepridil, sotalol, fenoxidil, prenylamin, vincamin (nguy cơ gây cơn xoắn đỉnh nguy hiểm); với các coumarin (tăng tác dụng chống đông máu); với các digitalin, verapamil, các chẹn beta (tăng tác dụng làm chậm nhịp tim); với digoxin (tăng nồng độ digoxin máu). Sự có mặt của iốt trong phân tử amiodaron làm sai lệch việc gắn iôt phóng xạ vào tuyến giáp.

CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP KHÁC CỦA NHÓM III

Bretylium tosilat

Bretylate ® (Glaxo VVellcome)

Thuốc chống cao huyết áp ức chế giao cảm, có các tính chất chống loạn nhịp, nhất là các loạn nhịp tâm thất. Chỉ được dùng trong các khoa săn sóc tích cực. Thời gian bán thải huyết tướng là khoảng 6 giờ. Liều dùng: 5 – 10 mg/kg bằng truyền tĩnh mạch chậm (tối đa 30 mg/kg/ngày).

Sotalol (chẹn beta)

Sotalex © (Bristol – Myers Squibb).

Tính chất: chẹn beta (nhóm II), kéo dài tiềm năng tác dụng (nhóm III). Không bao giờ phối hợp với một thuốc chống loạn nhịp khác.

Chỉ định: loạn nhịp thất nặng.

Liều dùng: theo đường uống 160 – 240 mg mỗi ngày chia 2 lần (theo dõi liên tục quãng Q – T trong 2 – 3 ngày khi tảng liều lên); theo đường tĩnh mạch (trong bệnh viện) 0,5 mg/kg (tốc độ là 5 mg/phút).

Tác dụng phụ: như của các thuốc chẹn beta, ngoài ra còn cơn xoắn đỉnh, loạn nhịp thất.

NHÓM IV xem các thuốc chẹn calci

(Diltiazem, Verapamil)

Chẹn các kênh calci; làm chậm dẫn truyền trong các nút xoang nhĩ và nhĩ – thất.

CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP KHÁC

Orciprenalin

Alupent © (Boehringer Ingelheim) [viên nén].

Cùng tên: metaproterenol.

Tính chất; về phó giao cảm, kích thích các thụ thể tiết adrenalin ßl và ß2, có tác dụng giãn phế quản và tác dụng co sợi cơ và điều nhịp dương tính.

Chỉ định và liều dùng (theo đường uống).

Nhịp chậm thường xuyên do chẹn toàn bộ nhĩ – thất khi chưa có máy, dự phòng các cơn Adams-Stokes.

Liều dùng cho mỗi người, trung bình 40-240 mg mỗi ngày, uống làm nhiều lần.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với orciprenalin.

Bệnh lý cơ tim tắc nghẽn, hẹp động mạch chủ dưới van.

Cường năng tuyến giáp trạng.

Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim.

Nhịp nhanh xoang (>  140 lần/phút).

Ngoại tâm thu tâm thất đa dạng thành chuỗi.

Tác dụng phụ

Nhức đầu, cơn nóng bừng, hồi hộp.

Kích thích tim: nhịp xoang nhanh, loạn nhịp tâm thất hay làm nặng thêm loạn nhịp đang có.

Hạ huyết áp động mạch và đau thắt ngực, thường mất đi khi ngừng thuốc.

Quá liều: ngoại tâm thu đa dạng, nhịp tim nhanh, run rẩy trong các thể nặng, hồi tỉnh và cho dùng cẩn thận một thuốc chẹn beta (nguy cơ co thắt phế quản).

Tương tác: với các thuốc ức chế monoamin oxydase IMAO (tăng tác dụng của orciprenalin; tránh phối hợp); với các thuốc mê toàn thân có halogen, nhất là cyclopropan và halothan (tăng các nguy cơ rung tâm thất); với các digitalin (tăng các nguy cơ rung tâm thất); với các thuốc chẹn beta (đối vận về dược lý).

CÁC THUỐC KHÁC

Adenosin (Krenosin ®, Sanofi Winthrop).

Được cho tiêm tĩnh mạch (cả khốĩ) dưới sự theo dõi liên tục điện tâm đồ để được chuyển nhanh sang nhịp xoang của nhịp tim nhanh trên thất kịch phát (bệnh Bouveret). Chống chỉ định khi bị hen và các bệnh lý tắc nghẽn phế quản.

Atropin (xem mục rieng về thuốc này). Được dùng trong cường năng phế vị (nhịp xoang nhanh, bloc nhĩ – thất) nhất là ở giai đoạn khởi đầu nhồi máu cơ tim phía sau.

Các digitalin: digitalin làm chậm dẫn truyền trong các nút nhĩ thất do tác dụng của phế vị.

Isoprenalin: được dùng trong điều trị cấp cứu bloc nhĩ – thất trong khi chờ đặt máy kích thích tim.

Triphosadenin: (Striadyne®, Wyeth), có tác dụng cường cholin mạnh và làm chậm dẫn truyền nhĩ – thất. Được dùng dạng tiêm tĩnh mạch nhanh ở bệnh viện và dưới sự theo dõi điện tâm đồ để giảm các cơn mạch nhanh gián đoạn (nhịp tương hỗ), nguy cơ ngừng xoang và bloc nhĩ-thất.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây