Blog Trang 597

Amrinone – thuốc tăng sức bóp cơ tim

Cơ chế tác dụng:

Amrinone là thuốc tăng sức bóp cơ tim tác dụng nhanh có thể dùng đường tĩnh mạch. Amrinone là một thuốc ức chế phosphodiesterase. Hiệu quả của amrinone trên huyết động tương tự như dobutamin. ở liều 2 – 15µg/kg/phút nó làm tăng cung lượng tim, giảm sức cản ngoại biên và tiền gánh. Liều cao hơn nó gây nhịp nhanh giống như dobutamin. amrinone có thể làm thiếu máu cơ tim nặng thêm và cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho các bệnh nhân bị bệnh thiếu máu cơ tim. Việc theo dõi liên tục các chỉ số huyết động trung ương là rất cần thiết cho việc điều chỉnh liều chính xác khi bắt đầu điều trị bằng amrinone.

Chỉ định:

Cần cân nhắc việc sử dụng amrinone ở những bệnh nhân suy tim ứ huyết nặng kháng trị với các thuốc lợi tiểu, giãn mạch và các thuốc vận mạch thông thường.

Liều lượng:

Amrinone có thời gian bán huỷ dài (4 – 6giờ). Có thể sử dụng liều lớn bắt đầu từ 0,75mg/kg. Do tác dụng giảm hậu gánh của amrinone là trực tiếp tỉ lệ với liều và tốc độ truyền nên liều khởi đầu thường không vượt quá 1mg/kg, liều này có thể truyền trong 2 – 5 phút, nhưng tốt hơn là truyền 10 – 15 phút để giảm tối thiểu nguy cơ tụt huyết áp ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái nặng và huyết áp đang ở mức giới hạn. Tiếp theo đó là liều duy trì bắt đầu truyền ở tốc độ 2 – 5µg/kg/phút và chỉnh liều 10 – 15µg/kg/phút theo sự đáp ứng của huyết động.

Do tầm quan trọng của tính tương kị hoá học amrinone lactat không được hoà trực tiếp vào các loại dịch dextrose trước khi truyền. Nhưng vẫn có thể truyền nó qua một catheter tĩnh mạch cùng với dung dịch dextrose. Để truyền tĩnh mạch liên tục, cần phải pha amrinone vào natriclorua 0,45% hoặc 0,9% với nồng độ 1 – 3mg/ml. Nên dùng amrinone qua một bơm truyền dịch để chỉnh liều chính xác.

Chú ý:

+ Amrinone có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng thiếu máu cơ tim. Theo dõi liên tục huyết động trung ương là quan trọng vì những thay đổi các chỉ số huyết động trung ương có thể xuất hiện không đồng thời với những biến đổi của huyết áp và tần số tim. Để giảm tối thiểu tác dụng phụ của amrinone, nên dùng liều thấp nhất có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Amrinone có thể gây ra giảm tiểu cầu (khoảng 2 – 3% trường hợp dùng thuốc) do nó làm giảm thời gian sống của tiểu cầu. Tác dụng không mong muốn này xuất hiện trong vòng 48 – 72 giờ sau bắt đầu điều trị. Giảm tiểu cầu thường là hiếm khi đi kèm chảy máu và nó mất đi khi ngừng thuốc. Mức giảm tiểu cầu phụ thuộc vào liều thuốc. Các tác dụng phụ khác gồm: rối loạn tiêu hoá, đau cơ, sốt, rối loạn chức năng gan và kích thích tâm thất. Trong phân tử amrinone có chứa metabisulfit nên chống chỉ định dùng nó ở bệnh nhân dị ứng với các bisulfit.

+ Nguyên tắc giảm liều các thuốc vận mạch:

Khi giảm liều các thuốc vận mạch có tác dụng inotrope (+) nên giảm từ từ và có theo dõi chặt chẽ vì những thuốc này tác động lên việc kiểm soát thần kinh-thể dịch đối với huyết áp và thể tích tuần hoàn. Đồng thời cần phải đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng dịch trong lòng mạch để tránh tụt huyết áp sau khi giảm liều.

Nghe kém (Mất thính lực) ở trẻ em

Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ…

Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.

CÁC CHỈ ĐỊNH CẦN KIỂM TRA THÍNH LỰC CHO TRẺ EM

Có hàng loạt các yếu tố nguy cơ của mất thính lực ở trẻ em, do đó, có hàng loạt lý do đặc biệt tại sao cần phải tầm soát hay kiểm tra sức nghe của trẻ. Các chỉ định chung đối với việc đánh giá sức nghe bao gồm:

  • Chậm nói.
  • Viêm tai thường xuyên hoặc tái phát.
  • Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền).
  • Bị các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon).
  • Các bệnh truyền   nhiễm gây ra mất thính lực (viêm màng não, bệnh sởi và nhiễm cytomegalovirus).
  • Các thuốc điều trị có thể gây mất thính lực như là một tác dụng phụ, bao gồm một số thuốc kháng sinh và một số chất của hóa trị liệu.
  • Học kém.
  • Đã được chẩn đoán không có khả năng học tập hoặc những bệnh khác, như tự kỷ hoặc rối loạn phát triển đều khắp.

Ngoài ra, tình trạng mang thai và tình trạng khi sinh có thể liên quan với mất thính lực của trẻ. Nếu có một bệnh sử bao gồm những trường hợp sau đây, trẻ cần phải được đánh giá thính lực.

  • Trọng lượng sinh thấp (ít hơn 1kg) và / hoặc sinh non.
  • Phải hỗ trợ thông khí (để giúp thở hơn 10 ngày sau khi sinh).
  • Điểm số Apgar thấp (số được tính khi sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh).
  • Vàng da nặng sau khi sinh.
  • Mẹ bị bệnh trong khi mang thai.
  • Não úng thủy.

Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại thường các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói.

Trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác. Điều này có nghĩa là nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Vì lý do này, nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện tầm soát khiếm thính chung (universal hearing screen) cho tất cả các trẻ sơ sinh trước khi rời bệnh viện về nhà.

CÁC NGHIỆM PHÁP KIỂM TRA THÍNH LỰC CHO TRẺ EM

  • Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan
  • Nghiệm pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh

Đối với  thử nghiệm này, trẻ ngồi trên đùi của cha, mẹ hay người chăm sóc  trẻ ở trung tâm của phòng đo.

Loa ở phía bên phải và bên trái của trẻ. Các loa có đồ chơi (thường được gắn bên trong hộp) treo dưới đáy, có thể cử động khi đang đo. Đứa trẻ sẽ quay có “điều kiện” về bên hướng mà từ đó âm thanh được phát ra. Khi đứa trẻ quay đúng hướng, đồ chơi sẽ được thắp sáng lên và cử động, thu hút sự chú ý và khuyến khích trẻ tiếp tục tham gia vào thử nghiệm. Trẻ em (và người lớn) theo bản năng sẽ quay về phía âm thanh mới lạ mà không cần phải suy nghĩ về những phản ứng, đó là lý do tại sao thử nghiệm này hiệu quả cho trẻ em nhỏ đến 5 tháng tuổi. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng với tai nghe chèn nhỏ, cho phép kiểm tra nghe riêng khả năng của mỗi tai. Dưới đây là một sơ đồ bố trí cho thử nghiệm VRA.

Tuy nhiên, nghiệm pháp VRA có một số hạn chế. Để nghiệm pháp kiểm tra chính xác, trẻ phải tham gia và cần phải hợp tác và có biểu hiện báo nghe. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng các loa để thử nghiệm, kết quả chỉ để dự đoán cho tai “tốt hơn”. Nó không cho biết liệu em bé bị khiếm thính một tai hay cả hai tai, trừ khi sử dụng một thiết bị để cô lập các tai (ví dụ, tai nghe).

  • Nghiệm pháp đo thính lực – chơi

Ở nghiệm pháp này âm thanh được ghép chung với một đáp ứng hoặc nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, trẻ được dạy để miếng gỗ đồ chơi gần với má của nó. Khi trẻ nghe âm thanh, trẻ đặt miếng gỗ đó vào hộp đồ chơi.

  • Kiểm tra thính lực bằng lời nói

Kiểm tra nói có thể được hoàn thành bằng cách sử dụng hình ảnh, ví dụ, đứa trẻ chỉ đúng ảnh mà người kiểm tra yêu cầu với giọng nhỏ dần đi. Một lần nữa, ở thử nghiệm này trẻ cần là một người sẵn sàng tham gia. Ưu điểm của nghiệm pháp này là kết quả thu được thường chi tiết như là một thử nghiệm dành cho người lớn.

  • Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan

Đo nhĩ lượng

Đo nhĩ lượng đồ và phản xạ cơ bàn đạp tạo thành một bộ đo chính được sử dụng trong các cơ sở thính học. Nó rất nhậy trong các trường hợp tổn thương tai giữa, thậm chí ở những người không bị hoặc chỉ giảm thính giác rất ít. Ưu điểm của nó là biện pháp khách quan vì thế có thể sử dụng cho những trường hợp không hợp tác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Nhĩ lượng đồ được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Áp suất không khí được thay đổi trong ống tai từ dương sang âm, làm cho màng nhĩ chuyển động và sự chuyển động của màng nhĩ được ghi lại. Số lượng và hình dạng của chuyển động có thể loại trừ hoặc chỉ ra các vấn đề khác nhau, như: dịch phía sau màng nhĩ, màng nhĩ bị thủng, hoặc chuỗi xương con màng nhĩ bị cứng (ví dụ, xơ nhĩ = otosclerosis).

Nghiệm pháp này thực hiện nhanh chóng, khách quan và không đau (mặc dù đôi khi đầu dò bịt kín ống tai có thể làm trẻ em khó chịu).

Các nghiên cứu gần đây cho thấy các nhĩ lượng đồ “bình thường” có thể phản ánh sai do các mô mềm trong ống tai, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, có thể chuyển động. Vì thế ở trẻ em có thính lực đồ bình thường có thể cho kết quả giảm chuyển động của màng nhĩ. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng âm tần số cao để đo nhĩ lượng đồ cho trẻ em như âm có tần số 1000 Hz vì nó không bị ảnh hưởng bởi các mô mềm yếu trong ống tai trẻ và cùng lúc vẫn đo được sự chuyển động của màng nhĩ.

  • Đo phản xạ cơ bàn đạp

Phản xạ âm hay còn gọi là phản xạ cơ bàn đạp, phản xạ cơ tai giữa là một cơ chế bảo vệ tai trước những âm thanh lớn. Phản xạ này có thể làm giảm âm thanh vào tai từ 5 đến 10 dB.

Ngưỡng phản xạ âm: đo tại tần số 500; 1000; 2000 và 4000Hz với mức cường độ từ 70-90 dB SL trên ngưỡng nghe bình thường. Đối với điếc thần kinh giác quan, ngưỡng phản xạ < 60 dB SL chứng tỏ có hồi thính.

Có thể đo phản xạ âm cùng bên hoặc đối bên. Sự hiện diện của phản xạ âm cũng bác bỏ chẩn đoán bệnh lý thần kinh thính giác (auditory neuropathy).

Không phải trẻ em nào cũng có phản xạ cơ bàn đạp, vì thế khi đo không có phản xạ cơ bàn đạp không có nghĩa là em bé đó bị điếc. Nhưng nếu có phản xạ cơ bàn đạp thì chắc chắn sức nghe không xấu hơn mức phản xạ phát ra, đặc biệt phản xạ hiện diện khi đo cùng bên thì chắc chắn không bị điếc dẫn truyền.

  • Đo âm ốc tai (OAE)

OAE có thể được thực hiện như là một nghiệm pháp bổ sung cho ABR hoặc để tầm soát nghe đầu tiên. Nghiệm pháp OAE đo đáp ứng âm của tai trong (ốc tai). Các phản ứng âm thanh đo được là đáp ứng của tai trong bị thải lại ra tai khi đáp ứng với một kích thích âm thanh. Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò nhỏ có chứa một micro và loa vào tai của trẻ.

Khi đứa trẻ ngồi hoặc nằm yên, các âm thanh được tạo ra trong đầu dò và đáp ứng trở lại từ ốc tai được ghi lại. Sau khi ốc tai xử lý âm thanh, kích thích điện được gửi đến cầu não, nhưng ngoài ra, có một âm thanh phụ và riêng biệt không đi đến dây thần kinh mà trở lại đi vào ống tai của trẻ. “Sản phẩm phụ” này gọi là âm ốc tai. Âm ốc tai sau đó được micro của đầu dò thu lại và hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu âm ốc tai hiện diện ở những âm quan trọng cho việc hiểu lời nói, thì đứa trẻ “qua được” (PASS) thử nghiệm tầm soát. Là một nghiệm pháp bổ sung ABR, OAE phục vụ như là một kiểm tra chéo để hoặc xác nhận thính giác bình thường hoặc xác minh vị trí tổn thương cho sự nghe kém do tai trong. OAE chỉ kiểm tra tính toàn vẹn của ốc tai. Đó là lý do tại sao nghiệm pháp OAE thường được kết hợp với ABR hoặc với một nghiệm pháp kiểm tra hành vi có thể đánh giá đáp ứng với âm thanh của một đứa trẻ.

  • Đo điện thính giác thân não (ABR)

Đáp ứng thính giác thân não, hiện là test chuẩn để  tầm soát điếc trẻ sơ sinh, thường là chuẩn vàng để đánh giá việc sử dụng OAE trong khám tầm soát.

ABR là một nghiệm pháp pháp sinh lý của đáp ứng não với âm thanh. Nó kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống nghe từ tai đến cầu não. Nghiệm pháp này thực hiện bằng cách đặt 4-5 điện cực trên đầu của đứa trẻ, sau đó một loạt các âm thanh được phát ra qua tai nghe nhỏ đến trẻ. Thần kinh thính giác nhận được kích thích âm thanh và truyền chúng đến não. Hoạt động điện tạo ra bởi dây thần kinh có thể được ghi lại bởi các điện cực và được trình bày dạng sóng trên màn hình máy tính. Nhà thính học sau đó có thể thử ở các mức độ lớn khác nhau cho mỗi âm thanh và xác định mức độ nhỏ nhất mà tại đó trẻ có thể nghe. Trẻ có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng tất cả các âm thanh của một đánh giá nghe thông thường (đánh giá người nghe lớn).

Hạn chế của ABR là đứa trẻ cần yên lặng và nằm yên. Điện thế mà máy tính ghi lại từ thần kinh thính giác là rất nhỏ. Bất kỳ chuyển động cơ bắp nào, bao gồm cả chuyển động nhỏ như chớp mắt, có thể xóa sạch đáp ứng nghe, do vậy, trẻ sơ sinh hoặc trẻ em phải ngủ trong khi thử nghiệm. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể được thử nghiệm trong giấc ngủ (sleep) tự nhiên. Trẻ lớn hơn 3 tháng thường được dùng thuốc an thần để ngủ khoảng một giờ (dưới sự giám sát của bác sĩ) trong khi thử nghiệm. Thuốc an thần được sử dụng phổ biến nhất là chloral hydrate.

Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR)

Một trong những nghiệm pháp mới đang được sử dụng là đánh giá đáp ứng trạng thái ổn định thính giác. Đây là một nghiệm pháp được sử dụng kết hợp với ABR. Nó được thực hiện trong khi trẻ em đang ngủ, hoặc ngủ do uống thuốc và nó ghi lại đáp ứng từ dây thần kinh thính giác đến cầu não. Máy phát cho loại thử nghiệm này nhìn chung được chấp nhận tương tự như của ABR. Một lợi thế của ASSR là kích thích được sử dụng để kiểm tra thính giác của trẻ tần số cụ thể hơn, cho phép các nhà thính học dự đoán mức độ nghe cho một loạt các âm thanh với độ chính xác tăng lên. Ngoài ra, ASSR làm nhanh hơn và có khả năng kiểm tra ở mức độ âm thanh to hơn so với ABR (do hạn chế về thiết bị của ABR), làm cho phân biệt giữa điếc nặng và sâu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, là kết quả cho một mất thính lực nhẹ và nghe bình thường không thể phân biệt được, do đó, có khả năng chẩn đoán sai cho các trẻ em bị mất thính giác nhẹ.

  • Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp với từng trẻ

Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có những thử nghiệm kiểm tra nghe thích hợp. Các loại thử nghiệm sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi hoặc mức độ phát triển của trẻ. Một số thử nghiệm nghe không yêu cầu có phản ứng hành vi từ đứa trẻ, trong khi các thử nghiệm khác sử dụng các trò chơi lôi kéo sự quan tâm của trẻ. Điều quan trọng là tìm ra đúng phương pháp thử nghiệm cho mỗi đứa trẻ.

Trẻ sơ sinh trẻ, nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển

  • Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR.
  • 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
  • Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.

Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)

  1.  3 đến 5  tuổi: đo thính lực – chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm,OAE, ABR, ASSR.
  2. 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn.

XỬ TRÍ NGHE KÉM Ở TRẺ EM

Khi mất thính lực    được  xác định, việc tìm kiếm   kỹ    lưỡng  nguyên nhân của nó phải được thực hiện.

  • Nghe kém do nhiễm trùng tai

Điều trị nhiễm trùng tai. nếu mất thính lực vẫn còn hiện diện sau khi đã điều  trị nhiễm trùng cần trợ thính cho bé.

  • Nghe kém không do viêm nhiễm nên trợ thính phù hợp theo mức độ khiếm thính và dạng khiếm thính
  • Các phương pháp trợ thính cho trẻ

Nên trợ thính sớm ngay sau khi xác định bé bị khiếm thính.

  • Điếc nhẹ và vừa

Mang máy nghe và học trường thường.

  • Điếc nặng và sâu

Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà.

Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường.

Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không.

Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy  điện ốc tai, hay kinh phí gia đình không đáp ứng nổi để cấy điện ốc tai sẽ tiếp tục mang máy nghe và học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính. Các trường này sẽ rèn luyện cho cả bố mẹ và trẻ để:

  • Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.
  • Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.
  • Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như thị giác, xúc giác.
  • Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
  • Luyện khả năng đọc hình miệng.

Bệnh bạch biến (Vitiligo) – triệu chứng, điều trị

ĐẠI CƯƠNG

–   Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục.

–   Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ. Nam chiếm 32,5% và nữ là 67,5%. Một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình.

–  Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh.

NGUYÊN NHÂN

–  Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc phát sinh trong quá trình phát triển.

–  Đột biến ở gen DR4, B13, B35 của HLA.

–  Ảnh hưởng của một bệnh tự miễn.

–  Cơ chế bệnh sinh: hình thành các tự kháng thể chống lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc cho tế bào, hoặc làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20-30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể chống tuyến giáp, tuyến thượng thận. Một số người bệnh bạch biến phát sinh bệnh là do hoá chất phá huỷ hoặc ức chế hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến quá trình sản xuất sắc tố da melanin cũng giảm theo. Một số yếu tố thuận lợi phát bệnh: sốc về tình cảm, chấn thương, cháy, rám nắng.

CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định

– Lâm sàng

+ Thương tổn da

. Trên da xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường.

. Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau. Các vết trắng dần lan rộng và liên kết thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi hoặc mất hẳn nhưng thường tái phát những vết mất sắc tố ở các vị trí khác.

. Có thể gặp ở vị trí bất kỳ của cơ thể, thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 80% trường hợp các vết mất sắc tố khu trú ở vùng hở. Các tổn thương thường đối xứng. Nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể.

+ Các triệu chứng khác

. Bệnh khởi phát từ từ, rất khó nhận thấy, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng. Một số ít bắt đầu bằng giai đoạn đỏ da hoặc một số vùng da bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da, biến đi nhanh chóng sau đó mới xuất hiện vết mất sắc tố da. Ở một số người bệnh sau khi phơi nắng, bờ và trung tâm các vết mất sắc tố xuất hiện da thâm dạng như tàn nhang nhưng đến mùa đông biến mất, gặp ở một nửa số người bệnh bị bạch biến.

. Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố.

Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương.

+ Các thể lâm sàng của bạch biến bao gồm:

. Thể khu trú: mảng với kích thước to nhỏ khác nhau, đám mất sắc tố một hoặc hai bên cơ thể. Thể đoạn cả một đoạn chi, hay thân mình xuất hiện đám da mất sắc tố.

. Thể lan toả: gần như toàn bộ mặt hoặc rải rác trên thân mình có thể có đối xứng hoặc không, xuất hiện các đám da mất sắc tố trông tương tự như bệnh bạch tạng.

. Thể hỗn hợp: tổn thương ở cả mặt và rải rác khắp toàn thân.

+ Một số bệnh có liên quan đến bệnh bạch biến

. 2-38% người bệnh bạch biến có liên quan đến tuyến giáp.

. 1-7,1% người bệnh bạch biến bị tiểu đường.

. Khoảng 2% người bệnh bị bạch biến bị bệnh Addison.

. Khoảng 16% người bệnh bạch biến có rụng tóc thành từng mảng.

. Khoảng 37% lông, tóc trắng trên dát bạch biến.

. Có một số người bệnh bạch biến có bớt dạng Halo.

. Một số người bệnh bạch biến xuất hiện ung thư da.

–  Cận lâm sàng

+ Mô bệnh học: giảm hoặc không có tế bào sắc tố thượng bì.

+ Phản ứng DOPA

. Giúp phân biệt hai loại bạch biến, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh.

. Loại không có tế bào sắc tố là DOPA âm tính. Loại có tế bào sắc tố, tuy có

giảm là DOPA dương tính.

+ Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin để phát hiện các bệnh kèm theo.

b) Chẩn đoán phân biệt

–  Thể lan toả cần phân biệt với bệnh piebaldism

+ Bệnh bẩm sinh

+ Mảng giảm sắc tố

+ Có các dát trắng hơn trên các mảng trắng

+ Chùm tóc phía trên trắng

– Bệnh bạch biến rải rác cần phân biệt với:

+ Bớt giảm sắc (bẩm sinh).

+ Phong bất định: tổn thương là dát thay đổi màu sắc thường kèm theo rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác.

+ Xơ cứng bì: da xơ cứng, véo da âm tính.

+ Lang ben: có dấu hiệu vỏ bào, ngứa, xét nghiệm soi tươi thấy sợi nấm.

+ Chàm khô: có thể điều trị thử bằng mỡ corticoid trong trường hợp khó làm giải phẫu bệnh.

+ Bệnh tuberous sclerosis:

. Dát trắng rải rác

. Các khối u tuyến bã, đặc biệt ở cạnh móng

. Các rối loạn thần kinh, tâm thần

. Giảm sắc tố sau viêm

. Giảm sắc tố do hoá chất hay bỏng

ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc chung

–  Tránh ánh nắng mặt trời

–  Điều trị thuốc bôi tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân nữa.

b) Điều trị cụ thể

–  Thuốc bôi tại chỗ

+ Mỡ corticoid: khoảng 1 tuần, nghỉ 10 ngày sau đó bôi thêm 1 đến 2 đợt

+ Hoặc bôi dung dịch meladinin 1,0% tại tổn thương ngày từ 1-2 lần.

+ Bôi tại chỗ hay tắm nước có pha psoralen hoặc uống sau đó chiếu tia UVA, UVB. Chú ý nếu chiếu nhiều có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da.

+ Gây bỏng tại tổn thương có thể làm tăng sắc tố sau viêm.

+ Tacrolimus 0,03-0,1%, bôi ngày 2 lần sáng, tối, kéo dài hàng tháng, nhiều trường hợp bệnh giảm hoặc khỏi, nhất là ở trẻ em.

+ Bôi mỹ phẩm: loại kem có cùng màu sắc với da của mỗi người khi trang điểm.

+ Cấy da kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch.

–  Thuốc toàn thân

+ Meladinin 10mg uống 1 viên/ngày, từ 1-3 tháng, thậm chí là 6 tháng.

+ Một số trường hợp lan tỏa có thể dùng corticoid toàn thân liều thấp hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cần theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc.

+ Uống viatmin liều cao, đặc biệt là vitamin nhóm B.

PHÒNG BỆNH

–  Tránh dùng chất kích thích như cà phê, bia rượu, thức khuya, giảm tress.

–  Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

–  Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

–   Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu.

Cách làm bún bò huế thơm ngon tại nhà

Nhắc đến món điểm tâm Huế, không ai lại không nghĩ ngay đến hai món cơm hến và bún bò. Tuy nhiên, món bún bò vị cay nồng của gia vị và vị tươi ngon của đĩa rau sống. Đặc biệt hơn, dễ ăn hơn. Người dân nhiều miền đất nước đều yêu thích món ăn này bởi hương vị đậm đà, nguyên liệu hấp dẫn,

Nguyên liệu món ăn

1kg giò heo

500g thịt bắp bò

Nguyên liệu
Nguyên liệu

Mắm ruốc Huế, màu hạt điều

Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt

Nước mắm ngon, củ hành đỏ, sả cây

2 trái thảo quả, chanh, ớt tươi, ớt satế

2kg bún sợi to

Bún sợi to
Bún sợi to

Rau sống, rau muống, hoa chuối bào, giá sống, hành lá, rau răm

Cách làm bún bò huế

Giò heo cạo, rửa với muối cho sạch. Xả nhiều lần cho đến khi nước trong. Lóc lấy phần nạc, phần móng chặt miếng vừa ăn. Đặt nồi nước, cho xương, móng heo và thịt bò lên bếp, nấu lấy 4 lít nước dùng, hớt bọt thường xuyên.

Dùng dây lạt để bó thịt giò heo lại cho chắc. Phi hành tỏi với mắm ruốc Huế cho thơm.

Thảo quả đập giập, rang thơm cho vào túi vải thả vào nồi nước dùng với 3 tép sả đập giập. Nêm vào nước dùng muối và đường. Khi thịt bò và giò heo chín mềm thì vớt ra, ngâm vào nước nguội cho thịt không bị thâm đen. Thêm nước vào nồi nước dùng, cho mắm ruốc Huế vào. Nêm lại nước dùng với đường, nước mắm, bột ngọt và củ hành tím, cho màu điều và một ít ớt sa tế để nước dùng có váng màu đỏ cam và vị cay.

Trình bày

Thịt bò xắt mỏng, thịt giò heo xắt miếng to bản. Nếu sử dụng chân giò thì trụng lại qua nước dùng cho nóng trước khi múc vào tô. Chần bún sơ qua nước sôi, cho bún vào tô. xếp thịt bò xắt mỏng, giò heo lên trên, xếp hành tây xắt khoanh mỏng. Chế nước dùng ngập bún, thêm hành ngò rau răm xắt nhuyễn. Bày chung với ớt satế, chanh ớt tươi, rau sống, giá và rau chuối.

Bún bò huế
Bún bò huế

Món bún bò Huế khi hoàn tất, các thành phần nguyên liệu trong tô bún cân đối, bày đẹp mắt, thịt bò cắt lát mỏng, đều đặn. Các nguyên liệu thịt, giò chín mềm, không nát. Nước dùng trong, có váng đỏ cam nổi lên trên. Màu sắc thịt giò, thịt bò có màu sáng, hấp dẫn, có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu và gia vị. Nước dùng vừa ăn, thịt thấm gia vị.

Bí quyết món ăn

Nếu sử dụng thịt giò heo nạc, cần dùng dây lạt buộc cho chặt để sau khi nấu chín sẽ xắt được miếng thịt to bản và nguyên vẹn, không bị vụn nát. Tnỉồng họp dũng chân giò thì chặt miếng vừa ăn. Khi trút mắm vào chảo xào, cần đổ nhanh tay rồi nhấc xuống ngay, không để mâm sôi trên bếp, sẽ làm mất mùi thơm đặc trưng của nước bún bò.

 

Hiểu Về Các Vấn Đề Thị Giác – Điều Trị

Làm Thế Nào Để Nhận Biết Các Vấn Đề Thị Giác?

Các cuộc kiểm tra mắt toàn diện định kỳ bởi bác sĩ mắt là rất cần thiết để theo dõi sức khỏe của đôi mắt và chẩn đoán các vấn đề nghi ngờ. Việc kiểm tra vị trí của mỗi mắt và các chuyển động của chúng sẽ giúp phát hiện ra tình trạng mắt bị lệch (như mắt lé) hoặc các dạng khác của sự lác mắt. Cuộc kiểm tra có thể bao gồm các phần sau:

  • Bảng kiểm tra thị lực sử dụng các chữ cái có kích thước giảm dần để xác định độ sắc nét của thị lực của bạn ở khoảng cách xa.
  • Retinoscope chiếu một chùm sáng mỏng vào mắt. Khi được sử dụng cùng với đồng hồ ống kính xoay (được gọi là phoropter), bác sĩ mắt sẽ đo bất kỳ lỗi khúc xạ nào như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.
  • Khám bằng kính hiển vi khe bề mặt của mỗi mắt. Cùng một thiết bị được sử dụng để kiểm tra các cấu trúc bên trong của mắt. Đây là cách xác định các thay đổi ở giác mạc và thủy tinh thể trong suốt.
  • Áp lực bên trong mắt được đo bằng một trong nhiều thiết bị.
  • Các cuộc kiểm tra bằng đèn soi đáy mắt có thể phát hiện các bất thường của võng mạc, điểm vàng, dây thần kinh thị giác và các cấu trúc khác bên trong mắt.
  • Giọt thuốc nhỏ mắt giãn đồng tử có thể được sử dụng để bác sĩ có thể hoàn thành một cuộc kiểm tra đầy đủ. Mục đích của việc giãn đồng tử là mở rộng đồng tử hoặc “cửa sổ” để có cái nhìn rõ hơn về thủy tinh thể, võng mạc và dây thần kinh thị giác. Mặc dù điều này có thể gây ra một chút mờ mắt tạm thời, nhưng đây là một đánh giá rất quan trọng. Thông thường, kính râm được cung cấp vào cuối cuộc kiểm tra để giúp bảo vệ mắt khỏi độ nhạy cảm sau khi giãn đồng tử cho đến khi hiệu ứng hết tác dụng.

Các Phương Pháp Điều Trị Vấn Đề Thị Giác Là Gì?

Nếu các bài kiểm tra định kỳ chỉ ra rằng bạn có một lỗi khúc xạ, phương pháp điều trị thông thường yêu cầu đeo kính điều chỉnh hoặc kính áp tròng. Hơn 150 triệu người ở Mỹ đeo kính điều chỉnh. Trong nhiều trường hợp, việc sửa chữa lỗi khúc xạ có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại như LASIK.

Phương pháp điều trị thông thường cho các rối loạn như cận thị, viễn thị và loạn thị thường dựa vào kính đeo đơn thuốc. Các rối loạn như đục thủy tinh thể, glaucoma (tăng nhãn áp), thoái hóa điểm vàng và tách võng mạc cần các phương pháp điều trị y tế và phẫu thuật tiên tiến. Tiến bộ đáng kể trong phẫu thuật mắt đã được thực hiện trong vài thập kỷ qua. Nhiều người với các vấn đề về mắt trước đây được cho là không thể chữa trị giờ đây đã có thể cải thiện thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này áp dụng cho mọi độ tuổi — từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi!

Để điều trị cận thị, bác sĩ mắt của bạn sẽ thường kê đơn kính để tập trung hình ảnh thị giác chính xác lên võng mạc. Tùy thuộc vào các chi tiết của cuộc kiểm tra mắt của bạn, bạn có thể có sự lựa chọn giữa việc đeo kính thông thường và kính áp tròng.

Như một lựa chọn thay thế cho kính điều chỉnh, phẫu thuật đôi khi có thể được thực hiện để điều trị cận thị. Điều trị bằng laser excimer (như LASIK) sử dụng một chùm laser để loại bỏ một lượng mô vi mô từ giác mạc. Điều này hiệu quả làm phẳng hoặc làm dốc giác mạc như cần thiết để các tia sáng hội tụ chính xác trên võng mạc. LASIK là an toàn và hiệu quả cho hầu hết bệnh nhân cận thị, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Một số bệnh nhân có giác mạc mỏng, cận thị nặng hoặc khô mắt nghiêm trọng có thể được phục vụ tốt hơn bằng một biến thể của LASIK được gọi là PRK hoặc họ có thể không phù hợp làm ứng viên phẫu thuật bằng laser. Có các lựa chọn nâng cao cho những bệnh nhân này, bao gồm sửa chữa bằng phẫu thuật với kính áp tròng có thể cấy ghép.

Để điều trị viễn thị không tự giải quyết được, kính hoặc kính áp tròng có thể được kê đơn. Mọi người thường tìm kiếm điều trị cho viễn thị khi họ bắt đầu phàn nàn về mỏi mắt, đặc biệt là vào cuối ngày, hoặc khi họ gặp khó khăn trong việc tập trung khi đọc. LASIK cũng có thể được sử dụng để điều trị mức độ viễn thị thấp hơn. Các mức độ viễn thị cao hơn chỉ có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật thông qua thay thế thủy tinh thể khúc xạ — thủy tinh thể tự nhiên được thay thế bằng một thủy tinh thể nội nhãn mạnh hơn, từ đó tập trung ánh sáng lên võng mạc.

Điều Trị Loạn Thị

Để điều trị loạn thị, đơn thuốc được chấp nhận là một loại kính sẽ điều chỉnh hoặc trung hòa hiệu ứng của giác mạc không đều. Một lần nữa, bạn thường có sự lựa chọn giữa kính đeo và kính áp tròng. Phẫu thuật cho loạn thị có thể bao gồm các vết mổ làm mềm quanh giác mạc, LASIK, và thủy tinh thể nội nhãn hình trụ.

Đục Thủy Tinh Thể

Đối với đục thủy tinh thể, thủy tinh thể tự nhiên của mắt trở nên mờ đục, làm mờ tầm nhìn. Việc khắc phục vấn đề này từng là một quy trình phức tạp cần gây mê toàn thân và một tuần nằm viện. Ngày nay, một quy trình gọi là “phacoemulsification” sử dụng siêu âm để phá vỡ đục thủy tinh thể và loại bỏ các mảnh thủy tinh thể nhỏ thông qua một vết mổ nhỏ đến mức thường không cần khâu. Một số người nhầm lẫn gọi đây là phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng laser. Bác sĩ phẫu thuật sau đó sẽ chèn một ống kính nhân tạo. Gây tê tại chỗ được sử dụng và bệnh nhân thường về nhà từ cơ sở ngoại trú trong vòng một hoặc hai giờ sau phẫu thuật.

Thoái Hóa Điểm Vàng

Đối với thoái hóa điểm vàng, hiện tại không có phương pháp chữa trị cho thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (AMD), nhưng một số phương pháp điều trị mới đôi khi có thể ngăn ngừa mất thị lực nghiêm trọng. Điều trị phụ thuộc vào loại AMD, nhưng có thể bao gồm:

  • Tiêm thuốc vào mắt — để ngăn ngừa sự hình thành các mạch máu mới, rò rỉ.
  • Liệu pháp laser — để phá hủy các mạch máu bất thường.
  • Liệu pháp quang động lực học — tiêm thuốc được kích hoạt bởi ánh sáng.
  • Phẫu thuật dưới điểm vàng (rất hiếm khi được thực hiện) — để loại bỏ máu dưới võng mạc, các mạch máu bất thường hoặc mô sẹo.
  • Chuyển vị võng mạc (rất hiếm khi được thực hiện) — phẫu thuật quay mô võng mạc bị tổn thương ra khỏi điểm vàng.
  • Thiết bị hỗ trợ thị lực — để giúp những người có thị lực một phần tối ưu hóa tầm nhìn còn lại của họ. Có một loạt thiết bị có sẵn bao gồm các thiết bị có ống kính đặc biệt, hệ thống điện tử làm phóng đại hình ảnh để có thể nhìn thấy bởi các phần của võng mạc vẫn hoạt động, kính đọc sách, truyền hình mạch kín hoặc phóng đại video, thiết bị đọc văn bản và ứng dụng trên điện thoại thông minh.
  • Vitamin — để giúp giảm hoặc trì hoãn nguy cơ mất thị lực nghiêm trọng. Một số bằng chứng cho thấy rằng một số vitamin và chất chống oxy hóa — vitamin C và E, beta-carotene, và kẽm — có thể hữu ích. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại đã thay thế beta-carotene bằng lutein và zeaxanthin với các kết quả tương tự.

Các Cách Khác Để Bảo Vệ Mắt Khỏi AMD

Các cách khác để bảo vệ mắt khỏi AMD bao gồm:

  • Ăn rau quả chứa carotenoid cao, như rau bina và cải xanh.
  • Đeo kính râm có bộ lọc tia cực tím khi ở ngoài trời.
  • Không hút thuốc.
  • Có các cuộc hẹn kiểm tra định kỳ với chuyên gia chăm sóc mắt để phát hiện AMD và các bệnh về mắt khác ở giai đoạn đầu.

Tách Võng Mạc

Đối với tách võng mạc, một số trường hợp có thể được khắc phục bằng phẫu thuật laser, có tỷ lệ thành công cao. Nếu tình trạng bong tróc hoặc rách võng mạc đã tiến triển hơn, có thể cần phẫu thuật sửa chữa rộng hơn.

Điều Trị Tăng Nhãn Áp

Điều trị glaucoma thường bao gồm việc sử dụng một loạt giọt thuốc mắt theo thời gian để giữ bệnh dưới kiểm soát. Trong nhiều trường hợp của glaucoma, dịch trong mắt không thoát ra đúng cách, gây áp lực tăng lên. Phẫu thuật laser cho hình thức bệnh này, được gọi là glaucoma góc mở mạn tính, đã có từ năm 1979, nhưng các bác sĩ nhãn khoa thường sử dụng nó như một phương pháp thay thế hoặc bổ sung cho liệu pháp thuốc, không phải là phương pháp điều trị đầu tiên.

Không có một phương pháp điều trị đơn lẻ nào chắc chắn cho glaucoma. Vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về bệnh này. Các phương pháp điều trị glaucoma liên tục phát triển và thay đổi. Một nghiên cứu dài hạn cho thấy, tuy nhiên, điều trị cho người bệnh bằng phẫu thuật laser trước tiên cũng hiệu quả như nhau, nếu không muốn nói là tốt hơn, để kiểm soát glaucoma. Nhưng thuốc dưới dạng giọt mắt vẫn là phương pháp điều trị chính và phổ biến nhất của COAG.

Vì bệnh có thể tấn công mọi lứa tuổi và không có cách chữa trị, điều trị glaucoma có thể cần tiếp tục trong nhiều thập kỷ. Mặc dù một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng hiệu ứng của laser có thể chỉ kéo dài từ ba đến năm năm trước khi mắt cần được điều trị lại, thuốc có thể trở nên kém hiệu quả theo thời gian.

Khi những người vừa được chẩn đoán mắc glaucoma có thể không muốn thử phẫu thuật trước, có những lý do tốt để xem xét nó. Một số bệnh nhân có vấn đề về tim hoặc hen suyễn có thể không thể sử dụng beta-blocker tại chỗ, một loại thuốc thường được dùng cho glaucoma, và việc điều trị bằng thuốc có thể tốn kém đối với một số loại thuốc, vì vậy phẫu thuật có thể rẻ hơn về lâu dài.

Stimol

Thuốc Stimol
Thuốc Stimol điều trị suy nhược chức năng

STIMOL

BIOCODEX

dung dịch uống: ống thuốc dễ bẻ 10 ml, hộp 18 ống. dung dịch uống: gói 10 ml, hộp 18 gói.

THÀNH PHẦN

cho 1 ống
Citrulline malate (dung dịch 50%) 2 g

 

cho 1 gói
Citrulline malate (dung dịch 50%) 2 g

Lượng sodium: 30 mg (1,3 mmol) cho mỗi gói và mỗi ống.

DƯỢC LỰC

Chống suy nhược: (A: hệ thống tiêu hóa và chuyển hóa).

CHỈ ĐỊNH

Điều trị hỗ trợ trong suy nhược chức năng.

Ghi chú: Stimol có thể dùng cho người tiểu đường vì không có chất đường trong công thức.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Trường hợp bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng ít muối, nên lưu ý lượng sodium có trong mỗi gói hay mỗi ống là 30 mg.

Do thuốc có pH acide, khi dùng phải pha loãng thuốc trong một ly nước.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Hiếm gặp: vài trường hợp đau bao tử thoáng qua đã được ghi nhận khi bắt đầu điều trị.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Người lớn: 3 gói hoặc 3 ống mỗi ngày, chia đều ra trong ngày.

Trẻ em trên 5 tuổi: 2 gói hoặc 2 ống mỗi ngày, chia đều ra trong ngày. Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 gói hoặc 1 ống mỗi ngày.

Khi dùng, pha loãng thuốc trong một ly nước.

Như mọi thuốc chống suy nhược, thời gian điều trị phải có giới hạn.

Kỹ thuật thay vải trải giường có người bệnh nằm

Kỹ thuật thay vải trải giường có người bệnh nằm

Mục đích

Để chỗ nằm người bệnh sạch sẽ và tiện nghi.

Phòng ngừa loét giường (đối với người bệnh nằm lâu một chỗ).

Giữ cho môi trường khoa phòng được sạch sẽ.

Dụng cụ

Với một tấm vải

vải trải giường (bề trái xếp ra ngoài)

1 bao đựng đồ bẩn (nếu có)

1 áo gối

Tấm cao su và vải phủ (nếu cần)

Với 2 tấm vải

tấm vải trải giường (bề trái xếp ra ngoài)

1 tấm cao su và vải phủ

1 tấm vải đắp (bề phải xếp ra ngoài)

1 áo gối

1 bao đựng đồ bẩn (nếu có)

Những điều cần lưu ý

Sắp xếp các thứ tự bề sống ra ngoài.

Xoay trở người bệnh an toàn (nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên giường).

Tránh di chuyển nhiều lần, hoàn tất một bên rồi tiếp bên kia.

Bọc hai đầu đệm rồi mới được làm góc (giường một vải trải).

Kéo thật thẳng vải trước khi tấn vào dưới sâu của đệm.

Khi thực hiện phần ở dưới thấp, điều dưỡng nên cong đầu gối và giữ lưng luôn thẳng.

Bảng kiểm lượng giá kỹ năng thay giường có người bệnh nằm với một vải trải

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Sắp xếp thứ tự dụng cụ đầy đủ và kiểm tra bề sóng ra ngoài
2 Báo và giải thích cho người bệnh
3 Tạo khoảng trống để làm giường, kéo thẳng đệm
4 Cho người bệnh nằm một bên giường an toàn
5 Tháo vải bẩn cuộn vào trong, nhét dưới lưng người bệnh
6 Đặt vải trải giường, sóng đôi ở giữa giường
7 Xếp rẻ quạt 1/2 vải trải ra giữa giường, nhét dưới lưng người bệnh
8 Bọc 2 đầu đệm
9 Làm góc 2 đầu đệm
10 Tấn vải dưtừ giữa giường ra 2 đầu
11 Đỡ người bệnh về 1/2 giường đã trải xong
12 Qua bên kia giường tháo vải bẩn. Thực hiện 1/2 giường còn lại giống các bước 8, 9, 10
13 Cho người bệnh nằm lại giữa giường
14 Thay áo gối
15 Sắp xếp lại bàn ghế, tủ đầu giường
16 Báo cho người bệnh biết việc đã xong
17 Dọn dẹp dụng cụ
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNGTHAY GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH NẰM VỚI 2 VẢI TRẢI

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Sắp xếp thứ tự dụng cụ đầy đủ và kiểm tra bề sóng ra ngoài
2 Báo và giải thích cho người bệnh
3 Tạo khoảng trống để làm giường, kéo thẳng đệm
4 Cho người bệnh nằm 1 bên giường an toàn
5 Tháo vải bẩn cuộn vào trong nhét dưới lưng người bệnh
6 Đặt vải trải giường, sóng đôi ở giữa giường, bằng mí nệm ở chân giường
7 Xếp rẻ quạt 1/2 vải trải ra giữa giường
8 Bọc đầu đệm
9 Làm góc đầu đệm
10 Tấn vải dưtừ đầu đến chân giường
11 Trải nylon, 1/2 giường cách đầu giường 40 cm, phần dưnhét dưới nệm
12 Trải vải phủ nylon 1/2 giường, phần dưnhét sâu dưới đệm
13 Cho người bệnh về bên 1/2 giường đã trải xong
14 Qua bên kia giường mang theo vải đắp
15 Tháo vải bẩn
16 Kéo thẳng phần vải trải xếp rẻ quạt thực hiện 1/2 giường còn lại giống các bước 8, 9, 10, 11, 12 Đỡ người bệnh nằm lại giữa giường
17 Trải vải đắp sóng đôi ở giữa giường, bằng mí đệm đầu giường
18 Xếp rẻ quạt 1/2 vải đắp về bên kia
19 Làm góc ở mí đệm chân giường,không tấn
20 Tháo vải bẩn và phủ vải đắp cho người bệnh
21 Xếp nếp gấp ở chân giường, làm góc còn lại,không tấn
22 Thay áo gối
23 Sắp xếp lại bàn ghế, tủ đầu giường
24 Báo cho người bệnh biết việc đã xong
25 Dọn dẹp dụng cụ
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Đo NO trong khí thở ra và bệnh hen

Giới thiệu

Bệnh hen đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường hô hấp, tăng phản ứng tính đường thở và co thắt cơ trơn phế quản. Đo nồng độ khí NO trong hơi thở là một kỹ thuật thăm dò mới trong bệnh hen cho phép đánh giá khách quan và chính xác mức độ viêm đường hô hấp. Kỹ thuật này bắt đầu được nghiên cứu từ cuối thập niên 1990 và ngày nay đã trở thành một xét nghiệm phổ biến ở nhiều nơi.

Nguồn gốc của NO trong khí thở

Phân tử NO nội sinh có nguồn gốc từ phản ứng giữa oxy và 1 nguyên tử nitơ của acide amine L-Arginine, dưới tác dụng của enzyme tổng hợp NO (NO synthase). Sau khi được sản xuất trong tế bào, NO hòa tan sẽ khuyếch tán qua lớp mô và đi vào lòng phế quản hoặc phế nang dưới dạng khí. Lượng NO này sẽ hoà nhập vào luồng khí thở ra, đó là nồng độ NO trong khí thở FENO.

Có 3 dạng enzyme NOS trong mô phổi, trong đó dạng NOS-1 và NOS-3 luôn tồn tại và sản xuất NO lien tục với số lượng ít nên ta gọi là NOS cơ bản (constitutive). Dạng NOS-2 gọi là NOS cảm ứng (inducible), hiện diện trong biểu mô đượng hô hấp và một số tế bào viêm. Khi được kích thích bởi các tín hiệu của phản ứng viêm, NOS-I sản xuất NO với tốc độ chậm hơn nhưng với số lượng lớn. Hoạt động của NOS-I khiến nồng độ NO nội sinh tăng hơn nhiều lần so với mức cơ bản, do đó NO được xem như một dấu chỉ của hiện tượng viêm của đường hô hấp. Hoạt động của NOS-I bị ức chế bởi corticoid.

Kỹ thuật đo NO trong khí thở ra

Có hai phương pháp chính đo NO trong khí thở, đó là (1) đo trực tiếp (on-line) trong đó luồng khí thở của bệnh nhân được đo ở thời gian thực qua 1 mạch kín, và (2) đo gián tiếp (off- line), trong đó hơi thở của bệnh nhân được bảo quản trong túi kín để được phân tích sau đó. Tuy nhiên đây chỉ là sự phân biệt về quá trình đo, còn quá trình lấy mẫu khí trên bệnh nhân ở hai phương pháp đều có chung nguyên tắc. Kết quả FENO được tính bằng đơn vị ppb, hay tỉ lệ thể tích khí NO trong thể tích khí thở ra (1 ppb = 1 phần tỉ thể tích ).

Nồng độ NO trong khí thở thay đổi tùy theo lưu lượng thở ra (FENO giảm đáng kể khi tăng lưu lượng thở) do đó cần có sự hợp tác của bệnh nhân để giữ một lưu lượng thở cố định trong khi đo. Trong những nghiên cứu ban đầu, có sự khác biệt về lưu lượng giữa các trung tâm nghiên cứu, khiến cho việc so sánh kết quả gặp khó khăn. Kể từ năm 2005, ATS và ERS đã chuẩn hóa lưu lượng thở ở mức 50 ml/s. Các máy đo trên thị trường hiện nay dùng giá trị này.

Kết quả đo cũng bị ảnh hưởng bởi NO trong khí quyển, vì vậy cần kiểm tra nồng độ NO khí quyển trước mỗi lần đo, hoặc lý tưởng hơn là cho bệnh nhân hít nguồn khí không chứa NO (< 5ppb) (khí oxy bệnh viện hoặc qua bộ phận lọc NO).

Khí NO tích tụ với nồng độ cao ở vùng xoang mũi, và lượng NO này có thể ảnh hưởng kết quả FENO; để tránh sự xâm nhiễm NO từ vùng mũi, bệnh nhân thở chống lại một kháng lực 5-20 cm H2O để đảm bảo đóng màng khẩu cái mềm ngăn cách khí quản và khoang mũi.

Thao tác đo: bệnh nhân ở tư thế thoải mái và được nối với máy qua miệng. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ hít vào đến thể tích tối đa (TLC), thể tích này không bắt buộc hoàn toàn nếu bệnh nhân có hạn chế về hô hấp. Sau đó, bệnh nhân thở ra ngay lập tức và thở ra kéo dài khoảng 10s, chống lại một kháng lực 5-20 cm H2O. trong quá trình thở ra lưu lượng luôn được kiểm soát cố định ở mức 50 ml/s.

Vai trò của kỹ thuật đo NO trong bệnh hen

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật đo NO so với những kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp cổ điển (phế dung kí, lưu lượng đỉnh kế…) đó là NO cho phép đánh giá trực tiếp mức độ viêm của đường hô hấp, một yếu tố sinh lý bệnh quan trọng của bệnh hen, trong khi những phương pháp thăm dò khác chỉ đánh giá được những thay đổi về khả năng thông khí, là hệ quả của hiện tượng viêm này. Độ nhạy của NO được cho là tốt hơn FEV1, vì sự thay đổi có ý nghĩa của FENO thể hiện sớm trong 1-2 tuần còn với FEV1 phải cần 3 tháng.

So sánh với những xét nghiệm khác đánh giá hiện tượng viêm (định lượng eosinophile trong đàm, rửa phế quản hay đo phản ứng tính đường thở), kỹ thuật đo NO cũng cho thấy nhiều ưu điểm vì không xâm lấn, dễ dàng thực hiện và chính xác.

Do dễ thực hiện, kỹ thuật đo NO trong khí thở là một công cụ hữu ích trong các nghiên cứu dịch tễ học và tầm soát bệnh nhân hen trong cộng đồng. Sự xuất hiện của các máy đo thế hệ mới nhỏ gọn còn cho phép thực hiện phép đo này tại phòng khám, trong khoa cấp cứu hay tại nhà bệnh nhân.

Do nồng độ NO tăng cao trong khí thở ở bệnh nhân hen, thậm chí ở những bệnh nhân không có bất thường về chức năng hô hấp, ta có thể sử dụng kỹ thuật đo NO để phát hiện và chẩn đoán bệnh hen. Giá trị chẩn đoán hen của FENO đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Dupont (2003), Smith (2004) và Berkman (2005). Theo đó, NO cho phép chẩn đoán hen với độ nhạy 80-90 % và độ đặc hiệu > 90%, giá trị chẩn đoán của NO tốt nhất khi kết hợp thêm với thăm dò chức năng hô hấp (đo FEV1) (Smith 2004). Giá trị FENO ở người bình thường không vượt quá 20 ppb, đây được xem là ngưỡng chẩn đoán bệnh hen (Smith 2004). Tuy nhiên, giá trị chẩn đoán của FENO trong bệnh hen vẫn còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố gây nhiễu như : hiện tượng dị ứng, việc sử dụng thuốc và bệnh viêm đường hô hấp trên khác đi kèm. Đo NO trong khí thở được khuyến cáo sử dụng kết hợp với các kỹ thuật thăm dò chức năng khác trên lâm sang để hỗ trợ chẩn đoán hen, đặc biệt trên những bệnh nhân hen không có phản ứng tính đường thở với methacholine.

NO còn được sử dụng trong mục đích đánh giá đáp ứng điều trị và tối ưu hoá điều trị bằng thuốc corticoid. Những nghiên cứu đầu tiên cho thấy NO giảm đi khi điều trị bằng corticoid dạng hít và toàn thân, đáp ứng này xảy ra nhanh và tỉ lệ nghịch với liều thuốc được sử dụng (Kharitonov 1996, Jakatanon 1999, Jones 2002).

FENO không chỉ được sử dụng như một dấu chỉ của hiện tượng viêm, nó còn có tương quan với những thông số lâm sang khác như lưu lượng đỉnh, tần số xuất hiện triệu chứng hen cũng như thang đo mức độ kiểm soát hen. Sự dao động quá mức bình thường của NO có thể dự báo được cơn hen kịch phát (Massaro 1995). Sự tăng hay giảm giá trị FENO giữa hai lần đo quá 15% là dấu hiệu cho thấy có sự suy giảm hay cải thiện về mức độ chẩn đoán hen (Michils 2008).

Kết hợp hai yếu tố trên, chúng ta có thể dùng kết quả đo FENO để tối ưu hóa liều điều trị bằng corticoids, tức là giảm liều thuốc đến mức thấp nhất mà vẫn đủ khả năng kiểm soát được bệnh hen.

Kết luận

NO trong khí thở tăng cao ở bệnh nhân hen. Đo NO trong khí thở là một phương pháp thăm dò không xâm lấn với nhiều lợi thế cho phép đánh giá mức độ viêm đường hô hấp. Đối với bệnh hen, FENO có nhiều ứng dụng trong lâm sang: Hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và kiểm soát bệnh hen.

Xơ cứng teo cơ một bên và Bệnh Thần Kinh Vận Động Khác

Xơ cứng teo cơ một bên ( ALS ) là dạng phổ biến nhất của bệnh thần kinh vận động tiến triển (Bảng 197-1). Xơ cứng teo cơ một bên là dạng phổ biến nhất của bệnh thần kinh vận động tiến triển (Bảng 197-1). Xơ cứng teo cơ một bên là do sự thoái hóa của tế bào thần kinh vận động ở tất cả các cấp độ của thần kinh trung ương, bao gồm sừng trước của tủy sống, nhân vận động thân não và vỏ não vận động. Gia đình Xơ cứng teo cơ một bên (FXALS) chiếm 5-10% tổng số và di truyền như là một rối loạn trội NST thường.

ĐẶC TRƯNG LÂM SÀNG

Khởi phát thường ở tuổi trung niên, với hầu hết các trường hợp tiến triển đến tử vong trong 3-5 năm. Trong các xã hội tỷ lệ mới mắc 1-3 trên 100.000 và tỷ lệ hiện mắc 3-5 trên 100.000. Biểu hiện thay đổi phụ thuộc vào TK vận động chi trên và chi dưới, chỗ nào nổi bật hơn.

Triệu chứng phổ biến ban đầu gồm yếu, mỏi cơ, cứng cơ, chuột rút và giật cơ ở bàn tay và cánh tay, thường đầu tiên ở cơ nội tại bàn tay. Chân ít trầm trọng hơn tay, thường than phiên cứng chân, chuột rút và yếu. Triệu chứng của thân não gồm khó nuốt, thường dẫn đến viêm phổi hít và kém hấp thu năng lượng; nổi bật mất chức năng lưỡi dẫn đến khó phát âm, khó nuốt. Yếu cơ hô hấp làm thông khí không hiệu quả. Những đặc trưng khác tiêu biểu Xơ cứng teo cơ một bên là thiếu cảm giác bất thường, liệt giả hành tuỷ (vd cười không chủ ý, khóc) và mất các rối loạn chức năng ruột hay bàng quang. Sa sút trí tuệ không là thành phần của Xơ cứng teo cơ một bên lẻ tẻ; ở Xơ cứng teo cơ một bên gia đình có sự cùng di truyền với sa sút trí tuệ thuỳ trán thái dương được đặc trưng bởi bất thường hành vi do rối loạn chức năng thuỳ trán.

BẢNG 197-1 BỆNH THẦN KINH VẬN ĐỘNG ĐƠN ĐỘC

Mạn
TK vận động chi trên và dưới
TK vận động chi trên
TK vận động chi dưới
Thực thể
Xơ cứng teo cơ một bên
Xơ cứng một bên nguyên phát
Bệnh TK vận động đa ổ với block dẫn truyền
Bệnh TK vận động với tăng protein đơn dòng trong máu hay ung thư
Bệnh TK vận động ngoại biên nổi bật
Khác
Liên quan đến những rối loạn thoái hoá thần kinh khác
Rối loạn thần kinh vận động thứ phát (xem Bảng 197-2)
Cấp
Bệnh bại liệt
Herpes zoster
Coxsackie virus

SINH LÝ BỆNH

Dấu hiệu bệnh lý là sự chết của TB TK vận động bên dưới (bao gồm TB sừng trước tuỷ sống và đồng đẳng ở thân não mà phân bố TK cho hành tuỷ) và trên, hay vỏ tuỷ, TK vận động (bắt nguồn trong lớp năm của vỏ não vận động và đi xuống theo con đường tháp tới synapse của TK vận động dưới. Mặc dù lúc khởi phát Xơ cứng teo cơ một bên có liên quan đến mất chức năng có chọn lọc chỉ ở TK vận động trên hay dưới, nhưng cuối cùng nó gây tổn thương cả hai; sự mất rõ ràng cả hai loại TK vận động nên được đặt câu hỏi cho chẩn đoán Xơ cứng teo cơ một bên .

CẬN LÂM SÀNG

EMG cung cấp thông tin về sự phân bố thần kinh đến cơ của các dây thần kinh và rễ thần kinh vận động. CSF ít khi bất thường. Enzymes cơ (vd CK) có thể tăng.

Một vài loại rối loạn TK vận động thứ phát mà tương tự Xơ cứng teo cơ một bên có thể điều trị (Bảng 197-2); vì thế tất cả các Bệnh nhân nên được tầm soát tất cả các rối loạn này.

MRI hay CT tuỷ đồ thường thực hiện để loại trừ tổn thương chèn ép lỗ chẩm hay đốt sống cổ. Khi tổn thương chỉ ở TK vận động dưới, thực thể quan trọng khác là bệnh TK vận động đa ổ với block dẫn truyền ( MMCB )

BẢNG 197-2 NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN TK VẬN ĐỘNG

Loại chẩn đoán Cận lâm sàng
Tổn thương cấu trúc
Khối u cận đường dọc giữa
hay lỗ chẩm
Thoái hoá cột sống cổ
Dị dạng Chiari
Dị dạng động tĩnh mạch tuỷ sống
MRI đầu (bao gồm lỗ chẩm và đốt sống cổ)
Nhiễm trùng
Vi trùng—uốn ván, Lyme
Virus—bại liệt, herpes zoster
Retro virus—bệnh tuỷ sống
CSF, cấy
Hiệu giá Lyme
Kháng thể kháng virus
Hiệu giá HTLV-1
Độc chất, tác nhân vật lý
Chất độc—chì, nhôm, khác
Thuốc—strychnine, phenytoin
Shock điện, tia X
Nước tiểu 24h tìm kim loại nặng
Nồng độ chì huyết thanh
Cơ chế miễn dịch
Loạn tạo tế bào plasma
Viêm nhiều rễ TK tự miễn
Bệnh TK vận động với block dẫn truyền
Cận ung
Paracarcinomatous
Công thức máua
Tốc độ lắng máua
Protein toàn phầna
Kháng thể kháng GM1a
Kháng thể kháng Hu
MRI, sinh thiết tuỷ xương
Chuyển hoá
Hạ đường huyết
Cường cận giáp
Cường giáp
Thiếu folate, vitamin B12, vitamin E
Thiếu đồng, kẽm
Kém hấp thu
Rối loạn chức năng ty thể
Đường huyết đóia
Các chất thông thường như calcia
PTH
Chức năng tuyến giápa
Vitamin B 12, vitamin E, folatea
Nồng độ đồng, kẽm máua
Mỡ trong phân 24h, carotene, thời gian prothrombin
Lactate đói , pyruvate, ammonia
Chú ý mtDNA
Tăng lipid máu Điện di lipid
Tăng đường niệu Nồng độ amino acid nước tiểu/máu
Amino acid trong CSF
Rối loạn di truyền

Superoxide dismutase
TDP43
FUS/TLS
Thiếu thụ thể androgen (Bệnh Kennedy)
Thiếu Hexosaminidase
Thiếu α-glucosidase ở trẻ sơ sinh (Bệnh Pompe)

DNA WBC để phân tích đột biến

aBiểu thị các nghiên cứu cần được thực hiện trong tất cả các trường hợp.

Viết tắt: FUS/TLS, fused in sarcoma/translocated in liposar-coma; HTLV-1, human T cell lymphotropic virus

Khuếch tán, bệnh TK sợi trục vận động chi dưới bắt chước Xơ cứng teo cơ một bên đôi khi phát triển có liên quan đến rối loạn tạo máu như lymphoma hay đa u tuỷ; thành phần M trong huyết thanh nên cân nhắc đến việc sinh thiết tuỷ xương. Bệnh Lyme cũng gây bệnh TK sợi trục vận động chi dưới, điển hình với đau gốc chi mãnh liệt và tăng lympho bào dịch não tuỷ. Những rối loạn có thể điều trị khác mà thường bắt chước Xơ cứng teo cơ một bên là nhiễm độc chì mạn tính và nhiễm độc giáp.

Nghiên cứu chức năng phổi có thể giúp đỡ trong việc quản lý thông khí. Đánh giá nuốt xác định nguy cơ hít sặc ở những BN. Kiểm tra di truyền thì sẵn có cho superoxide dismutase 1 (SOD1) (20% của FXơ cứng teo cơ một bên ) và những đột biến hiếm gặp ở gene khác.

ĐIỀU TRỊ Xơ cứng teo cơ một bên

Không có cách chữa trị cho những quá trình bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến Xơ cứng teo cơ một bên .

Thuốc riluzole kéo dài thời gian sống vừa phải; trong một thử nghiệm tỷ lệ sống sót sau 18 tháng với riluzole (100 mg/ngày) tương tự như sử dụng giả dược 15 tháng. Nó có thể hoạt động bằng cách làm giảm phóng thích glutamate và giảm chết TK do độc tế bào. Tác dụng phụ gồm buồn nôn, chóng mặt, sụt cân, và tăng men gan.

Nhiều liệu pháp hiện đang thử nghiệm lâm sàng để điều trị Xơ cứng teo cơ một bên gồm ceftriaxone, pramipexole, và tamoxifen; can thiệp như antisense oligonucleotides mà giảm biểu hiện của protein SOD1 đột biến trong thử nghiệm Xơ cứng teo cơ một bên qua trung gian SOD1.

Nhiều hỗ trợ phục hồi chức năng có thể giúp đỡ đáng kể các Bệnh nhân Xơ cứng teo cơ một bên . Nẹp chân tạo điều kiện đi lại, và nẹp mở rộng ngón tay có thể giúp nắm chặt.

Hỗ trợ hô hấp có thể duy trì sự sống. Đối với Bệnh nhân không chọn mở khí quản để thông khí lâu dài, thông khí áp lực dương bằng miệng hay mũi được thực hiện thoáng quá (vài tuần) giảm nhẹ tăng CO2 và thiếu oxy. Thiết bị hỗ trợ hô hấp cũng có lợi ích là tạo cơn ho nhân tạo; giúp làm sạch đường dẫn khí và ngăn ngừa viêm phổi hít.

Khi bệnh hành tuỷ ảnh hưởng đến việc nhai và nuốt, mở dạ dày là hữu ích trong việc phục hồi dinh dưỡng và điện giải bình thường.

Khi liệt tuỷ tiến triển có thể dẫn tới khó phát âm

Thông tin về Xơ cứng teo cơ một bên được cung cấp ở Muscular Dystrophy Association (www.mdausa.org) and the Amyotrophic Lateral Sclerosis Association (www.Xơ cứng teo cơ một bên a.org).

Giờ ngủ lý tưởng trong ngày để tăng cường sức khỏe

Buổi tối 9-10 giờ đi ngủ. Khoảng 5 giờ sáng dậy là lý tưởng nhất, bởi vì từ 9 giờ tối đến 10 giờ tối sẽ xuất hiện một lần “thoái trào sinh vật”. Nếu trước 11 giờ tối mà không ngủ được thì đến 12 giờ rất khó ngủ. Sáng sớm từ 5 giờ đến 6 giờ là “cao trào” sinh vật. Lúc bấy giờ tinh lực con người đang ở vào lúc thịnh vượng, đó là thời điểm tốt nhất để học tập và làm việc có hiệu quả nhất.Chữa bệnh mất ngủ không nên chỉ dựa vào dược liệu

Tuổi càng nhỏ, sức nhẫn nại chịu đựng trong lao động càng kém, cần phải ngủ nhiều. Trẻ mới sinh mỗi ngày ngoài bú sữa thay tã lót ra, thời gian còn lại hầu như là chỉ để ngủ. Trẻ được 4 tháng, mỗi ngày cần ngủ 18-20 giờ. Trẻ từ 1 – 2 tuổi, mỗi ngày cần ngủ 13 giờ. Trẻ từ 4 – 7 tuổi, mỗi ngày cần ngủ 11 giờ. Trẻ sau 7 tuổi, mỗi ngày cần ngủ 10 giờ. Người lớn mỗi ngày cần ngủ 7 – 9 giờ. Còn người già, do cơ năng sinh lý giảm sút, sự khôi phục sau lao động mệt mỏi tương đối chậm, cần phải có thời gian ngủ càng dài hơn. Người già từ 60 – 70 tuổi cần phải ngủ trên 8 giờ 1 ngày. Người già từ 70 – 90 tuổi mỗi ngày cần ngủ trên 9 giờ. Người già trên 90 tuổi mỗi ngày cần phải ngủ 12 giờ.

Trước khi ngủ cần có những chuẩn bị để đi vào giấc ngủ nhanh chóng và tốt:

  1. Rửa chân là một kích thích rất tốt đối với đại não, dùng nước nóng rửa, ngâm chân làm cho huyết dịch đi xuống dưới, có thể có tác dụng thúc đẩy đi vào giấc ngủ nhanh và tiêu trừ các mệt mỏi.
  2. Cho dù là trời lạnh, trước khi sắp đi ngủ tốt nhất nên mở cửa sổ ra một lát để cho không khí mới mẻ trong lành ùa vào, làm cho bạn ngủ được ngon giấc.
  3. Buổi tối trước khi đi ngủ cần đánh răng. Đánh răng vào buổi tối quan trọng hơn nhiều so với đánh răng vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy. Như vậy không những có thể thanh trừ những chất bẩn còn tích đọng trong khoang miệng mà còn có lợi cho việc bảo vệ răng lợi, như vậy cũng giúp cho yên ổn đi vào giấc ngủ tốt.
  4. Trước khi đi ngủ cần chải đầu cẩn thận, như vậy còn có thể giúp cho bạn qua một đêm với giấc ngủ yên tĩnh ngon lành.

Đau chính giữa bụng (trên, dưới) – Triệu chứng bệnh gì

Đau phần trên giữa bụng

Thường do loét dạ dày hoặc tá tràng (là khúc ruột nối liền dạ dày với ruột non) gây đau tại nơi này. Ung thư dạ dày cũng gây đau, tuy nhiên tá tràng ít có biến chứng ác tính.

Làm sao biết mình có bị loét hay không ? Đây là một chứng bệnh thành dạ dày bị ăn mòn mà ra. Điều trị thích hợp thường có hiệu quả, nhưng không dám khẳng định có khỏi hẳn hay không. Nếu như cứ hút thuốc, uống thức uống chứa cafein, dùng lâu dài thứ thuốc aspirin, hoặc thuốc giảm đau, thì càng khó chữa khỏi. Khi bệnh loét bộc phát, nếu không kịp thời điều trị, sẽ kéo dài vài tuần. Sự đau như khi bụng đói dữ dội, vì thời gian phát bệnh thường tại lúc bụng đói, lúc này thành dạ dày dễ bị vị toan ăn mòn, nhất là lại phát lúc khi bụng đói, người bệnh có thể bị thức giấc do đau vào nửa đêm.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng bệnh loét, có thể kiểm tra phân của mình. Nếu phân bị đen chứng tỏ loét đã gây chảy máu. Nhưng không phải chứng loét nào đều gây chảy máu cả. Tuy nhiên chứng loét thường xuất phát nơi người bệnh dạng nhạy cảm, cuộc sống kích thích căng thẳng, những người xem ra thoải mái hơn cũng có thể bị chứng bệnh này, vì aspirin hoặc cồn kích thích thành ruột, dù không có dạng loét rõ rệt, cũng khiến bụng giữa bị đau.

Phân khu ổ bụng
Phân khu ổ bụng

Đau phần dưới giữa bụng

Đa số do biến chứng của hệ tiết niệu, bàng quang, bộ phận sinh dục nữ, hoặc trực tràng. Thí dụ nội mạc tử cung bị lạc chỗ là một nguyên nhân gây đau. Chứng này chỉ những tổ chức đáng lẽ có trong tử cung, lại xuất hiện tại những vị trí khác nhau trong xương chậu hoặc trong ruột. Tuy chứng bệnh này không gây chết người, nhưng khiến hết sức đau trong mỗi lần hành kinh.

Khi bụng dưới chính giữa bị đau, nếu kèm theo s<ất, âm đạo tiết ra những chất dịch khác thường, có khả năng là chứng viêm tử cung. Đối với những chị em hết kinh, nguyên nhân gây đau về bệnh phụ khoa thường là u xơ lành tính. Ngoài ra, cũng nên chú ý ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng, tuy trường hợp như vậy hơi hiếm nhưng không thể phđt lờ. Còn có bệnh kéo dài khó khỏi đó là hội chứng ruột dị ứng.

Có khi nào do xơ cứng động mạch trong bụng gây nên không ? Đừng chỉ chú ý tới các động mạch tại tim, não, đùi hoặc thận mà thôi, vì cơ quan khác cũng cần mạch máu khỏe để cung cấp dinh dưỡng oxy… Ruột cũng vậy, chức năng của ruột là thúc đẩy thức ăn theo đường ruột, trong quá trình này tiêu hoá và hâp thụ dinh dưỡng. Ruột cũng cần có dinh dưỡng, tức là máu. Khi mạch máu to, việc cung cấp máu cho ruột bị tắc nghẽn, hoặc hoá hẹp, sẽ xuất hiện tại đây một hiện tượng đau thắt màng ruột (Mesenteric Angina). Một người trên 60 tuổi, cơ thể có phần nào bị xơ cứng động mạch, bụng dưới từng bị đau thắt, phân có máu sau khi vừa ăn xong không bao lâu, thì nên nghi ngờ mình mắc chứng bệnh này. Cách chẩn đoán duy nhât là chụp X quang mạch máu, tức là chích thuốc cảm quang vào hệ tuần hoàn của bụng từ háng, sau đó chụp X quang.

Động mạch chủ yếu trong cơ thể là động mạch chủ, xuất phát từ tâm thất trái đi vòng kéo dài tới bụng, trên đường đi động mạch chủ chia thành những nhánh mạch lớn đi vào thận, nội tạng, ruột, và các cơ quan khác. Động mạch chủ là động mạch dễ bị xơ cứng nhất, nhất là khi xuất hiện trên những người lâu nay bị cao huyết áp mà không điều trị gì cả, dưới sự tác động thường xuyên của huyết áp cao, thành mạch máu trở nên mềm yếu, thêm vào bị những mảng tích tụ chất canxi, cholesterol gắn trên đó nếu cứ tiếp tục phát triển mà không cải thiện, mạch máu ngày càng phình to, hình thành khối phình động mạch, đây cũng là một thứ có mạch đập, cũng có nghĩa là khi sờ tay trên bụng thì cảm thấy mạch máu đập đồng bộ với tim, nếu như mạch máu cứ không ngừng phình to, có ngày sẽ bị nứt vỡ, có thể gây tử vong. Khi ấy người bệnh sẽ bị đau dữ dội khiến ngất xỉu, chết trong vòng vài phút. Giả sử chỉ là rỉ rả từ từ mà không nứt vỡ, sẽ xuất hiện báo động trên cơ thể, trong đó gồm chính giữa bụng bị đau liên tục vài ngày, nhưng nếu như bạn đột nhiên sờ thấy mạch đập trong bụng chớ nên vội hốt hoảng, vì tình hình này xuất hiện trên người gầy là việc bình thường.

Ngoài ra, còn một hiện tượng nữa là : động mạch chủ trong bụng cứ tiếp tục hẹp hoặc bị tắc nghẽn, dù không hình thành phình động mạch, hoặc dẫn tới nứt vỡ, cũng có thể khiến lưu thông máu ở chân đùi bị kém. Thậm chí trở thành liệt dương lâu dài (vì dương vật thiếu máu cần thiết cho sự cương cứng).

Thuốc Akynzeo (netupitant và palonosetron)

Akynzeo là gì và nó hoạt động như thế nào?

Akynzeo là một loại thuốc kê toa thuộc nhóm “thuốc chống nôn”. Akynzeo được sử dụng kết hợp với thuốc dexamethasone để giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn xảy ra ngay lập tức hoặc sau đó với một số loại thuốc hóa trị ung thư. Chưa có thông tin về độ an toàn và hiệu quả của Akynzeo ở trẻ em dưới 18 tuổi.

Tác dụng phụ của Akynzeo là gì?

Akynzeo có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng, như sốc phản vệ. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Akynzeo: nổi mề đay, sưng mặt, khó thở hoặc đau ngực.
  • Hội chứng serotonin, có thể xảy ra với Akynzeo, đặc biệt khi kết hợp với một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống nôn migraine, có thể dẫn đến tử vong. Ngừng dùng viên nang Akynzeo và đến ngay phòng cấp cứu nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây của hội chứng serotonin:
    • Kích thích
    • Ảo giác hoặc các thay đổi khác trong tình trạng tâm thần
    • Chóng mặt
    • Nhịp tim nhanh
    • Ra mồ hôi
    • Nhiệt độ cơ thể thấp
    • Run (co giật)
    • Cử động không ổn định
    • Co cơ (phản xạ quá mức)
    • Co giật có hoặc không có buồn nôn
    • Nôn mửa và
    • Tiêu chảy.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của viên nang và tiêm Akynzeo bao gồm:

  • Đau đầu
  • Yếu sức
  • Mệt mỏi
  • Đau dạ dày
  • Táo bón
  • Đỏ da.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra của Akynzeo. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn để được tư vấn y tế về các tác dụng phụ.

Liều dùng của Akynzeo là gì?

Liều dùng khuyến nghị của Akynzeo và dexamethasone ở người lớn để ngăn ngừa buồn nôn và nôn liên quan đến việc sử dụng hóa trị liệu gây nôn được trình bày trong Bảng 1.

Viên nang Akynzeo có thể được uống với hoặc không có thức ăn.

Bảng 1: Chế độ điều trị chống nôn

Chế độ điều trị Ngày 1 Ngày 2 đến Ngày 4
Hóa trị gây nôn mạnh, bao gồm hóa trị dựa trên Cisplatin
Viên nang Akynzeo 1 viên nang Akynzeo 1 giờ trước hóa trị Dexamethasone 8 mg một lần một ngày
Dexamethasone 12 mg 30 phút trước hóa trị
Akynzeo dạng tiêm 1 lọ Akynzeo Truyền trong 30 phút bắt đầu 30 phút trước hóa trị [xem Chuẩn bị và Quản lý Akynzeo dạng tiêm] Dexamethasone 8 mg một lần một ngày
Dexamethasone 12 mg 30 phút trước hóa trị
Hóa trị dựa trên Anthracycline và Cyclophosphamide và hóa trị không được coi là gây nôn mạnh
Viên nang Akynzeo 1 viên nang Akynzeo 1 giờ trước hóa trị Không có
Dexamethasone 12 mg 30 phút trước hóa trị

 

Các loại thuốc tương tác với Akynzeo?

Tác động của Akynzeo lên các loại thuốc khác

Tương tác với các chất nền CYP3A4

  • Netupitant là một chất ức chế vừa phải CYP3A4.
  • Akynzeo nên được sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân đang nhận các loại thuốc đồng thời chủ yếu được chuyển hóa qua CYP3A4.
  • Một liều uống đơn của netupitant 300 mg làm ức chế CYP3A4 một cách đáng kể trong 6 ngày.
  • Tránh sử dụng đồng thời các thuốc là chất nền CYP3A4 trong một tuần, nếu có thể. Nếu không thể tránh được, hãy xem xét giảm liều của các chất nền CYP3A4.

Dexamethasone

  • Một liều uống đơn của netupitant 300 mg hoặc một lần truyền fosnetupitant 235 mg đã làm tăng mức độ tiếp xúc hệ thống của dexamethasone đồng thời hơn 2 lần vào Ngày 2 và 4.
  • Cần sử dụng liều giảm dexamethasone cùng với Akynzeo.

Midazolam

Khi được sử dụng cùng với netupitant, mức độ tiếp xúc hệ thống với midazolam đã tăng đáng kể. Cần xem xét các tác động tiềm tàng của sự tăng nồng độ plasma của midazolam hoặc các benzodiazepine khác được chuyển hóa qua CYP3A4 (alprazolam, triazolam) khi sử dụng các loại thuốc này cùng với Akynzeo.

Các tác nhân hóa trị

  • Mức độ tiếp xúc hệ thống của các tác nhân hóa trị được chuyển hóa bởi CYP3A4 có thể tăng khi được sử dụng cùng với Akynzeo.
  • Các tác nhân hóa trị được biết đến là được chuyển hóa bởi CYP3A4 bao gồm docetaxel, paclitaxel, etoposide, irinotecan, cyclophosphamide, ifosfamide, imatinib, vinorelbine, vinblastine và vincristine.
  • Cần thận trọng và theo dõi các phản ứng phụ liên quan đến hóa trị ở những bệnh nhân nhận các tác nhân hóa trị chủ yếu được chuyển hóa bởi CYP3A4.

Thuốc tránh thai đường uống

Không có tác động lâm sàng đáng kể của Akynzeo đối với hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống chứa levonorgestrel và ethinyl estradiol.

Warfarin

  • Mặc dù đã dự đoán rằng việc sử dụng đồng thời Akynzeo tiêm tĩnh mạch với warfarin sẽ không làm tăng đáng kể mức độ tiếp xúc hệ thống với S-warfarin (chất nền CYP2C9), enantiomer hoạt động, nhưng tác động của Akynzeo dạng tiêm và viên nang Akynzeo đối với INR và thời gian prothrombin vẫn chưa được nghiên cứu.
  • Theo dõi INR và điều chỉnh liều lượng warfarin, nếu cần thiết khi sử dụng đồng thời với Akynzeo, để duy trì phạm vi INR mục tiêu.

Tác động của các thuốc khác lên Akynzeo

Netupitant chủ yếu được chuyển hóa bởi CYP3A4.
Palonosetron chủ yếu được chuyển hóa bởi CYP2D6 và một phần nhỏ bởi CYP3A4 và CYP1A2.

Các chất cảm ứng CYP3A4

Tránh sử dụng đồng thời Akynzeo ở những bệnh nhân đang sử dụng lâu dài một chất cảm ứng CYP3A4 mạnh như rifampin. Một chất cảm ứng CYP3A mạnh có thể làm giảm hiệu quả của Akynzeo bằng cách giảm đáng kể nồng độ plasma của thành phần netupitant.

Các chất ức chế CYP3A4

  • Việc sử dụng đồng thời Akynzeo với một chất ức chế CYP3A4 mạnh (ví dụ, ketoconazole) có thể làm tăng mức độ tiếp xúc hệ thống với thành phần netupitant của Akynzeo.
  • Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều cho việc sử dụng một liều đơn của Akynzeo.

Các thuốc serotonergic

  • Hội chứng serotonin (bao gồm thay đổi trạng thái tinh thần, bất ổn tự động và triệu chứng thần kinh cơ) đã được mô tả sau khi sử dụng đồng thời các chất đối kháng thụ thể 5-HT3 và các thuốc serotonergic khác, bao gồm các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) và các chất ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline (SNRIs).
  • Nếu xuất hiện triệu chứng, ngừng sử dụng Akynzeo và tiến hành điều trị hỗ trợ.

Akynzeo có an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú không?

  • Dữ liệu hạn chế về việc sử dụng Akynzeo ở phụ nữ mang thai không đủ để xác định nguy cơ liên quan đến thuốc đối với các kết quả phát triển bất lợi.
  • Không có dữ liệu về sự hiện diện của netupitant (hoặc fosnetupitant) hoặc palonosetron trong sữa mẹ, tác động đến trẻ sơ sinh được cho bú, hoặc tác động đến sản xuất sữa.
  • Các lợi ích phát triển và sức khỏe của việc cho con bú nên được xem xét cùng với nhu cầu lâm sàng của người mẹ đối với Akynzeo và bất kỳ tác động bất lợi tiềm tàng nào lên trẻ được cho bú từ Akynzeo hoặc từ tình trạng bệnh lý của mẹ.

Tóm tắt

Akynzeo là một loại thuốc theo đơn gọi là “thuốc chống nôn.” Akynzeo được sử dụng kết hợp với thuốc dexamethasone để giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn xảy ra ngay lập tức hoặc sau đó với một số loại thuốc điều trị ung thư (hóa trị). Các tác dụng phụ nghiêm trọng của Akynzeo bao gồm phản ứng dị ứng (phản vệ) và hội chứng serotonin khi được sử dụng với các loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống đau nửa đầu, có thể dẫn đến tử vong.

Kỷ tử chữa bệnh tóc bạc, rụng tóc.

Thầy thuốc Trung y giàu kinh nghiệm chia sẻ: bí quyết sử dụng Kỷ tử như thế này công dụng vô cùng tốt, sẽ giúp bạn sau 2 đến 3 tuần là hết tóc bạc, người trẻ khoẻ ra.

1, Công dụng của Kỷ tử

+ Ngừa rụng tóc, giúp mọc tóc

Do sự sinh trưởng của tóc liên quan mật thiết đến tạng thận và sự lưu thông tuần hoàn máu, Kỷ tử vừa hay lại có tác dụng bổ thận và thúc đẩy tuần hoàn rất tốt, vì thế Kỷ tử chính là một trong các thuốc giúp ngừa rụng tóc và mọc tóc. Sử dụng trà Kỷ tử uống, rất phù hợp với bệnh nhân bị rụng tóc, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể một cách hiệu quả, giúp tạo môi trường tự nhiên khoẻ mạnh để tóc sinh trưởng tốt.

Tóc bạc
Tóc bạc

2, Nghiệm phương đơn giản dùng Kỷ tử trị liệu tóc bạc, rụng tóc.

+ Kỷ tử và Cúc hoa ( trà Kỷ Cúc).

Cách làm: mỗi lần dùng Hàng bạch cúc, Kỷ tử mỗi vị 10g cho vào bình, rồi đổ nước sôi, đun thêm 10 phút là có thể uống được. Kỷ tử có tác dụng bổ tinh ích khí, tư bổ ôn ấm rất mạnh. Khi pha trà Cúc hoa để uống, tốt nhất là dùng cốc thuỷ tinh trong suốt, mỗi lần cho thêm vài hạt kỷ tử vào cùng, rồi hãm với nước sôi là được.

+ Kỷ tử và nước nóng.

Sử dụng nước trà Kỷ tử nhiều hay ít, thực sự không có hạn chế nhất định, nhưng tổng thể mỗi ngày sử dụng lượng khống chế trong khoảng 20g. Không được sử dụng quá liều lượng. Nên sử dụng trà Kỷ tử vào buổi chiều từ 4 đến 5 giờ, như vậy sẽ hấp thụ tốt hơn. Về việc làm sạch, vì Kỷ tử thường phơi khô là chính, nếu lo lắng có bụi bẩn gì khác, có thể tiến hành làm sạch bằng cách dùng nước tráng qua một lượt là được.

Vị thuốc câu Kỷ tử
Vị thuốc câu Kỷ tử

+ Kỷ tử và gạo tẻ.

Câu kỷ tử 15g, Gạo tẻ 15g. Đem Kỷ tử, gạo tẻ rửa sạch, cho vào nồi đất nấu thành cháo để ăn. Chủ trị rụng tóc.

+ Kỷ tử và Sinh khương.

Đem Kỷ tử và Sinh khương đun nước, rồi xoa nước đó lên tóc, rồi để tóc khô tự nhiên, 1 giờ sau gội sạch, tiếp tục bôi xoa vào mỗi buổi tối, khoảng 1 tháng sau sẽ có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc rõ rệt.

Lá non có thể làm rau ăn, ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây,.. Rau mầm Kỷ tử rất được ưa chuộng, trong các chợ đều có thể mua được, nhưng các vùng phía Nam chủ yếu là Kỷ tử Trung Hoa, chứ không có Kỷ tử Ninh Hạ. Ở các vùng phía Tây như Ninh Hạ,… sử dụng lá non Kỷ tử làm rau ăn rất ít.

Kỷ tử được Bộ y tế xếp vào chủng loại “dược thực lưỡng dụng”, Câu kỷ tử có thể gia công thành các loại sản phẩm như: thực phẩm, nước uống, rượu dưỡng sinh,…Khi nấu canh hoặc nấu cháo cũng thường cho thêm Kỷ tử vào.

Chứng niệu huyết (đái ra máu) trong đông y và điều trị

Tiểu tiện ra máu không đau là “niệu huyết”, có đau là huyết lâm, tuy tiểu tiện ra máu có khi cũng đau, nhưng không bằng, huyết lâm thì ra từng giọt đau buốt. Thiên này chủ bàn về chứng niệu huyết, còn chứng huyết lâm thì sẽ bàn riêng ở thiên Tung lâm.

  1. NGUYÊN NHÂN

Hạ tiêu có nhiệt:

Thiên “Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Nhiệt hạ ở tiêu thì tiểu ra huyết”. Sách “Y học nhập môn” nói: “đi tiểu ra huyết là tâm đi nhiệt xuống tiểu trường”. Đó là nói “niệu huyết” là do nhiệt của tâm và tiểu tràng trên lâm sàng cũng có thấy kiêm cả âm hư.

Tỳ và thận bi thương tổn

Tỳ hư khí hãm xuống không thống nhiếp được huyết, mà không quy kinh, thậm chí hạ nguyên hư tổn, thậm chí không vững chắc thì huyết thấm xuống dưới mà bị “niệu huyết”.

  1. BIỆN CHỨNG

  • Phàm đi tiểu ra máu kiêm cả tâm phiền mất ngủ mặt đỏ, miệng khát hoặc miệng lưỡi sinh lở, đường niệu đạo bụng đau nhói, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phần nhiều sác là vì tâm di nhiệt xuống tiểu trường, nếu chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác là hiện tương kiêm có âm hư.
  • Phàm đi tiểu ra máu, mà ăn uống bị giảm sút, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhợt, mạch hư yếu là tỳ hư khí hàn; nếu người gầy mòn khiếp nhược, mạch không có thần là hạ nguyên cũng hư.
  1. CÁCH CHỮA

  • Vì tâm di nhiệt xuống tiểu trường

Thì nên thanh tâm lương huyết dùng bài Tiểu kế ẩm tử (21) nếu kiêm cả âm hư thì nên tư âm chỉ huyết, dùng các bài Đại bổ âm hoàn (23), Thiếu âm tấn.

  • Vì tỳ hư khí hàn

Thì dùng bài Bổ trung tích khí thang (17), còn về hạ nguyên hư tổn thì nên điều bổ khí của thận dùng bài Vô tỷ sơn dược hoàn (24).

  1. TÓM TẮT

Thiên này thảo luận về 4 chứng: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết. Trong các huyết chứng, tên gọi tuy khác nhau nhưng đều do huyết không theo đường kinh mà đi bừa bãi, dương lạc bị thương tổn thì huyết tràn ra ngoài, âm lạc bị thương tổn thì huyết tràn ở trong. Huyết ra quá nhiều, thì sắc mặt thường không tươi bóng, cho nên sách “Linh khu” nói: “Huyết thoát mất thì sắc mặt trắng nhợt không bóng nhoáng”. Vả lại người bị mất huyết vì huyết ra nhiều quá thì khí không có chỗ dựa mà khí cũng bị hư, mạch phù đại mà trong trống rỗng, gọi là mạnh khâu. Chứng thất huyết mà mạch tế nhược, hoà hoãn thì dễ chữa, còn đại huyền cấp thì khó chữa.

Mục Trọng Thuần có nói: “(1) hành huyết là làm cho huyết đi theo đường kinh lạc không bị ứ lại (2), nên bổ can, không nên công phạt can, công phạt can thì làm tổn hại thể chất của can làm cho can hư thêm mà can hư thì huyết không tàng được (3), nên giáng khí, không nên giáng hoả”. Những kinh nghiệm này là rất có giá trị để tham khảo trên lâm sàng. Ngô Cúc Thông căn cứ vào thuyết huyết theo khí để vận hành, ông chủ trương điều trị vệ khí, nhất là trong khi huyết thoát cần phải bổ khí. Điều đó lại càng chứng minh tính chất trọng yếu của phép điều khí để chữa bệnh này.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Tang hạnh thang: (xem số 3 phụ phương mục khái thấu)
  2. Tứ sinh hoàn: Trắc bá diệp, sinh địa, sinh ngải diệp
  3. Đại cáp tán: (xem số10 phụ phương mục khái thấu).
  4. Kim quỹ tả tâm thang: Đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm.
  5. Thập khôi tán: Đại kế, tiểu kế, trắc bá diệp, bạc hà, thiên thảo ăn, mao căn, sơn chi, đại hoàng, đan bì, tung lư bì
  6. Hoa nhị thạch tán: Hoa nhị thạch
  7. Trắc bá diệp thang: Trắc bá diệp, mã thông trấp.
  8. Tang cúc ẩm: (xem số 3 phụ phương mục cảm mạo)
  9. Sa sâm mạch đông thang: Sa sâm, ngọc trúc, sinh cam thảo, tang diệp, mạch đông, sinh biển đậu, hoa phấn.
  10. Tê giác địa hoàng thang: Tê giác, sinh địa, đơn bì, xích thược
  11. Độc sâm thang: Nhân sâm
  12. Ngọc nữ tiễn: Thạch cao, địa hoàng, mạch đông, tri mẫu, ngưu tất.
  13. Long đởm tả can thang: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sa tiền tử, đương quy, sinh địa, sài hồ, cam thảo.
  14. Thiểm căn tán: Thiểm căn, hoàng cầm, a giao phấn, trắc bá diệp, sinh địa hoàng, cam thảo.
  15. Quy tỳ thang: (xem phụ phương mục hư lao)
  16. Hoàng thổ thang: Bạch truật, phụ tử, cam thảo, địa hoàng, a giao, hoàng cầm, táng trung hoàng thổ (đất giữa lòng bếp).
  17. Bổ trung ích khí thang: (Xem hai phụ phương mục hư lao).
  18. Xích tiểu đậu đương quy tán: Xích tiểu đậu, đương quy
  19. Hoè hoa tán: hoè hoa, trắc bá diệp, kinh giỏi sao, chỉ sác.
  20. Thương truật địa du thang: Thương truật, địa du
  21. Tiểu kế ẩm tử: Tiểu kế, hồ hoàng sao, ngẫu tiết, hoạt thạch, mộc thông, sinh địa, đương quy, cam thảo, chi tử, trắc diệp.
  22. Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá, tri mẫu, thục địa, quy bản, tủy xương sống lợn hoà với mật làm viên.
  23. Vô tỷ sơn dược hoàn: Sơn dược, thung dung, thục địa, sơn thù nhục, phục thần, thỏ ty tử, ngũ vị trủ, xích thạch chỉ, ba kích, trạch tả, đỗ trọng, ngưu tất.

Bệnh tích tụ Protein phế nang

Định nghĩa

Là bệnh phổi hiếm gặp, đặc hiệu bởi sự tích tụ những chất protein và lipid trong các phế nang của phổi.

Căn nguyên: chưa rõ.

Giải phẫu bệnh

Trong phế nang chứa đầy những chất liệu dạng hạt có bản chất protein và phospholipid.

Triệu chứng

Nói chung, bệnh diễn biến chậm chạp và lành tính, nhưng cũng có thể tiến triển tới suy hô hấp nặng, với khó thở và giảm oxy-mô. Bội nhiễm do nấm hiếm xẩy ra.

X quang: xét nghiệm X quang cho thấy những vùng mờ lan toả ở phổi. Đôi khi có hình ảnh thâm nhiễm “hình cánh bướm”, giống với hình ảnh X quang của phù phổi mạn tính. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy những mảng phổi với phế nang bị đặc, không thành hệ thống. Đôi khi hình ảnh tổn thương có giới hạn rõ nét với mô phổi bình thường, tạo nên hình ảnh giống “một tấm bản đồ”.

Xét nghiệm bổ sung: rửa phế quản- phế nang thấy trong dịch có chất liệu lipid và protid (bắt mầu thuốc thử acid Schiff hoặc PAS).

Đôi khi, chẩn đoán chỉ được xác định nhờ sinh thiết phổi.

Điều trị

Corticoid hình như không có hiệu quả. Trong trường hợp suy hô hấp làm ảnh hưởng nặng tới sinh hoạt của bệnh nhân, người ta đề nghị rửa phế quản-phế nang toàn bộ phổi bằng dung dịch nước muối sinh lý có heparin, khi tiến hành rửa phải gây mê.

Huyệt Ngũ Xứ

Ngũ Xứ

Tên Huyệt:

Ngũ = 5; Xứ = nơi (Vị Trí huyệt). Theo thứ tự. huyệt ở Vị Trí huyệt thứ 5 của đường kinh, vì vậy gọi là Ngũ Xứ (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Cự Xứ.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 5 của kinh Bàng Quang.

Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (Linh khu.26): Ngũ Xứ là một trong 5 nhóm huyệt ở đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) dùng để trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí, không do Tà Khí xâm phạm (các huyệt khác là Thừa Quang (Bàng quang.6) + Thông Thiên (Bàng quang.7) + Lạc Khước (Bàng quang.8) + Ngọc Chẩm – Bàng quang.9).

Vị Trí huyệt:

Giữa đường chân tóc trán lên 1 thốn (huyệt Thượng Tinh – Đc.23) đo ngang ra 1, 5 thốn hoặc sau huyệt Khúc Sai 0, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân sọ, xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Chủ Trị:

Trị đầu đau, chóng mặt, mũi viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thân Trụ (Đc.12) + Uỷ Dương (Bàng quang.39) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị lưng cứng cong như đòn gánh, đầu đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Tiền Đỉnh (Đc.21) trị đầu phong, chóng mặt, mắt trợn ngược (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Hòa Liêu (Đại trường.19) Nghênh Hương (Đại trường.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).

Cách châm Cứu:

Châm xiên 0, 2-0, 3 thốn. Cứu 2-3 phút. Ôn cứu 5-10 phút.

Nhân tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới bệnh béo phì

Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau hoặc ăn một đĩa rau luộc… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên “tiếc của” ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu “thà lãng phí còn hơn béo phì”.

Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ố mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt. Khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.

Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ; hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterol và chất béo khác. Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối; nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa.

Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là được.

Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được. Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng, vì vậy khi nấu ăn bạn phải biết chọn các loại thực phẩm đảm bảo yêu cầu trên. Những loại thực phẩm nên dùng bao gồm:

+ Nhóm cung cấp chất đạm: Nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.

+ Nhóm cung cấp chất béo: Nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải.

+ Nhóm cung cấp năng lượng: Nên ăn số lượng vừa phải, tàng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai, tuy nhiên để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: bún, bánh phở, miến, bánh đa.

Kiểm soát cân nặng để tránh béo phì
Kiểm soát cân nặng để tránh béo phì

+ Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muông, rau đay, rau dền, các loại quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột (dưa leo).

Những loại thực phẩm nên hạn chế:

+ Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.

+ Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.

+ Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

+ Các loại hoa quả quá ngọt: chuôi, mít, na, xoài, vải, nhón.

Huyệt Thúc Cốt

Thúc Cốt

Tên Huyệt:

Gốc khớp xương ngón thứ 5 gọi là thúc cốt. Huyệt ở phía ngoài sau khớp ngón chân thứ 5, lấy khớp xương đặt tên, vì vậy gọi là Thúc Cốt (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Thích Cốt.

Xuất Xứ:

Thiên Bản Du (Linh khu. 2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 65 của kinh Bàng Quang.

Huyệt Du của kinh Bàng Quang, thuộc hành Mộc.

Huyệt tả của kinh Bàng Quang.

Vị Trí huyệt:

Ở chỗ lõm phía sau đầu nhỏ của xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp da gan chân – mu chân.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ dạng ngón chân thứ 5, đầu trước xương bàn chân 5.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Chủ trị:

Trị đầu đau, chóng mặt, phía ngoài bàn chân đau, động kinh.

Phối Huyệt:

1. Phối Phi Dương (Bàng quang.58) + Thừa Cân (Bàng quang.56) trị thắt lưng đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Kinh Cốt (Bàng quang.64) trị khóe mắt trong lở loét (Tư Sinh Kinh ).

3. Phối Ế Phong (Tam tiêu.17) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Lư Tức (Tam tiêu.19) + Thượng Quan (Đ.3) trị tai ù (Tư Sinh Kinh ).

4. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bàng quang.40) + Xích Trạch (Phế 5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Thiên Trụ (Bàng quang.10) trị cổ gáy cứng đau, sợ gió (Bách Chứng Phú).

6. Phối Tam Lý (Vị 36) trị gáy sưng đau, lưng khó xoay trở (Châm Cứu Tụ Anh).

7. Phối Đại Chùy (Đc.14) trị gáy cứng, sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).

8. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bàng quang.40) + Xích Trạch (Phế 5) trị lưng đau do khí (Y Học Cương Mục).

9. Phối Đại Trường Du (Bàng quang.24) + cứu Thông Cốc (Bàng quang.66) 100 tráng trị đồi sán (Thần Cứu Kinh Luân).

10. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thông Cốc (Bàng quang.66) + Ủy Trung ( Bàng quang.40 ) trị mụn nhọt ở vùng lưng (Ngoại Khoa Lý Lệ).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3-0, 5 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

“Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “Nếu tà khí ở đầu, dùng huyệt Thiên Trụ (Bàng quang.10) + Đại Trữ (Bàng quang.11) nếu không bớt, thêm huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Thái dương [Thông Cốc (Bàng quang.66), Thúc Cốt (Bàng quang.65) “(Linh khu.34, 19).