Nhận biết và tự chữa Trầm cảm sau sinh

Sức khỏe gia đình

Sau khi sinh thì hóc môn bị thay đổi rất nhiều để thích hợp với một cơ thể không còn mang thai. Những cảm xúc của bạn sẽ rất bồn chồn, đó là một đứa trẻ mới sinh mang lại cho bạn những thay đổi lớn về phong cách sống, và bạn nhận ra không phải dễ dàng đến với những sự việc trong giai đoạn làm mẹ thật sự và những nhu cầu mà đứa trẻ đòi hỏi ở bạn. Bạn bè, gia đình có thể sẵn lòng giúp bạn, nhưng sẽ có khuynh hướng dành tất cả sự quan tâm của mình cho đứa trẻ mới sinh thay vì dành cho bạn. Đây là một sự chuyển biến rất lớn từ lúc mà bạn mang thai. Cứ 10 phụ nữ thì có khoảng 8 phụ nữ bị bệnh “baby blues” (bé xanh) rất sớm sau khi sinh. Có khoảng 1 trong 10 phụ nữ thì bệnh tiến triển trầm trọng hơn nhiều, đó là chứng trầm cảm sau sinh kéo dài.

CHẨN ĐOÁN

1. Có phải tình trạng này xảy ra chưa tới một tuần kể từ lúc mới sinh con?

Nguyên nhân có thể có: Có nhiều phụ nữ cảm thấy. buồn rầu và chán nản trong một vài ngày sau khi sinh. Tình trạng này thường được biết là “bệnh bé xanh”. Những cảm giác này là do sự thay đổi lớn về lượng hóc môn sau khi sinh. Ngoài ra, thực tế của đứa trẻ mới sinh không ngủ nhiều đêm và đòi hỏi liên tục sự quan tâm của bạn, có thể gây cho bạn stress nhiều hơn bạn tưởng.

Hành động: Hãy làm theo những lời khuyên về cách chăm sóc chính bạn sau khi sinh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu những cảm giác này kéo dài nhiều ngày.

Không

2. Có phải tâm trạng bạn quá buồn chán đến mức cảm giác rằng có lẽ sẽ làm tổn thương đến chính bạn hoặc đến con của bạn hay không?

  • Lúc này hãy gọi cho bác sĩ

Nguyên nhân có thể có: Chắc: hẳn bạn bị trầm cảm sau khi sinh và cần phải được chữa trị kịp thời.

Trầm cảm sau khi sinh
Hình minh họa Trầm cảm sau khi sinh

Hành động: Sau khi hỏi bạn là bạn cảm thấy như thế nào thì bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nếu bệnh của bạn rất nặng thì bạn nên nhập viện để điều trị. Tốt hơn là nên nhập vào một bệnh viện có khoa điều trị bà mẹ và trẻ em để giúp cho con bạn ở bên bạn. Bạn có thể được sử dụng thuốc chống trầm cảm và được chữa trị bằng liệu pháp tâm lý

Không

3. Có phải con bạn sau 6 tuổi hay không và có thể bị một trong các vấn đề sau hay không:

  • Bạn không thích con bạn
  • Bạn không thể cười lên được về bất cứ điều gì
  • Bạn lo lắng và khó chịu mặc dù không có lý do nào

Nguyên nhân có thể có: Chắc hẳn bạn bị trầm cảm sau khi sinh. Cứ 10 người phụ nữ sau,sinh thì có 1 người bị chứng này. Bạn bị trầm cảm nặng hơn nếu trước đây bạn đã bị trầm cảm hoặc bạn đã sinh khó hoặc sinh rất lâu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Hành động: Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn và kể cho bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, hãy làm theo những lời khuyên tự chăm sóc mình sau khi sinh. Bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về tâm trí bạn có cải thiện trong vòng 2 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

Không

4. Bạn có bị mệt vào tất cả mọi lúc, không tự sắp xếp được, và không thể nghĩ vào bất cứ điều gì trừ con bạn hay không?

a. Nguyên nhân có thể có: Đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường khi có cảm giác như vậy nếu bạn mới có con lần đầu. Vì những đêm không ngủ có thể làm cho bạn đuối sức và việc chăm sóc trẻ làm cho bạn ít có thời gian hơn để làm những việc khác.

Hành động: Hãy cố gắng tự chăm sóc mình cũng như cho con bạn. Cuối cùng rồi mọi việc sẽ ổn và bạn lại có nhiều thời gian hơn cho chính mình, cho gia đình và cho bạn bè.

Không

b. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không thể chẩn đoán được theo biểu đồ này.

Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh

Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và không thể chống đỡ nổi sau khi có con lần đầu. Dưới đây là một số ý tưởng có thể có tác dụng:

  • Hãy nói chuyện với chồng hoặc vợ và yêu cầu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè càng nhiều càng tốt nếu có thể. Nếu có thể, hãy yêu cầu một ai đó giúp bạn làm việc nhà và một số việc lặt vặt.
  • Phải được ưu tiên và ngưng làm tất cả những công việc không cần thiết chẳng hạn như là áo quần.
  • Hãy cố gắng đánh một giấc mỗi khi con bạn ngủ thay vì làm một số việc lặt vặt.
  • Hãy cho trẻ ra ngoài chơi ít nhất một tuần một lần ngay cả khi bạn chỉ tản bộ
  • Hãy cố gắng tập những bài thể dục mà bạn đã học được ở các lớp dành cho các phụ nữ tiền sinh, bao gồm bài tập thư giãn.
  • Hãy gia nhập vào hội bà mẹ và trẻ em để gặp lại các bà mẹ mà bạn đã gặp ở các lớp tiền sinh.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận