Blog Trang 478

Đông y chữa bệnh tai ù – tai điếc

Tai là ngoại khiếu của thận, thuộc về kinh túc thiếu âm thận, như thiên “Mạch độ” sách “Linh khu” nói: “Khí của thận thông lên tai, thận điều hoà thì tai nghe được ngũ âm”, lại thiên “Hải luận” nói: “Bể tủy không đủ thì long óc ù tai:. Não là bể của tuỷ, thận chủ về xương tuỷ, tinh của thận hư tổn thì não lực yếu mà không sáng suốt, ngoài ra hỏa can bốc lên cũng có thể làm cho tai ù”. Như thiên “Chí chân yếu đại luận” sách “Tố vấn” nói: “Kinh quyết âm thắng thì tai ù đầu váng”. Chứng này có khác với chứng thận hư.

NGUYÊN NHÂN

Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn, tóm tắt nguyên nhân có thể quy nạp làm hai giai đoạn hư và thực.

  • Thận hư tinh thiếu

Sách “Nội kinh” nói: ” Tinh thoát thì tai điếc… tân dịch thoát thì tai ù” điều đó đã nói rõ thận hư tinh khí suy kém đều có thể sinh ra chứng tai ù, tai điếc.

  • Hoả của can đảm nhiễu động lên trên

Làm cho thanh khiếu bị che lấp, thì thường thường hiện ra chứng tai ù và nhức đầu đó là do tình chí không điều hoà mà gây nên.

BIỆN CHỨNG

  • Tai ù

Tự cảm thấy như nghe tiếng ve kêu, tiếng nước thủy triều, hoặc nhỏ hoặc to, khi mệt quá hoặc giận giữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư và có thực khác nhau, hư thì có cả các hiện tượng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo nhức, mặt đỏ, hay giận, tâm buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng, mạch huyền.

  • Tai điếc

Phần nhiều là do tai ù mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài, cũng như hư thực khác nhau, chứng trạng kèm theo cũng giống như chứng tai ù, người tuổi già, tai điếc, là vì tinh khí không đủ, phần nhiều thấy ở chân nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm đầy lấp thanh khiếu nói chung không có kiêm chứng gì khác.

CÁCH CHỮA

Không cần phải chia ra tai ù, tai điếc mà chỉ căn cứ vào thận hư hay hỏa của can đởm bốc lên mà chữa là được.

  • Vì thận âm hư

Thì nên dưỡng âm tiềm dương, dùng các bài như Nhĩ lung tả từ hoàn (1), Đại bổ âm hoàn (2). Vì hạ nguyên hư tổn thì nên ôn bổ thận dương dùng bài Bổ cốt chỉ hoàn (3), tuổi già tai điếc thì nên dùng bài Hà xa đại tạo hoàn (4).

  • Vì hỏa của can đởm vượng

Thì nên dùng Sài hồ thanh can tán (5), Long đởm tả can thang (6)

TÓM TẮT

Bệnh này có quan hệ với can và thận mà quan hệ với thận lại càng nhiều hơn, trước hết nên phân biệt hư và thực, hư thì phần nhiều thận hư nên bổ dưỡng, thực thì phần nhiều là do hỏa của can đởm bốc lên, thì nên thanh hỏa khi bệnh mới phát, thuộc chứng thực thì dễ chữa, người tuổi già tai điếc là đều do tinh huyết đã suy thì nên bổ dưỡng hạ nguyên, cần dùng thuốc hoàn ucTng thường xuyên.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Nhĩ lung tả từ hoàn: Địa hoàng, sờn dược, sơn thù nhục, đan bì, trạch tả, phục linh, ngũ vị tử, từ thạch.
  2. Đại bổ âm hoàn: Xem số 23 phụ phương mục Niệu huyết.
  3. Bổ cốt chỉ hoàn: Từ thạch, thục địa, đương quy, xuyên khung, nhục quế, thỏ ty tử, xuyên tiêu, bổ cốt chỉ, bạch truật, lê lô, hồ lô ba, đỗ trọng, bạch chỉ, xương bồ.
  4. Hà xa đại táo hoàn: Xem số 14 phụ phương mục Hư lao.
  5. Sài hồ thanh can tán: Sài hồ, sinh đại hoàng, xích thược, ngưu bàng tử, đương quy, liên kiều, xuyên khung, hoàng cầm, sinh chi tử, thiên hoa phấn, phòng phong, cam thảo tiết.
  6. Long đởm tả can thang: Xem số 13 phụ phương mục Niệu huyết.

Vai trò của Iod (I ốt) đối với cơ thể

Là một vi chất có mặt trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, khoảng 0,00004% trọng lượng cơ thể (tức là 15 – 23mg), nhỏ hơn 100 lần so với lượng sắt trong cơ thể.

Vai trò

Chức năng quan trọng nhất của iod là tham gia tạo hormone giáp T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine). Sự có mặt của nguyên tử iod sẽ tạo ra những liên kết đồng hoá trị trong cấu tạo của hormone. Hormone giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà phát triển cơ thể. Nó kích thích tăng quá trình chuyển hóa tới 30%, tăng sử dụng oxy và làm tăng nhịp tim.

Hoạt động của hormone giáp là tối cần thiết cho phát triển bình thuờng của não. Nghiên cứu về giải phẫu cho thấy hormone này làm tăng quá trình biệt hoá của tế bào não và tham gia vào chức năng của não bộ. Khi suy giáp do không đủ hormone giáp thường phối hợp với khuyết tật não và rối loạn chức năng não.

Mặc dù, chức năng của hormone giáp là điều hoà chuyển hoá cơ thể, những chức năng quan trọng khác cũng ngày càng được biết đến. Ví dụ, trong việc chuyển đổi beta – caroten thành vitamin A, tổng hợp protein, hấp thu chất bột đường trong ruột non. Nồng độ cholesterol cao thường gặp trong suy giáp, trong khi cường giáp gây giảm cholesterol trong máu. T4 còn được biết tới vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản.

Chuyển hoá

Hấp thu và chuyển hoá iod là một ví dụ rất rõ của cơ thể trong việc điều hoà kiểm soát sử dụng chất dinh dưỡng. Iod có trong thực phẩm dưới dạng ion (I–), iod vô cơ tự do, hoặc dạng nguyên tử đồng hoá trị của các thành phần hữu cơ, và chúng đều phải được tự do trước khi hấp thu. Ion iod được hấp thu nhanh ở ruột non, sau đó iod tự do được chuyển đến khu vực gian bào. Iod tự do được khử thành ion iod và được hấp thu. Một số iod có mặt trong không khí và được sử dụng như một chất đốt nhiên liệu, và có thể được hấp thu qua da và phổi.

Iod được hấp thu sẽ nhanh chóng đi vào hệ mạch máu, 1/3 lượng này được tuyến giáp thu nhận. Phần còn lại được đưa qua thận và lọc vào nước tiểu. Một phần nhỏ mất qua hơi thở và qua phân. Bài tiết iod có tác dụng chống lại hiện tượng tích luỹ iod và gây độc.

Iodile sau khi vào tuyến giáp sẽ được oxy hoá và trở lại iod, chúng gắn với gốc acid amine tyrosine dưới dạng protein bảo quản iod thyroglobuline. Nếu não phát hiện nồng độ iod trong máu thấp, sẽ lập tức giải phóng yếu tố kích thích bài tiết thyroxin (TRF) vào máu. TRF đi tới tuyến yên, kích thích tuyến này bài tiết một hormone kích giáp trạng (TSH). TSH được đưa tới tuyến giáp, kích thích quá trình sản xuất thyroglobuline để giải phóng gốc tyrosin từ protein. Gốc này sau đó được chuyển thành 2 dạng hormone: T3 và T4. Hormone này điều hoà chuyển hoá năng lượng, T3 có hoạt tính sinh học hơn T4.

Nhu cầu khuyến nghị

Nhiều tiêu chuẩn thống nhất quy định 150 mg/ngày là khuyến nghị cho người trưởng thành nam và nữ, phụ nữ có thai: 175 mg/ngày, phụ nữ cho con bú: 200mg/ngày. Ở Canađa khuyến nghị 300mg/ngày. Một liều lên tới 1000 mg/ngày có thể coi là an toàn.

Nguồn thực phẩm

Nguồn chính cung cấp iod cho cơ thể là qua nước và thức ăn. Lượng iod thay đổi tuỳ theo vùng, theo nguồn iod có trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vùng thiếu iod cũng có hàm lượng iod thấp.

Những thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá và hải sản, các loại rau tảo biển thường có nồng độ iod cao. Nhiều nước trên thế giới sử dụng muối ăn có tăng cường iod để phòng chống bệnh bướu cổ. Năm 1999, Chính phủ Việt Nam có quyết định bắt buộc đưa iod vào muối ăn.

Muối iod chỉ có tác dụng phòng bệnh khi có đủ lượng iod. Hàm lượng iod trong muối tại nơi sản xuất là 500mg trong 10g muối (hay 50mg trong 1g muối). Trừ hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, khi đến tay người dùng thì lượng iod vẫn phải đảm bảo ở mức 200mg trong  10g muối (20ppm).

Bệnh thận do bị ngộ độc

Các chất độc với thận thường gặp

Kháng sinh

  • Nhóm aminosid: amikacin, gentamicin, kanamycin, neomycin, sisomicin, streptomycin, tobramycin.
  • Các thuốc khác: cephalosporin (cefaloridin), vancomycin, tetracyclin, amphotericin B, rifampicin, bacitracin, colistin, sulfamid + trimethoprim.
  • Phản ứng dị ứng -> xem viêm thận kẽ cấp không nhiễm khuẩn.

Thuốc giảm dau. Tất cả các thuốc chống viêm không phải steroid, salicylat, phenacetin, paracetamol. Chi tiết -> xem bệnh thận do thuốc giảm đau.

Thuốc chống ung thư Cisplatin, ciclosporin, methotrexat (liều cao), mù tạt, daunorubicin, doxorubicin, streptozocin, vincristin. Hiếm có tai biến.

Chất cản quang có iod. Tất cả các chất, nhất là khi dùng theo đường động mạch. Các yếu tố thuận lợi: tuổi > 60, suy thận từ trước.

Thuốc gây mê. Methoxyíluran.

Kim loại nặng. Thuỷ ngân, chì, asen, cađimi, bismuth, liti, beryl, uranium, đồng, thallium, selen.

Chất hoá học. Tetraclorua carbon, tetracloroetylen, glycol, DDT.

Tác nhân vật lý. Bức xạ ion hoá, điện giật, say nóng.

Bệnh thận do thuốc giảm đau

Định nghĩa: viêm thận kẽ mạn tính do lạm dụng thuốc giảm đau.

Căn nguyên: dùng quá nhiều phenacetin hay dẫn xuất là paracetamol, dùng một mình hay kết hợp với aspirin. Triệu chứng tổn thương thận đầu tiên xuất hiện sau khi dùng 5 -10 viên mỗi ngày trong hơn 3 năm (tổng lượng dùng là 2-3 kg). Bệnh thận do thuốc giảm đau tương đối hay gặp ở ôxtralia.

Giải phẫu bệnh: tổn thương các động mạch ở các tháp, hoại tử gai, thâm nhiễm ở mô kẽ lan dần về phía vỏ. Tổn thương thứ phát ở các ống thận.

Triệu chứng: bệnh hay gặp ở phụ nữ trung niên hơn là ở nam giới, ở người có tâm lý không ổn định, hoang tưởng mắc bệnh hay rối loạn tâm lý. Tình trạng nghiện thường bị che dấu. Bệnh nhân thường viện lý do là hay bị nhức đầu hoặc đau vùng thắt lưng. Các triệu chứng kín đáo và không điển hình: mệt mỏi, nhức đầu, huyết áp cao, đa niệu (không có khả năng cô đặc nước tiểu và giữ muối), có các đợt bị nhiễm khuẩn niệu, đôi khi bị hoại tử gai thận và có đái ra máu. Hay gặp xuất huyết đường tiêu hoá (loét dạ dày-tá tràng, viêm sói mòn dạ dày).

Xét nghiệm cận lâm sàng

– Nước tiểu: protein niệu vừa phải, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu, cấy nước tiểu dương tính trong một nửa số trường hợp.

– Máu: nitơ máu cao, đôi khi bị nhiễm acid chuyển hoá và giảm natri huyết. Thường thiếu máu có hồng cầu bình thường, ít khi thiếu máu hồng cầu nhỏ và thiếu sắt.

X quang: chụp đường niệu qua đường tĩnh mạch thấy thận nhỏ, đài thận bị biến dạng và đôi khi thấy dấu hiệu hoại tử gai thận.

Chẩn đoán: dựa vào tiền sử (khó), lạm dụng thuốc giảm đau, có suy thận và thiếu máu.

Tiên lượng: ngừng dùng thuốc giảm đau làm bệnh tiến triển chậm hoặc làm bệnh ổn định. Thường hay bị tái phát và tiến triển tới suy thận mất bù trừ. Tại một vài nước, 10% số người chạy thận nhân tạo là vì bệnh thận do thuốc giảm đau. Hoại tử gai thận cấp có thể rất nặng, kèm theo cơn đau quặn thận, đái ra máu đại thể và gây ra những đợt vô niệu (do mô hoại tử làm tắc). Hay gặp ung thư đường tiết niệu, nhất là ung thư bể thận ở các bệnh nhân này.

Điều trị: điều trị triệu chứng (xem bài suy thận mạn tính).

Bệnh thận do các thuốc chống viêm không phải steroid

Căn nguyên: độc tính lên thận của các thuốc chống viêm không phải steroid (xem bài này) là do tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin của các thuốc này. Các prostaglandin được tổng hợp và chuyển hoá ở thận và có vai trò quan trọng trong việc điều hoà lưu lượng máu thận, lên lọc ở cầu thận, lên sự giải phóng renin và lên sự trao đổi ion ở ống thận. Khoảng 10% số bệnh nhân ngoại trú có dùng thuốc chống viêm không phải steroid bị rối loạn ở thận. Các yếu tố nguy cơ là tuổi (nguy cơ cao ở người trên 65 tuổi), tổn thương thận có từ trước và tình trạng có renin cao như bị suy tim và xơ gan.

Triệu chứng

GIỮ NƯỚC VÀ MUỐI: do tác dụng gây đào thải natri của prostaglandin bị ức chế, thể hiện bằng phù (rõ trong 10- 25% số trường hợp). Phenylbutazon và indometacin là các chất hay gây phù nhất. Đã thấy bệnh huyết áp cao nặng lên sau khi dùng indometacin.

KALI HUYẾT CAO: gặp trong trường hợp có bệnh thận từ trước.

SUY THẬN CẤP: chỉ xuất hiện trong trường hợp thể tích tuần hoàn thấp do mất máu, mất muối. Xơ gan, suy tim hay hội chứng thận hư có trước. Đã gặp thiểu niệu – vô niệu sau khi dùng Phenylbutazon.

HỘI CHỨNG THẬN HƯ: có hoặc không có viêm thận kẽ. Gặp sau khi dùng Indometacin, fenoprofen v.v…

SUY THẬN MẠN TÍNH: là hậu quả của viêm thận kẽ hay hoại tử gai thận sau khi dùng thuốc chống viêm không phải steroid.

 

Triệu Chứng Sớm Của Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2

Triệu Chứng Sớm của Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2

Bệnh tiểu đường tuyp 2 là một căn bệnh mà cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone gọi là insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Insulin giúp mang glucose (còn gọi là đường) đến các tế bào của bạn. Khi có vấn đề với insulin, glucose tích tụ trong máu, và bạn có thể đã nghe rằng điều này được gọi là tăng đường huyết.

Khoảng 90% người mắc bệnh tiểu đường có bệnh tiểu đường tuyp 2. Hai loại chính khác là tiểu đường tuyp 1, khi cơ thể bạn ngừng sản xuất insulin, và tiểu đường thai kỳ, xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Bạn thường có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tuyp 2 bằng cách thay đổi lối sống. Một số người cũng cần dùng thuốc.

Bạn có thể không biết rằng mình mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cho đến khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khoảng 1 trong 4 người mắc bệnh này không biết rằng mình bị bệnh.

Triệu chứng có thể xuất hiện từ từ và bao gồm:

  • Khát nước nhiều hơn: Khi đường tích tụ trong máu, thận của bạn làm việc nhiều hơn để loại bỏ nó. Điều này kéo chất lỏng từ các mô của bạn, khiến bạn bị mất nước và cảm thấy khát.
  • Cảm thấy đói nhiều hơn: Bệnh tiểu đường có thể ngăn glucose đến các tế bào của bạn, khiến bạn cảm thấy đói ngay cả khi đã ăn.
  • Đi tiểu thường xuyên: Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vì thận của bạn làm việc chăm chỉ để loại bỏ đường dư thừa từ cơ thể.
  • Miệng khô: Mất nước và đi tiểu nhiều có thể làm cạn kiệt độ ẩm trong miệng của bạn.
  • Giảm cân mà không cần cố gắng: Khi bạn mất đường từ việc đi tiểu nhiều, bạn cũng mất calo. Bạn có thể giảm cân mặc dù vẫn ăn uống bình thường.
  • Mệt mỏi: Khi cơ thể bạn không thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm, bạn có thể cảm thấy yếu và mệt mỏi. Mất nước cũng có thể khiến bạn cảm thấy như vậy.
  • Thị lực mờ: Tăng đường huyết có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc tập trung.
  • Đau đầu: Mức đường huyết cao có thể gây ra nhức đầu.
  • Mất ý thức: Sau khi tập thể dục, bỏ bữa hoặc dùng quá nhiều thuốc, đường huyết của bạn có thể giảm quá thấp và bạn có thể bị ngất.
  • Nhiễm trùng hoặc vết thương không lành: Đường huyết cao có thể làm chậm lưu lượng máu và khiến cơ thể bạn khó chữa lành.
  • Tê tay và chân: Bệnh tiểu đường tuyp 2 có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tay và chân.
  • Lợi đỏ, sưng và nhạy cảm: Bạn có thể có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng ở lợi và các xương giữ răng. Lợi của bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc tụt ra khỏi răng, làm cho răng của bạn trở nên lỏng lẻo.

Biến Chứng của Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2

Việc kiểm soát đường huyết của bạn là rất quan trọng để tránh những tình trạng nghiêm trọng này:

  • Hạ đường huyết (Hypoglycemia): Nếu đường huyết của bạn giảm xuống dưới 70 mg/dL, nó có thể dẫn đến tai nạn, hôn mê và tử vong.
  • Tăng đường huyết (Hyperglycemia): Đường huyết cao hơn 180-200 mg/dL có thể gây ra các vấn đề về tim, dây thần kinh, thận và thị lực. Về lâu dài, nó cũng có thể gây hôn mê và tử vong.

Theo thời gian, những người mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe khác:

  • Tình trạng toan ceton tiểu đường (Diabetic ketoacidosis): Khi bạn không có đủ insulin trong cơ thể, đường huyết của bạn tăng cao, và cơ thể bạn bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Axit độc gọi là ceton tích tụ và bị thải ra qua nước tiểu. Nếu không điều trị, nó có thể gây hôn mê và tử vong.
  • Bệnh tim và mạch máu: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn về các bệnh như huyết áp cao và cholesterol cao, góp phần vào bệnh tim. Ngoài ra, đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim.
  • Huyết áp cao: Bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ huyết áp cao, khiến bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
  • Tổn thương dây thần kinh (Diabetic neuropathy): Điều này có thể gây tê và cảm giác ngứa, thường xảy ra ở chân và chân. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim.
  • Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường có thể gây ra:
    • Glaucoma, sự tích tụ áp lực trong mắt
    • Đục thủy tinh thể (cloudiness of your lens)
    • Bệnh võng mạc (retinopathy), tổn thương các mạch máu trong mắt
  • Bệnh thận: Thận của bạn có thể phải làm việc nhiều hơn để lọc đường dư thừa cùng với tất cả các chất thải khác trong máu.
  • Vấn đề về thính giác: Các bác sĩ không chắc chắn lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng họ nghĩ rằng mức đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong tai của bạn.
  • Vấn đề về da: Bệnh tiểu đường có thể gây ra:
    • Nhiễm trùng: Bạn có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
    • Ngứa: Nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng, da khô và lưu thông kém. Bạn có thể nhận thấy điều này ở chân dưới.
    • Acanthosis nigricans: Những vùng tối màu nhung này có thể xuất hiện trên cổ, nách, bẹn, tay, khuỷu tay và đầu gối.
    • Bệnh da tiểu đường (Diabetic dermopathy): Điều này liên quan đến những thay đổi ở các mạch máu nhỏ dẫn đến các vết đỏ hoặc nâu có vảy. Chúng thường xuất hiện ở chân và mặt trước của chân.
    • Necrobiosis lipoidica diabeticorum: Tình trạng hiếm gặp này cũng ảnh hưởng đến các mạch máu của bạn. Nó bắt đầu như một khu vực màu đỏ nhạt, nhưng trở thành một vết sẹo bóng với viền tím. Da của bạn có thể ngứa hoặc nứt. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh này nhiều hơn nam giới.
    • Phản ứng dị ứng: Bạn có thể bị phản ứng dị ứng với insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
    • Bong bóng tiểu đường (Bullosis diabeticorum): Những vết loét này trông giống như vết bỏng và có thể xuất hiện ở mặt sau của ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân và đôi khi là chân hoặc cánh tay.
    • Granuloma annulare lan rộng (Disseminated granuloma annulare): Bạn có thể thấy những vòng màu đỏ, nâu hoặc màu da hoặc những khu vực nổi lên hình vòng trên ngón tay, tai hoặc thân.

Triệu Chứng Sớm của Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2 Ở Trẻ Em

Tiểu đường tuyp 2 từng được gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn vì nó hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhưng nó đã trở nên phổ biến hơn từ giữa những năm 1990, phần lớn vì ngày càng nhiều người trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, một yếu tố nguy cơ của bệnh.

Ngoài ra, trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 nếu họ không tập thể dục đủ hoặc có người thân gần gũi mắc bệnh này. Trẻ em người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, người bản địa, người Alaska, người Mỹ gốc Á và người đảo Thái Bình Dương có nguy cơ cao hơn.

Triệu Chứng Sớm của Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2 Ở Người Lớn

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 tăng lên khi bạn lớn tuổi vì cơ thể bạn có thể trở nên kháng insulin và tuyến tụy của bạn có thể không hoạt động tốt như trước.

Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, các vấn đề về mắt, mất chân (cắt cụt) và bệnh thận.

Khi Nào Cần Gọi Bác Sĩ

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng phổ biến nào của bệnh tiểu đường tuyp 2 hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh tiểu đường tuyp 2. Điều quan trọng là phải được xét nghiệm và bắt đầu điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Kết Luận

Có nhiều dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuyp 2, bao gồm khát nước nhiều hơn bình thường, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi và đau đầu. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, ngay cả khi chúng có vẻ nhỏ. Nhiều người mắc bệnh này không biết rằng mình bị bệnh. Hầu hết mọi người có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuyp 2 với những thay đổi lối sống và thuốc phù hợp.

Câu Hỏi Thường Gặp về Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2

Bệnh tiểu đường tuyp 2 ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuyp 2, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định để kiểm soát các triệu chứng của mình. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn xác định chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục tốt nhất cho bạn. Bạn có thể cần bắt đầu theo dõi glucose (đường huyết) với máy đo glucose tại nhà mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn đang dùng insulin. Nếu bạn gặp tác dụng phụ từ bất kỳ loại thuốc mới nào để kiểm soát bệnh tiểu đường của mình, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về những lo ngại của bạn về thuốc.

Ba loại đồ uống nào mà người bệnh tiểu đường nên tránh?

Nước ngọt, trà ngọt và đồ uống thể thao chứa nhiều đường thêm vào, có thể làm tăng mức đường huyết của bạn. Thay vào đó, hãy cân nhắc lựa chọn nước để giữ cho mức đường huyết của bạn ổn định.

Khái niệm về huyệt vị trong châm cứu

Huyệt là nơi dinh khí và vệ khí vận hành qua lại vào ra nơi tạng phủ kinh lạc, nó phân bố khắp phía ngoài cơ thể, góp phần giữ gìn cho các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường.

Huyệt không những có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể, mả nó còn giúp cho việc chẩn đoán bệnh và phòng bệnh một cách tích cực.

Người xưa gọi theo nhiều tên khác nhau : du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt… Ngày nay thường dùng là huyệt.

Kinh văn

Hoàng Đế Vấn viết : Dư văn khí huyệt (1) tam bách lục thập ngũ, dĩ ứng nhất tuế, vị tri kỳ sở, nguyện tốt văn chi.

Kỳ Bá Đáp viết: Tạng du (2) ngũ thập huyệt, phủ du (3) thất thập nhị huyệt, nhiệt du (4) ngũ thập cửu huyệt, thuỷ du (5) ngũ thập thất huyệt, đầu thượng ngũ hàng, hành ngũ, ngủ ngũ nhị thập ngũ huyệt, trung lữ lưỡng bàng các ngủ (6) phàm thập huyệt đại chuỳ thượng lưỡng bảng các nhất (7) phàm nhị huyệt, mục đồng tử phù bạch nhị huyệt, lưỡng bệ yếm phân trung nhị huyệt (8) độc tỵ nhị huyệt, nhĩ trung đa sữ văn nhị huyệt (9). Mỵ bản (10) nhị huyệt, hoàn cốt nhị huyệt, hạng trung ương nhất huyệt (11) chẩm cốt nhị huyệt (12), thượng quan nhị huyệt, đại nghinh nhị huyệt, hạ quan nhị huyệt, thiên trụ nhị huyệt, cự hư thượng hạ liêm tứ huyệt, khúc nha nhị huyệt (13), thiên đột nhất huyệt, thiên phủ nhị huyệt, thiên dũ nhị huyệt, phù đột nhị huyệt, thiên song nhị huyệt, kiên giải nhị huyệt (14), quan nguyên nhất huyệt, uỷ dương nhị huyệt, kiên trinh nhị huyệt, âm môn (15) nhất huyệt.

Tề (16) nhất huyệt, hung du thập nhị huyệt (17), bối du nhị huyệt (18), ưng du thập nhị huyệt (19), phân nhục nhị huyệt (20), khoả thượng hoành nhị huyệt (21), âm dương kiểu tứ huyệt (22). Thuỷ du tại chủ phân, nhiệt du tại khí huyệt, hàn nhiệt du tại lưỡng hài yếm trung nhị huyệt (23), đại cấm nhị thập ngủ (24), tại thiên phủ hạ ngũ thốn, phăm tam bách lục thập ngũ huyệt, châm chi sở do hành giã.

Chú giải:

  1. Khí huyệt: Tức là huyệt vị mà kinh khí dồn vào đó. Trương Cảnh Nhạc nói : “Những lỗ huyệt trong người ta thì khí đều đóng vào đấy, thiên này nói về huyệt không nói về kinh nên gọi là khí huyệt”.
  2. Tạng du ngũ thập huyệt: tạng tức là ngũ tạng : tâm, can, tỳ, phế, thận; du tức là ngũ du huyệt : tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Mỗi tạng có 5 huyệt, tổng cộng có 25 huyệt, cả hai bên thành 50 huyệt (bảng dưới đây) :
Ngũ du

tạng

Tỉnh (mộc) Huỳnh (hoả) Du (thổ) Kinh (kim) Hợp (thủy)
Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc truyền
Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải
Tỳ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng tuyền
Phế Thiếu thương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch
Thận Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc
  1. Phủ du thất thập nhị huyệt. Phủ là lục phủ : đại trường, tiểu trường, vị, bàng quang, tam tiêu, đởm; du là ngũ du : tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.

Mỗi phủ đều có 6 huyệt, 6 phủ là 36 huyệt, tính cả hai bên thì có 72 huyệt theo bảng sau :

Du huyệt

 

Tỉnh

(kim)

Huỳnh

(thủy)

Du

(mộc)

Nguyén Kinh

(hoả)

Hợp (thổ)
Đại trường Thương dương Nhị gian Tam gian Hợp cốc Dương khê Khúc trì
Tiểu trường Thiếu trạch Tiên cốc Hậu khê Uyển cốt Dương cốc Tiểu hải
Vị Lệ đoài Nội đình Hãm cốc Xung dương Giải khê Túc tam lý
Bàng quang Chí âm Thông cốc Thúc cốt Kinh cốt Côn lôn Uỷ trung
Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chữ Dương trì Chi câu Thiên tỉnh
Đởm Khiếu âm Hiệp khê Túc lâm khấp Khâu khư Dương phụ Dương lăng tuyền
  1. Nhiệt du : nói về 59 huyệt chữa bệnh nhiệt:

Trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt có thể trừ được nhiệt tà của các kinh dương, nghịch lên.

8 huyệt: đại trữ, ưng du, khuyết bồn, bối du (hai bên) có thể trừ được nhiệt ở trong ngực.

8 huyệt (hai bên) : khí nhai, tức tam lý, thượng cự hư, hạ cự hư có thể trừ được nhiệt trong vị.

8 huyệt: vân môn, ngung cốt, uỷ trung, tuỷ không có thể trừ được nhiệt ở chân tay.

10 huyệt du ở bên cột sống (của ngũ tạng) có thể tả được nhiệt của ngũ tạng.

  1. Thuỷ du : nói về 57 huyệt chữa thuỷ bệnh.

Từ xương cụt lên có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt.

Trên huyệt phục thỏ đều có hai hàng, mỗi hàng 5 huyệt. Tổng cộng hai bên có 20 huyệt.

Trên mắt cá trong chân có một hàng 6 huyệt, hai bên có 12 huyệt.

  1. Trung lữ lưỡng bàng các ngũ : lữ là thân lưng. Trung lữ lương bàng tức là hai bên xương sống đo ra một thốn rưỡi là ngũ tạng du của kinh túc thái dương: phế du, tâm du, can du, tỳ du, thận du.
  2. Đại chuỳ thượng lưỡng bàng các nhất: hai bên huyệt đại chuỳ là huyệt đại trữ của kinh túc thái dương bàng quang.
  3. Lưỡng bệ yếm phân trung nhị huyệt: tức là huyệt hoàn khiêu.
  4. Nhĩ trung đa sở văn nhị huyệt: tức là huyệt thính cung.
  5. Mỵ bản : là huyệt toản trúc.
  6. Hạng trung ương nhất huyệt: là huyệt phong phủ.
  7. Chẩm cốt nhị huyệt: là huyệt khiếu âm vì vị trí.của huyệt này ở vào chỗ xương chẩm nên gọi là chẩm cốt.
  8. Khúc nha nhị huyệt: tức là huyệt giáp xa.
  9. Kiên giải nhị huyệt: tức là huyệt kiên tỉnh.
  10. Âm môn : tên gọi khác là á môn, tức là huyệt á môn.
  11. Tê : tức là huyệt thần khuyết.
  12. Hung du thập nhị huyệt: là các huyệt du phủ, quắc trung, thần tàng, linh khu, thần phong, bộ lang. Cả hai bên là 12 huyệt.
  13. Bối du nhị huyệt: gọi là huyệt cách du.
  14. Ưng du thập nhị huyệt: các huyệt vân môn, trưng phủ, chu vinh, hung hương, thiên khê, thực đậu, cả hai bên là 12 huyệt.
  15. Phân nhục nhị huyệt: còn gọi là huyệt dương phụ.
  16. Khỏa thượng hoành nhị huyệt: là huyệt giải khê.
  17. Âm dương kiểu tứ huyệt : âm kiểu là chỉ vào huyệt chiếu hải, dương kiểu là huyệt thân mạch, hai bên có 4 huyệt.
  18. Lưỡng hải yếm trung nhị huyệt : chữ yếm ở đây như chử áp, là chỗ eo hẹp. Ngô Côn và Trương Chí Thông cho là huyệt dương lăng tuyền.
  19. Đại cấm nhị thập ngũ : đại cấm chỉ huyệt ngũ lý. Trương Chí Thông nói: “đại cấm nhị thập ngũ là cấm châm đên 25 lần” đó tức là nói huyệt này không được châm đến 25 lần.

Dịch nghĩa:

Tạng du có 50 huyệt, phủ du có 72 huyệt, nhiệt du có 59 huyệt, thuỷ du có 57 huyệt. Trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, 5 lần 5 là 25 huyệt. Bối du của ngũ tạng ở hai bên cột sống, mỗi bên có 5 huyệt, cộng lại là 10 huyệt. Hai huyệt đại trữ ở hai bên đại chuỳ, 2 huyệt phù bạch ở đồng tử mắt, 2 huyệt hoàn khiêu ở hai bên hông, 2 huyệt độc tỵ ở gối, 2 huyệt thính cung ở tai, 2 huyệt toản trúc, 2 huyệt hoàn cốt, chính giữa gáy 1 huyệt phong phủ, 2 huyệt thượng quan, 2 huyệt đại nghinh, 2 huyệt hạ quan, 2 huyệt thiên trụ, 4 huyệt thượng hạ cự hư, 2 huyệt giáp xa, 1 huyệt thiên đột, 2 huyệt thiên phủ, 2 huyệt thiên dữ, 2 huyệt phủ đột, 2 huyệt thiên song, 2 huyệt thiên tỉnh, 1 huyệt quan nguyên, 2 huyệt uỷ dương, 2 huyệt kiên trinh, 1 huyệt á môn.

Chính giữa rốn 1 huyệt (thần khuyết), 12 huyệt hung du, 2 huyệt cách du, ưng du 12 huyệt, 2 huyệt dương phụ, 2 huyệt giải khê, âm dương kiểu 4 huyệt. Những huyệt chữa về thuỷ (ở giữa khoảng giáp thịt của các kinh), những huyệt chữa nhiệt đều là những huyệt dương khí tụ hội, những huyệt chữa về hàn nhiệt thì có 2 huyệt dương lăng tuyền; đại cấm huyệt là huyệt ngũ lý thì cấm châm đến 25 lần (ở dưới huyệt thiên phủ 5 thốn). 365 huyệt kể trên tức là những huyệt vị dùng để châm.

Nhận xét:

Những huyệt vị chép ở kinh văn này, nguyên văn thì nói có 365 huyệt, nhưng đối chiếu tỷ mỉ thì trừ một số huyệt trùng nhau ra, chỉ có 357 huyệt.

Các nhà chú thích tra khảo và đính chính rất nhiều, song vẫn không phù hợp với nhau, có thể vì sao chép nhiều đời mà trở nên nhầm lẫn, cần phải tra cứu thêm.

Tóm lại:

Hệ thống kinh lạc là một hệ thống nối liền nội tạng với toàn cơ thể, thông suốt trong ngoài. Nó là nơi tuần hành của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân thể để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường và sự thay đổi bệnh lý của cơ thể.

Có thể dựa vào đó làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng, chẩn đoán và trị liệu bệnh tật, quyết đoán sự sống chết,., vì vậy mỗi thầy thuốc cần hiểu rõ vê hệ thống kinh lạc, Thiên kinh biệt sách linh khu viết: “12 đường kinh mạch phối hợp với 12 tháng, 12 giờ, 12 tiết, 12 dòng sông. Đó chính là tình hình đại khái của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể, cơ thể tương ứng với các hiện tượng tự nhiên, vổ trạng thái sinh lý thì 12 kinh mạch giữ gìn sinh mệnh của con người. Về trạng thái bệnh lý là cơ chế hình thành bệnh tật. Cho nên vế phương diện điều trị, kinh lạc có thể làm chỗ căn cứ cho việc chẩn đoán, cũng là nguyên tắc chỉ đạo lâm sàng để tiêu trừ bệnh tật, là lý luận cơ bản cần nắm vững và nghiên cứu sâu, biết rõ sự tinh vi trong đó sẽ đạt được đỉnh cao. Thầy thuốc nông cạn thì cho là rất dễ dàng không biết coi trọng, chỉ có thầy thuốc giỏi muốn hiểu được sự tinh vi trong đó mới thấy khó mà đạt tới được”.

Kháng sinh Nhóm Cephalosporin

Nhóm cephalosporin là các kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm beta – lactamin. Cơ chế tác dụng của chúng giống như của các penicillin và hay gặp dị ứng chéo. Một số rất lớn các cephalosporin đã được đưa ra thị trường mà không phải lúc nào cũng chứng tỏ rõ hiệu quả trên lâm sàng. Tình trạng này làm cho việc chọn lựa của thầy thuốc đặc biệt khó khăn.

Các cephalosporin được phân loại theo 3 thế hệ dựa vào hoạt tính của chúng với các chủng gram âm.

Thận trọng: khi bị suy thận, liều dùng phải giảm đi khi có suy gan và suy thận phối hợp.

Chống chỉ định

  1. Đã bị dị ứng với cephalosporin hay lidocain (cho các dạng tiêm bắp thịt).
  2. Khi có thai và cho con bú: không có bằng chứng là cephalosporin gây quái thai, một lượng nhỏ thuốc đi vào sữa mẹ nên không khuyên dùng khi cho con bú.

Tác dụng phụ

  1. Phản ứng dị ứng sớm hay muộn, như với các penicillin: nổi mẩn, phù Quincke, tăng bạch cầu ưa eosin, sốt, có thể sốc phản vệ. Các loại cephalosporin bị chống chỉ định tuyệt đối ở những người đã có phản ứng sớm với penicillin (vì có phản ứng chéo trong 5-15% trường hợp). Không có cách gì để phát hiện dị ứng với
  2. Rổì loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo.
  3. Các phản ứng độc với thận: một số cephalosporin được thải qua lọc của tiểu cầu thận; việc cho dùng các sản phẩm này khi bị suy thận sẽ kéo dài thời gian bán thải huyết tương và phải giảm liều. Do cefaloridin độc với thận hơn các loại cephalosporin khác với cùng tác dụng kháng khuẩn.
  4. Rối loạn về đông máu liên đới gây giảm tỷ lệ prothrombin: người ta đã nhận xét thấy với các cephalosporin có một chuỗi thiomethyltetrazol, nhất là cefamandol,  cefoperazon, cefotetan, cefmenoxim, latamoxef. Điều chỉnh các rối loạn này bằng cách dùng vitamin K (Xem phytomenadion).
  5. Đặc biệt, dùng thuốc với liều rất cao có thể gây bệnh lý não với các rối loạn về tri giác và co giật, nhất là khi bị suy thận.
  6. Hiếm thấy giảm tiểu cầu.
  7. Theo đường tiêm: đau và kích ứng tại chỗ tiêm bắp và bị viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch.

Tương tác: với probenecid (làm giảm thanh thải của thận), với các aminosid, polymyxin và thuốc lợi tiểu lên ống lượn (độc với thận).

Cephalosporin Thế Hệ 1

Hoạt tính cao chống tụ cầu khuẩn tiết men penicillinase nhưng nhậy với cloxacillin, chống lại một số chủng gram âm (E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella). Các thước cephalosporin thế hệ 1 không tác dụng với các tụ cầu kháng cloxacillin, các cầu khuẩn ruột, Proteus có indol, Pseudomonas,        Providentia, Acinetobacter, Serratia, Listeria, Bactertoides fragilis.

Cefaclor

Alfatil ® (Lilly) [ uöng]

Liều dùng: Người lớn:

750mg/ngày chia 3 lần

Trẻ em: 20mg/kg/ngày chia 3 lần

Cefadroxil

Cefadroxil – tên thông dụng [ uống]

Oracefal ® (Bristol – Myers Squibb) [uống]

Liều dùng: Người lớn 2g/ngày chia 2 lần

Trẻ em; 50mg/kg/ngày chia 2 lần

Cefalexin

Cefacet ® (Norgine)[uông]

Cefalexin – tên thông dung [uông]

Ceporexine ® (Glaxo Wellcome) [uống]

Kéforal ® (Lilly) [uông]

Liều dùng: Người lớn: 2g/ngày chia 2 lần

Trẻ em: 25-50mg/kg/ngày chia 2 lần

Cefalotin

Cefalotine – tên thông dụng[tiêm] Keflin ® (Lilly) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn: 2-6g/ngày Cefapirin

Céfaloject    ®  (Bristol    –  MyersSquibb) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 2-6g/ngày Cefatrizin

Céfapéros   ®  (Bristol    –  Myers Squibb) [uông]

Liều dùng: Người lớn: 1g/ngày chia 2 lần

Trẻ em: 15-35 mg/kg/ngày chia 2 lần

Cefazolin

Céfacidal    ®  (Bristol    –  Myers Squibb) [tiêm]

Céfazoline – tên thông dụng[tiêm] Kefzol ® (Lilly)[tiêm]

Cefradin

Cefradin – tên thông dụng[uống] Doncef ® (Pharma 2000) [uống]

Kelsef® (Jumer)[ uống]

Zadyl ® (Théra)[uống]

Zeefra ® (Doms-Adrian) [uống]

Liều dùng: Người lớn: 2g/ngày chia 2 lần

Trẻ em: 50-100mg/kg/ngày chia 2 lần

Cephalosporin Thế Hệ 2

Được đưa ra thị trường từ 1978 đến 1980, chúng được phân biệt với loại trước bằng hoạt tính với một số enterobacter kháng với cephalosporin thế hệ 1 và bởi một số tính chất đặc hiệu của mỗi phân tử cho nên cần làm kháng sinh đồ trước khi điều trị. Cũng như các cephalosporin thế hệ 1, chúng có tác dụng với các cầu khuẩn gram âm và đặc biệt với các tuj cầu khuẩn nhậy cảm với cloxacillin. Cefoxitin có hiệu lực với Bacteroides fragilis. Ngược lại, cefalosporin thế hệ 2 không có tác dụng với cầu khuẩn ruột, Pseudomonas, Acinetobacter và Listeria.

Cefamandol

Kefandol ® (Lilly)[tiêm]

Liều dùng: Người lớn 3g/ngày Trẻ em: 50mg/kg/ngày

Cefoxitin

Mefoxin ® (MSD – Chibret)[tiêm] Liều dùng: Người lớn 3-6g/ngày

Cefuroxim

Cepazine ® (Sanofi Winthrop)[tiêm] Zinnat ® (Glaxo Wellcome) [tiêm]

Cefuroxim axetyl

Cepazine ® (Sanofi Winthrop)[uông] Zinnat ® (Glaxo Wellcome)[uông]

Liều dùng:        Người lớn 0,5- 1g/ngày chia 2 lần

Trẻ em: 15mg/kg/ngày chia 2 lần

Cephalosporin Thế Hệ 3

Được đưa ra thị trường từ 1980. Chúng thường chỉ dùng ở trong bệnh viện và theo đường tiêm, trừ trường hợp hãn hữu. Chúng có tác dụng với một số enterobacter đề kháng với cephalosporin thế hệ 1. Mỗi một cephalosporin này có một tác dụng đặc hiệu và phải được đánh giá bằng kháng sinh đồ trước khi điều trị. Cefsulodin, ceftazidim, cefoperazon có tác dụng đặc biệt lên Pseudomonas. Latamoxef và cefotetan có tác dụng đặc biệt lên Bacteroides fragilis. Ngược lại, các cephalospoin thế hệ 3 ít tác dụng hơn loại thế hệ 1 và 2 đối với các tụ cầu nhậy với cloxacilin và không có tác dụng lên các cầu khuẩn ruột và Listeria.

Cephalosporin thế hệ 3 dạng uống chủ yếu được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng hô hấp mắc tại nhà, các nhiễm trùng da hoặc tiết niệu do các chủng nhạy cảm; so với các cephalosporin cũ, chúng có thời gian bán thải dài hơn, cho phép điều trị với 2 lần một ngày và có khi có hoạt phổ rộng hơn.

Tuy vậy, do giá thành cao, cần cân nhắc kỹ khi chỉ định, đặc biệt là khi có thể dùng một kháng sinh rẻ tiền hơn.

Cefepim

Axépim ® (Bristol – Myers

Squibb) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 2-6g/ngày

Cefixim

Oroken ® (Bellon) [uống]

Liều dùng:

Người lớn 400mg/ngày chia 2 lần

Trẻ em 8mg/kg/ngày chia 2 lần

Cefoperazon

Cefobis ® (Pfizer)[tiêm]

Liều dùng: Người lớn 4g/ngày Trẻ em 50-200mg/ngày

Cefotaxim

Claforan ® (Roussel) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 3-4g/ngày Trẻ em 50-200mg/ngày

Cefotetan

Apacef ® (Zeneca Pharma) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 2g/ngày (tối đa 6g/ngày)

Cefotiam

Taketiam ® (Takeda)[uống]

Texodil ® (Cassenne)[uống]

Liều dùng: Người lớn 2-4g/ngày

Cefpirom

Cefrom® (Roussel) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 2-4g/ngày

Cefpodoxim

Orelox ® (Diamant) [uống]

Liều dùng:   Người lớn 400mg/ngày chia 2 lần

Cefsulodin

Pyocefal ® (Takeda)[tiêm]

Liều dùng: Người lớn 3-5g/ngày Trẻ em 50-100mg/ngày

Ceftazidim

Fortum ® (Glaxo Wellcome) [tiêm] Liều dùng: Người lớn 3g/ngày

Ceftizoxim

Cefizox ® (Bellon)[tiêm]

Liều dùng: Người lớn 3g/ngày

Ceftriaxon

Rocéphine © (Roche) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn l-2g/ngày

Latamoxef

Moxalactam ® (Lilly) [tiêm]

Liều dùng: Người lớn 2g/ngày Trẻ em 40mg/ngày Imipenem + cilastatin natri Tienam © (M,S.,D. – Chibret)

Tính chất: imipenem là một kháng sinh thuộc họ beta – lactamin, thuộc nhóm thienamycin, không được hấp thụ theo đường uống, thuốc này được dùng phối hợp với cilastatin natri là chất ức chế men dehydropeptidase của thận và sẽ làm bất hoạt imipenem ở thận.

Phổ hoạt động: có tác dụng với các chủng gram dương, gồm cả tụ cầu khuẩn, (trừ loại kháng methicillin) và         các          cầu      khuẩn  ruột (Streptococcus feacalis), phần lớn các chủng gram âm bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Bacillus fragidis, thuốc cũng có tác dụng với Listeria monocytogenes,

Chỉ định: nhiễm trùng nặng với chủng đa kháng thuốc, nhất là nhiễm trùng bệnh viện do các vi khuẩn kháng thuốc thuộc nhóm beta – lactamin thế hệ 1 trừ các viêm màng não.

Liều dùng

  1. Truyền tĩnh mạch trong huyết thanh mặn hay ngọt: l-2g/ngày (tới 50mg/kg/ngày, không quá 4g/ngày), chia 3-4 lần.
  2. Khi bị suy thận: giảm liều tuỳ theo độ thanh thải

Chống chỉ định

  1. Đã có mẫn cảm với penicillin hay cilastatin
  2. Có thai (độc với bào thai ở động vật), cho con bú.

Tác dụng phụ

  1. Phản ứng dị ứng (đôi khi chéo với các penicillin và các cephalosporin); có khả năng gây sốc phản vệ, theo dõi về y tế nghiêm ngặt khi cho dùng lần đầu.
  2. Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, có thể gây viêm đại tràng giả mạc.
  3. Độc tính huyết học: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
  4. Phản ứng tại chỗ: phát ban, nề, viêm tĩnh mạch huyết khối.
  5. Rối loạn về thần kinh: run rảy, mê sảng, ảo giác.
  6. Tác dụng khác: tăng men transaminase, viêm gan, giảm hoặc vô niệu, suy thận, co giật (nhất là khi bị suy thận).
  7. Đã có báo cáo về các trường hợp phổi tăng bạch cầu ưa eosin và bệnh lý phổi kẽ.

Aztreonam

Azactam © (Sanofi Wintheop)

Tính chất: là loại kháng sinh beta – lactamin đơn vòng thuộc họ monobactam, chỉ có hoạt tính với các chủng gram âm ái khí (colibacille, klebsiella, Heamophilus influenzae, Enterobacter, Proteus, Pseudomonas  aeruginosa, Acinetobacter, Citrobacter, Pasteurelia, não mô cầu, liên cầu khuẩn). Vượt được hàng rào máu – não. Không có tác dụng với các chủng gram dương kể, cả tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

Chỉ định: Nhiễm trùng tiết niệu (kể cả viêm thận -bể thận). Nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng khác do các chủng nhậy cảm. Thuốc này dành riêng cho người lớn.

Liều dùng: Người lớn, theo đường tĩnh mạch, lg cách quãng 8 đến 12 giờ tuỳ mức độ nhiễm trùng (tối đa 8g/24 giờ). Khi bị suy thận, người ta cho dùng một liều ban đầu bình thường rồi giảm nửa liều nếu độ thanh thải creatinin thấp hơn 30ml/phút và giảm còn 1/3 nếu độ thanh thải dưới 10 ml/phút.

Tác dụng phụ: các phản ứng dị ứng (nổi mày đay, ban, ban xuất huyết giảm prothrombin trong máu, tăng bạch cầu ưa eosin), rối loạn tiêu hoá, tăng men transaminase tạm thời, phản ứng về huyết học(tăng bạch cầu ưa eosin thông qua, tăng thời gian prothrombin, thiếu máu và giảm tiểu cầu)

Giảm béo cần chú ý những điều gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Không nên vì giảm béo mà không ăn sáng

Có người vì để giảm béo mà thường không ăn bữa sáng. Trên thực tế, nhịn ăn sáng, không những không giảm được béo phì, ngược lại còn dễ dẫn đến bệnh sỏi mật.

Bởi vì bụng đói sẽ làm cho mật tiết ra ít đi, trong mật hàm lượng axit mật giảm sút, mà hàm lượng cholesteron không giảm, từ đó hình thành trong mật có nhiều cholesteron. Chất cholesteron cao xuất hiện quá bão hoà nên trong buồng gan sẽ có hiện tượng kết tinh, sau khi lắng xuống sẽ sản sinh ra sỏi. Xét từ góc độ dinh dưỡng học, bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bữa ăn sáng không những không được bỏ, mà còn phải ăn cho no, ăn cho tốt.

Trẻ béo phì ngày một gia tăng
Trẻ béo phì ngày một gia tăng

Không nên chạy đường dài để giảm béo phì

Chạy dài là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe. Nhưng chạy dài để rèn luyện cũng phải tùy người, tùy bệnh mà chạy. Đối với người béo phì, vì mục đích giảm béo mà chạy đường dài thì không nên.

Bởi vì người béo phì thể trọng siêu trọng, trong khi chạy dài thì các khớp xương đầu gối, gót chân phải chịu một sức nặng khá lớn Kiểu gánh nặng tác dụng như vậy sẽ làm cho các khớp xương đầu gối, gót chân bị sưng phồng, đau nhức, sẽ phát sinh các loại bệnh viêm. Cho nên người béo phì không nên chạy đường dài. Cách vận động để giảm béo một cách tốt nhất là đi bơi, đi xe đạp, đi xa và đi tản bộ cự li dài.

Người cao tuổi không nên giảm béo phì

Khái niệm truyền thống là “ Ngàn vàng khó mua được cái gầy của người già”, nên người già béo phì muốn giảm béo. .trên thực tế , đó là sự hiểu sai .

Người già do thể lực tiêu hao ít, lại không thường xuyên hoạt động thể lực, nếu như khẩu vị thật tốt thì rất dễ trở thành người béo. Tuy béo phì có thể làm cho người già phát sinh một số bệnh như bệnh tâm huyết quản hoặc bệnh chuyển hoá . Song người gầy mắc các bệnh đường hô hấp so với người béo thì cao hơn rất nhiều.Theo các tư liệu thống kê đã chứng minh, những người nhẹ cân cơ hội mắc bệnh viêm phổi cao gấp 6,7 lần người có sức nặng bình thường, cao gấp 2,4lần người hơi nặng cân. Các nhà y học Phần Lan đã tiến hành cân đo chiều cao và thể trọng ở những người trên 85 tuổi, sau 5 năm theo dõi thì thấy tỉ lệ tử vong cao nhất là ở tổ có chỉ số thể chất thấp (chiều cao x thể trọng). Trong số những người gày nhất ở tổ này có 87% tử vong . Ngược lại trong tổ có chỉ số thể chất cao nhất, chỉ có 53% tử vong. Chứng tỏ trong số những người cao tuổi, nguy hiểm tử vong không phải vì béo mà tăng lên. Thể trọng càng cao thì tỉ lệ tử vong càng thấp. Hiện nay các học giả nước ngoài cho rằng, trong số những người cao tuổi, thể trọng cao không còn lànhân tố nguy hiểm, mà có thể lại là nhân tố tốt cho sức khỏe. Cho nên người cao tuổi mà béo thì không cần phải giảm béo.

Nguyên tắc chung của chế độ ăn giảm cân thường là không có glucid
Nguyên tắc chung của chế độ ăn giảm cân thường là không có glucid

Người béo không nên uống nhiều cà-phê

Những năm gần đây “Cơn sốt cà-phê” đã lan truyền khắp thành thị lẫn nông thôn. Lượng tiêu thụ cà-phê tăng lên rất mạnh. Cà-phê đã trở thành đồ uống hàng ngày của một số gia đình. Có người cho rằng uống cà phê không những phấn chấn tinh thần mà còn có thể giảm béo phì nữa. Thực tế , đó chỉ là sự hiểu lầm.

Bởi vì uống cà phê tuy có thể giảm nhẹ cảm giác no căng, nhưng lại có thể kích thích dịch vị phân tiết, lam tăng thêm sự tiêu thoá và hấp thu thức ăn, không những không thể giảm béo được, mà ngược lại còn có thể béo thêm ra. Cho nên, người béo không nên uống nhiều cà-phê.

Giảm béo không nên chỉ là ăn ít

Nếu chỉ dựa vào việc hạn chế việc ăn uống để chữa trị bệnh béo phì, tuy tạm thời có thể làm cho thể trọng nhẹ đi, nhưnglại rất dễ dẫn đến những đau khổ vì thiếu ăn thiếu uống.

Bởi vì biểu hiện của bệnh béo phì không chỉ là thể trọng tăng lên một cách không bình thường, mà còn là biểu hiện của một loạt những chứng bệnh khác tổng hợp lại. Chỉ đơn thuần dựa vào việc hạn chế ăn uống, tuy có thể làm cho thể trọng giảm đi chút ít, song nó chỉ có tính chất tạm thời, hiệu quả không thể kéo dài được. Ngoài ra do quá ư hạn chế việc ăn uống, không những làm cho cơ thể lúc nào cũng cảm thấy đói khát mà tinh thần cũng bị những tổn thương khó có thể nói ra được. Cho nên muốn giảm béo không phải chỉ kỳ vọng vào việc hạn chế ăn uống, mà cần phải chú trọng rèn luyện, vận động cho thích đáng hoặc dùng một số loại thuốc thích hợp để điều trị thì mới có hiệu quả mong muốn.

Hình ảnh người béo phì
Hình ảnh người béo phì

Phụ nữ không nên giảm béo quá độ

Có nhiều phụ nữ trẻ và đứng tuổi thường hay theo đuổi cái đẹp của thể hình mà thực hành giảm béo, nghiêm khắc hạn chế việc ăn uống, thậm chí có người còn chịu đựng cả sự đau khổ vì nhịn đói. Kết quả là, tuy người có thon hơn, trông có vẻ đẹp hơn, song lại mang đến những cái hoạ không thể lường được.

Bởi vì kinh nguyệt không những chịu sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ phận là phần dưới khâu não, thùy thể não và buồng trứng, mà còn chịu ảnh hưởng của bì chất đại não, màng tử cung và chất mỡ tích trữ trong cơ thể. Hàm lượng mỡ trong cơ thể ít nhất phải chiếm 22% thể trọng trở lên mới có thể bảo đảm kinh nguyệt hành kinh đúng kỳ. Đây là nguồn quan trọng của nội tiết tố, nó còn có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hoá nội tiết . Nếu thiếu mỡ không những không rụng trứng đúng kỳ hạn mà còn dễ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng tắt kinh, tất nhiên là cũng ảnh hưởng đến sinh dục. Cho nên phụ nữ không nên giảm béo một cách quá độ.

Phụ nữ không nên giảm béo một cách mù quáng

Theo đuổi cái đẹp cuả hình thể mà giảm béo một cách mù quáng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển sinh lý.

Bởi vì khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, ít nhất phải có 17% chất mỡ. Bình thường trong người phải có 22% chất mỡ mới có thể duy trì kinh nguyệt một cách ổn định. Nếu như lại mang thai, cho con bú thì cầnphải có trên 22% chất mỡ mới có thể thoả mãn được nhu cầu. Nữ vận động viên kinh nguyệt không đều là do khi vận động chất mỡ bị tiêu hao quá nhiều gây nên. Cho nên phụ nữ không nên giảm béo một cách mù quáng, nên bảo tồn 17% chất mỡ. Khi thể trọng vượt quá tiêu chuẩn thể trọng 10% trở lên thì mới nghĩ đến việc giảm béo một cách thích đáng.

Điều trị Nhồi máu cơ tim

Vũ Văn Đính

ĐẠI CƯƠNG

  • Đặc điểm:

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng tắc hoàn toàn một hay nhiều nhánh của động mạch vành. Tắc thường do một mảng xơ vữa động mạch, nhưng cũng có vai trò của co thắt mạch. Tỉ lệ tử vong rất cao. cần phải cấp cứu kịp thời và đúng quy cách.

  • Chẩn đoán:
  • Tại nhà hoặc tại nơi làm việc:

Nghĩ đến Nhồi máu cơ tim khi có dấu hiệu lâm sàng điển hình:

  • Người trên 50 tuổi, thường có tăng huyết áp
  • Đau thắt ngực, kéo dài quá 20 phút, dữ dội, đột ngột
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi
  • Buồn nôn, nôn

Kíp vận chuyển cấp cứu:

  • Làm điện tim: ST chênh lên > 1 mm ít nhất ở 2 chuyển đạo
  • Cho ngậm trinitrin: không đỡ đau . ở khoa HSCC:

Lâm sàng:

  • Đau đột ngột, sau xương ức, co thắt, kéo dài, trinitrin không đỡ.
  • Tiền sử có cơn đau tim.
  • Mặt tái nhợt, vã mồ hôi, rối loạn tiêu hoá.

Điện tim: Có ý nghĩa quyết định.

Làm điện tim để chẩn đoán (+)

ST chênh lên > 1 mm ở ít nhất 2 chuyển đạo: ST chênh lên, tổn thương mới (sau vài giờ), sóng Q sâu (sau 24 giờ), sóng Pardee sau 4 – 5 ngày, sóng T âm ngay từ đầu (tổn thương thiếu máu).

XỬ TRÍ

  1. Tại chỗ hoặc tại nhà
  • Xác định chẩn đoán bằng điện tim.
  • Đo huyết áp
  • Nếu huyết áp bình thường cho ngậm trinitrin dưới lưỡi.
  • Gọi ô tô cấp cứu chuyên khoa (ô tô cấp cứu có thiết bị cấp cứu và theo dõi tim mạch).
  • Nếu ngậm trinitrin không đỡ đau: Pha loãng 1 ống morphin 0,0lg trong 10 ml glucose 5%, cứ 3 phút tiêm một lần 2 ml (2 mg) tĩnh mạch cho đến khi hết đau.
  • Aspegic 100 – 250 mg tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
  • Nếu buồn nôn, hạ HA, nhịp chậm (thường có trong Nhồi máu cơ tim  dưới): kê cao hai chi dưới, tiêm atropin tĩnh mạch 1/2-1 mg.

Không tiêm bắp, không rời khỏi bệnh nhân.

  1. Khi xe cấp cứu tim mạch đến hoặc nếu có thiết bị tại chỗ
  • Đặt monitor theo dõi.
  • Truyền ngay alteplase (Actilyse) 1 mg/kg tĩnh mạch trong 90 phút, 2/3 liều trong nửa giờ đầu.
  • Cùng lúc truyền tĩnh mạch heparin 25000 đv/24 giờ và aspegic 250 mg. Dùng đường truyền khác nhau.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm Tenormin 5 mg.

(Chống chỉ định nếu: Mạch dưới 50, huyết áp dưới 100 mmHg, block nhĩ thất cấp

  • 3, tiền sử hen phế quản).
  • Điều trị phối hợp:

+ Risordan, Lenkral truyền tĩnh mạch (hoặc ngậm 15 – 30 mg) trong 500 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch).

+ Thở oxy.

+ Xylocain tĩnh mạch 1 mg/kg sau đó 30 mg/kg/24 h nếu có NTT thất trên 10%

  • Chụp mạch vành, nong mạch vành, cầu nối… nếu có chống chỉ định dùng thuốc tan cục máu đông.
  • Theo dõi:
  • Làm điện tim cho tất cả bệnh nhân cố đau thắt ngực.
  • Xét nghiệm:

+ Men GOT, LDH, CPK MB + Đông máu

+ Công thức máu + Chụp phổi, tim + Siêu âm

  1. Thủ tục:

Ghi chép rõ ràng bệnh án

Có bác sĩ đi kèm Trang bị dụng cụ và thuốc

Nếu có NTT tiêm xylôcain 1 mg/kg TM sau đó truyền 1 mg/ph

Giảm đau bằng trinitrin morphin.

Nên dùng thuốc kháng sinh như thế nào hợp lý, an toàn

Cũng giống như một đất nước luôn có lực lượng quân đội làm nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ, cơ thể ta có lực lượng gọi là hệ thống miễn dịch (gồm các tế bào bạch cầu, kháng thể…) luôn sẵn sàng chống trả, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập phát triển nhanh và nhiều quá, vượt khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sẽ làm cho ta mắc bệnh nhiễm trùng. Có 2 loại vi sinh vật gây bệnh phổ biến là siêu vi (còn gọi là virus) và vi khuẩn. Khi mắc bệnh nhiễm trùng, ta phải dùng thuốc gọi là kháng sinh nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trị bệnh nhiễm do vi khuẩn chứ đa phần không trị được bệnh nhiễm do virus. Khởi đầu câu chuyện như vậy để cho thấy rằng có những điều NÊN và KHÔNG NÊN trong sử dụng kháng sinh mà người sử dụng thuốc cần biết để việc sử dụng thuốc được phát huy cao nhất lợi ích của nó.

Những điều NÊN tuân thủ khi sử dụng kháng sinh

Trước hết là những điều NÊN mà người sử dụng thuốc cần tuân thủ.

Nên biết kháng sinh là loại thuốc gì

Kháng sinh là những hợp chất trước đây có nguồn gốc thiên nhiên (tức được ly trích từ các vi sinh vật như vi nấm) và nay được tổng hợp nhân tạo, có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh là thuốc rất tốt, cho tác dụng lắm lúc được gọi là thần kỳ khi được sử dụng đúng với sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Còn nếu sử dụng không đúng, kháng sinh sẽ gây nhiều tác hại khôn lường.

Nên biết kháng sinh có tác dụng như thế nào

Kháng sinh gây tổn hại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, màng trao đổi chất v.v… Tuy nhiên, về phương diện điều trị, người ta quan tâm hai loại tác dụng: tác dụng diệt khuẩn và tác dụng kìm khuẩn (kìm khuẩn có khi còn được gọi hãm khuẩn, trụ khuẩn, tỉnh khuẩn). Kháng sinh diệt khuẩn là kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho con vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt. Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn bị thuốc làm cho yếu. Nếu cơ thể người bệnh quá yếu bắt buộc phải dùng loại kháng sinh diệt khuẩn. Chỉ có thầy thuốc mới biết kháng sinh nào là diệt khuẩn, là kìm khuẩn và dùng trong trường hợp nào.

Nên biết loại nhiễm trùng nào mới dùng kháng sinh

Như trên trình bày, kháng sinh chỉ được dùng trị bệnh nhiễm khuẩn chứ không dùng trị bệnh nhiễm virus (như cảm cúm). Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là viêm nhiễm tai mũi họng (như viêm xoang, viêm tai giữa), viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da v.v…

Nên biết kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ

Tác dụng phụ do kháng sinh gây ra có thể chia làm 3 loại:

+ Dị ứng: nhẹ là nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, nặng có thể đưa đến sốc phản vệ gây chết người.

+ Nhim độc các cơ quan: như độc đối với gan, thận (tetracyclin, sulfamid), độc với các tế bào máu (cloraniphenicol), thần kinh thính giác (streptomycin, gentamycin gây điếc), xương răng (tetracyclin làm hại răng trẻ con)…

+ Lon khun đường rut đưa đến tiêu chy: đây là tác dụng phụ thường hay gặp, đối với trẻ có thể gây mất nước nghiêm trọng và bệnh thiếu vitamin do tiêu chảy bởi kháng sinh.

Nên biết vhin tượng gi là đề kháng kháng sinh

Đề kháng kháng sinh là tình trạng do sử dụng kháng sinh không đúng (do dùng không đủ liều, không đủ thời gian) làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn, một số còn sống sót sẽ có khả năng đề kháng lại kháng sinh đã sử dụng, kháng sinh đã sử dụng không còn tác dụng ở những lần điều trị sau nữa.

Nên      sử      dng      kháng      sinh      theo      sự       chỉ       định       ca       bác       sĩ điu tr

Nên sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị, đặc biệt đối với trẻ con, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn, ta nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc. Rõ ràng là chỉ có bác sĩ mới biết rõ khi nào sử dụng kháng sinh, cần chọn lựa loại gì để cho dùng đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian. Nên lưu ý, để tránh hiện tượng đề kháng kháng sinh nêu ở trên, cần phải dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian mà thầy thuốc đã chỉ định.

Những điều KHÔNG NÊN khi sử dụng kháng sinh

Sau đây là những điều KHÔNG NÊN, cần phải tuân thủ.

Không nên tự ý sử dụng kháng sinh

Ở nhiều nước trên thế giới, chỉ có thể mua kháng sinh ở nhà thuốc khi có đơn thuốc được ghi bởi bác sĩ. Ở nước ta trước đây, Bộ Y tế có quy định một số rất ít kháng sinh được mua không cần đơn, nhưng nói chung, tình trạng tự ý sử dụng kháng sinh bất cứ loại nào vẫn còn phổ biến. Nhiều kháng sinh thuộc loại rất mới, thuộc loại chỉ dùng hạn chế trong bệnh viện, lại bị lạm dụng dùng bừa bãi. Xin được nhắc lại, chỉ có bác sĩ điều trị mới có đủ thẩm quyền xác định loại bệnh nhiễm và loại kháng sinh dùng thích hợp.

Không nên ngưng sử dụng kháng sinh nửa chừng hoặc kéo dài sử dụng

Thông thường, một số kháng sinh dùng đủ liều cho cả đợt phải từ 7 đến 10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo loại bệnh và sự tiến triển của bệnh. Ta phải theo đúng chỉ định dùng thuốc, tức là dùng đúng liều, đủ thời gian theo đơn thuốc của bác sĩ. Đừng vì thấy bệnh có thể đỡ mà ngưng việc dùng thuốc, vi khuẩn không bị tiêu diệt hết trỗi dậy, vừa hại cá nhân người bệnh do làm bệnh tái phát, vừa hại cộng đồng vì làm gia tăng sự đề kháng thuốc kháng sinh. Còn sử dụng kéo dài coi chừng bị tai biến.

Không nên dùng lại kháng sinh trước đây đã dùng còn thừa để lại trong tủ thuốc

Bởi vì thuốc có thể quá hạn gây hại. Rất nhiều kháng sinh quá hạn dùng có độc tính rất cao (như tetracyclin quá hạn gây độc cho thận).

Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh người đó na ná giống mình

Bởi vì triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân bệnh có thể khác. Như sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn. Hơn nữa, một kháng sinh thích hợp cho người này nhưng không thích hợp, thậm chí gây tai biến nặng nề cho người khác.

Học thuyết cơ bản thực hành điều dưỡng

Học thuyết cơ bản thực hành điều dưỡng

Học thuyết điều dưỡng là kết quả những khái niệm được xác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học điều dưỡng, có liên quan những hiện tượng, sự kiện chăm sóc thực hành điều dưỡng…

Mối tương quan của điều dưỡng trong lĩnh vực thực Hành

Theo Alligood và Marriner-Tomey (2002) đã chỉ dẫn các thành phần trong mối quan hệ thực hành điều dưỡng là:

Con người

Là người nhận sự chăm sóc của điều dưỡng bao gồm cá nhân, gia đình, và cộng đồng. Con người được xem là trung tâm của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, họ có những nhu cầu liên quan đến sức khỏe cần điều dưỡng đáp ứng. Do đó, con người là đối tượng quan trọng trong việc chăm sóc điều dưỡng.

Sức khỏe

Sức khỏe mỗi người được xác định có khác nhau tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên khoa đối tượng mà điều dưỡng chăm sóc. Phục hồi, duy trì sức khỏe hoặc nâng cao sức khỏe cho khách hàng là mục tiêu của việc chăm sóc điều dưỡng. Theo Hội Điều dưỡng Mỹ (ANA, 1995) xác định: “sức khỏe là một tình trạng thể chất, tinh thần, xã hội hoàn hảo của cá nhân và họ có khả năng tự đáp ứng một cách liên tục khi có sự thay đổi về chức năng bên trong của họ”. Người điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc dựa vào mức độ sức khỏe của cá nhân và nhu cầu cần thiết cơ bản của con người liên quan đến sức khỏe mà điều dưỡng sắp xếp thời gian để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho đối tượng đó.

Môi trường và bệnh tật

Môi trường: bao gồm các điều kiện xung quanh mà khách hàng đang sinh sống, như không khí, thời tiết, phương tiện sinh hoạt, thức ăn thức uống, kể cả những người có quan hệ hằng ngày với họ.

Bệnh tật: các hiện tượng, các thay đổi về chức năng, cấu trúc trên con người và khả năng thích nghi của con người đối với nhu cầu thực tế của họ. Thí dụ: mức độ chăm sóc đối tượng của điều dưỡng tùy thuộc vào điều kiện của nhà ở, trường học, nơi làm việc hoặc cộng đồng, thời gian làm việc của họ. Việc lên kế hoạch phối hợp việc chăm sóc cần phù hợp với điều kiện khả năng của người bệnh hoặc thời gian họ làm việc, thời gian mà họ chấp nhận hoặc không chấp nhận dịch vụ chăm sóc, từ đó họ đồng ý phối hợp, cộng tác một cách tích cực hoặc có thái độ tiêu cực không cộng tác do không phù hợp với điều kiện sống của họ. Do đó điều dưỡng cần nắm rõ yếu tố ảnh hưởng môi trường để có kế hoạch đáp ứng nhu cầu của họ một cách phù hợp và hiệu quả.

Điều dưỡng

Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị để đáp ứng những vấn đề bất thường liên quan đến sức khỏe con người (ANA, 1995).

Chức năng điều dưỡng gồm nhận định, đánh giá tình trạng người bệnh, đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với bệnh tật như sự mệt mỏi, sự thay đổi thể hình và cấu trúc của cơ thể. Từ đó để xác định chẩn đoán điều dưỡng họ sẽ vận dụng kỹ năng tư duy kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn về điều dưỡng để xây dựng kế họach chăm sóc cho từng khách hàng.

Học thuyết điều dưỡng

Học thuyết điều dưỡng là kết quả những khái niệm được xác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học điều dưỡng, có liên quan những hiện tượng, sự kiện chăm sóc thực hành điều dưỡng nhằm hướng dẫn việc chăm sóc điều dưỡng đạt được hiệu quả tốt. Thí dụ như học thuyết “Sự khiếm khuyết về việc tự chăm sóc của Orem”, năm 1995 đưa ra rằng điều dưỡng được xác định là dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ chăm sóc con người một cách thích hợp. Học thuyết này diễn giảng, mô tả điều dưỡng viên khi chăm sóc con người không chỉ hoàn toàn phục vụ họ mà tùy tình trạng mức độ phụ thuộc của họ, chỉ nên hỗ trợ hoặc tiên đoán về một vấn đề sẽ xảy ra cho người bệnh, điều dưỡng sẽ lập kế hoạch chăm sóc hỗ trợ hoặc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc theo mức độ phụ thuộc để việc phục hồi sức khỏe đạt được sức khỏe nhanh chóng hơn.

Học thuyết điều dưỡng đưa ra tiêu chí khái niệm mục đích mô tả hoặc tiên đoán thông tin cần thiết để hướng dẫn điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ người bệnh (Meleis 1997).

Mô hình học thuyết điều dưỡng nhằm cung cấp kiến thức để nâng cao thực hành điều dưỡng, hướng dẫn cho việc nghiên cứu điều dưỡng nối tiếp hoặc liên quan để phát triển thực hành điều dưỡng trong phạm vi và mục tiêu của điều dưỡng.

Học thuyết điều dưỡng được xác định theo mức độ của mục tiêu hoặc quan điểm bao gồm:

Học thuyết chính thống: là học thuyết hoàn chỉnh có đầy đủ bảng cấu trúc, hướng dẫn, có ý kiến tóm lược.

Học thuyết trung gian là học thuyết giới hạn trong việc hướng dẫn và không có tóm lược. Đây là học thuyết hiện tượng chuyên biệt hoặc khái quát và phản ánh thực hành.

Học thuyết chuyển dịch: học thuyết cho ý kiến toàn cầu về cá nhân, nhóm, tình huống hoặc sự kiện cần tuân thủ đặc biệt.

Thành phần của học thuyết

Học thuyết là khái niệm, là sự khẳng định, xác nhận, giải thích về một sự kiện, một lĩnh vực liên quan đến điều dưỡng, nó được phát triển sau khi đã nghiên cứu và được cho phép những người nghiên cứu làm sáng tỏ rộng rãi hơn những khía cạnh vấn đề nghiên cứu đó.

Mối liên quan Học thuyết điều dưỡng với Quy trình điều dưỡng và nhu cầu người bệnh

Trong hệ thống chăm sóc, vấn đề thực hành ngày nay đòi hỏi điều dưỡng cần có hệ thống chăm sóc, kiến thức hiểu biết về khoa học, kiến thức cơ bản về điều dưỡng, kiến thức khoa học hành vi các kiến thức này rất cần để lý giải các vấn đề cần nghiên cứu vàphát triển các kết qủa sau nghiên cứu.

Học thuyết hệ Quy trình điều dưỡng

Hệ thống này bao gồm Quy trình điều dưỡng; mục tiêu của quy trình điều dưỡng là cung cấp dịch vụ chăm sóc đáp ứng cho từng cá nhân.

Quy trình điều dưỡng gồm 5 thành phần: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá. Nội dung là những thông tin chứa đựng liên quan với nhau. Quy trình điều dưỡng là hệ thống mở, điều dưỡng áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh quy trình điều dưỡng cần được thực hiện liên tục và thay đổi khi nhu cầu người bệnh thay đổi. Đầu ra là sự tái lập như sự phản hồi của hệ thống.

Học thuyết liên quan nhu cầu cơ bản con người

Học thuyết Maslows đề cập đến nhu cầu cơ bản con người bao gồm 5 mức độ:

Mức độ 1: bao gồm nhu cầu thể chất như không khí, nước, thức ăn.

Mức độ 2: bao gồm sự an ninh và an toàn cho thể chất và sinh lý.

Mức độ 3: nhu cầu về tình cảm như mối quan hệ bạn bè tình yêu và những người xung quanh.

Mức độ 4: nhu cầu về vấn đề tôn trọng, kính nể trong xã hội.

Mức độ 5: sự hoàn thiện, độc lập, tự giải quyết mọi vấn đề, điều dưỡng khi chăm sóc mọi đối tượng cần đáp ứng nhu cầu của cá nhân khách hàng hoặc đối với người thân trong gia đình của họ. Học thuyết về nhu cầu cơ bản con người là kim chỉ nam hữu ích để điều dưỡng cụ thể xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Người điều dưỡng tận dụng nhu cầu này để đưa vào các bước của Quy trình điều dưỡng.

Học thuyết về sức khỏe và sự khỏe mạnh

Học thuyết này chỉ dẫn sự tham gia tự giác về thái độ người bệnh huớng về y tế và thực hành y tế để bảo vệ sức khỏe. Học thuyết này hỗ trợ cho điều dưỡng có kiến thức hiểu biết và ứng dụng vào hành vi chăm sóc dùng để hướng dẫn cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia vào các yêu cầu chăm sóc và điều trị để phát triển hiệu quả các hoạt động điều dưỡng, góp phần cho việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh.

Học thuyết về stress và sự đáp ứng

Học thuyết nêu kinh nghiệm của stress và tìm ra cách đáp ứng, đối kháng stress vào đời sống người bị stress. Cung cấp chỉ dẫn kinh nghiệm hành vi và thái độ cho người bị stress. Điều dưỡng sẽ đưa vào kế hoạch chăm sóc can thiệp điều dưỡng của mình.

Học thuyết về phát triển

Sự tăng trưởng của con người và phát triển là quy luật của con người từ lúc sinh ra đến già nua và chết. Nó mô tả sự thay đổi qua từng giai đọan của đời sống dựa vào nhóm tuổi của cuộc sống. Điều dưỡng ý thức sự thay đổi này bình thường hoặc bất thường để cần can thiệp hoặc hướng dẫn cho những người liên quan.

Học thuyết về tâm lý xã hội học

Điều dưỡng chọn lựa ứng dụng nhu cầu chăm sóc toàn diện của con người như tâm sinh lý, thể chất, xã hội ,văn hóa, tinh thần, yêu cầu tâm linh. Dựa vào các yêu cầu này để điều dưỡng đáp ứng cho cá thể, gia đình hoặc cho những người chăm sóc trong gia đình biết để hỗ trợ, đáp ứng chăm sóc cho người bệnh một cách toàn diện, kể cả sự hỗ trợ khi người thân có những đau buồn, chết và mất mát.

Các mô hình học thuyết Điều dưỡng thường ứng dụng trong thực hành điều dưỡng

Học thuyết Nightingale

Việc làm của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành điều dưỡng. Theo Meleis (1997) ghi nhận rằng học thuyết Nightingale dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh, và cũng đề nghị rằng điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật để tận dụng dùng các môi trường chung quanh người bệnh để tác động vào việc chăm sóc. Môi trường bao gồm: sự thông khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân để lồng ghép vào điều dưỡng và điều trị. (Nightingale,1969).

Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường.

Học thuyết Peplau’s

Theo Peplau’s mối quan hệ gắn bó giữa điều dưỡng và người bệnh cần được xác định và học thuyết này cũng chỉ rõ quy trình lồng ghép cùng kết quả của việc lồng ghép này. Theo học thuyết này, khách hàng là một cá thể, họ có những nhu cầu cá nhân và điều dưỡng là người đáp ứng cho người bệnh trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân để chăm sóc điều trị người bệnh. Mục tiêu của điều dưỡng là giáo dục cho người bệnh và gia đình họ để giúp đỡ cho người bệnh đạt được việc tự chăm sóc cho chính mình. Người điều dưỡng cố gắng phát triển mối quan hệ mật thiết giữa điều dưỡng và người bệnh và điều dưỡng là người cung cấp dịch vụ, là người tư vấn và là người đại diện cho người bệnh.

Thí dụ:

Khi người bệnh có vấn đề cần giúp đỡ, điều dưỡng trước tiên thảo luận với người bệnh, giải thích cho họ hiểu vấn đề và các khả năng cần đáp ứng, điều dưỡng hỗ trợ hoặc chỉ dẫn người bệnh làm.

Theo Chinn and Khamer (1999), học thuyết này chỉ dẫn quy trình trong mối quan hệ điều dưỡng – người bệnh là:

Định hướng.

Xác định vấn đề.

Giải thích.

Cam kết thực hiện.

Học thuyết Henderson

Virginia Henderson xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để hợp tác thực hiện. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu về:

Hô hấp bình thường.

Ăn uống đầy đủ.

Chăm sóc bài tiết.

Ngủ và nghỉ ngơi.

Vận động và tư thế đúng.

Mặc quần áo thích hợp.

Duy trì nhiệt độ cơ thể.

Vệ sinh cơ thể.

Tránh nguy hiểm, an toàn.

Được giao tiếp tốt.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng. 12. Được tự chăm sóc, làm việc.

Vui chơi và giải trí.

Học tập có kiến thức cần thiết.

Học thuyết về Orem’s

Dorothea Orem’s (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định việc tự chăm sóc người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả (Orem, 2001).

Bà đã đưa ra 3 mức độ có thể tự chăm sóc:

Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ.

Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.

Không cần phụ thuộc: người bệnh tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm.

Học thuyết Newman

Betty Newmans (1995) xác định việc chăm sóc toàn diện cho con người. Người điều dưỡng nhận định, quản lí và đánh giá hệ thống khách hàng. Hành động điều dưỡng bao gồm 3 mức độ: phòng ngừa cấp I, II, và III.

Phòng ngừa ban đầu: ngay khi con người phát hiện có vấn đề liên quan nguy cơ bệnh tật họ có thể có và cần được can thiệp ngay để không xảy ra.

Phòng ngừa cấp II: khi người bệnh có những triệu chứng, dấu chứng được phát hiện có bệnh, cần có kế họach điều trị sớm, không để bệnh nặng thêm.

Phòng ngừa cấp III: bệnh rõ ràng cần tích cực điều trị không để bệnh tái phát và không để lại di chứng thông qua giáo dục người bệnh và hỗ trợ họ phòng ngừa.

BẢNG TÓM LƯỢC HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG

Học thuyết gia điều dưỡng Mục tiêu của điều dưỡng Tóm lược thực hành
Nightingale Làm cho các quá trình hồi phục của cơ thể trở nên dễ dàng hơn bằng cách tác động lên môi trường người bệnh. Môi trường người bệnh được kiểm soát bao gồm: quản lý về tiếng ồn, ánh sáng, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng, tạo sự thoải mái, giao tiếp xã hội, niềm tin, hi vọng cho người bệnh.
Peplau – 1952 Phát triển mối quan hệ giữa điều dưỡng và người bệnh Điều dưỡng giữ vai trò quan trọng liên quan đến việcchăm sóc điều trịbệnh, đến mối quan hệ giữa điều dưỡng và người bệnh (Peplau,1952). Người điều dưỡng tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe làm phát triển các mối quan hệ cá nhân được diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng hơn (Marrier –

Tomey và Alligood, 2002).

Henderson – 1996 Làm việc độc lập với những nhân viên y tế khác (MarrinerTomey và Alligood, 2002); giúp người bệnh có thể phát triển tính độc lập càng sớm càng tốt (Henderson, 1996); giúp người bệnh hồi phục sức khỏe. Điều dưỡng giúp người bệnh thực hiện 14 nhu cầu cơ bản của con người theo Hendersons (Henderson,1996).
Abdellah – 1960 Cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân, gia đình và xã hội, vừa quan tâm, khéo léo, nhẹ nhàng, vừa thể hiện sự thông minh, thành thạo về thao tác kỹ thuật khi chăm sóc người bệnh (Marriner -Tomey và Alligood, 2002). Học thuyết này liên quan đến 21 vấn đề của điều dưỡng của Abdellah (Abdellah và cộng sự, 1960).
Rogers – 1970 Duy trì và nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, chăm sóc và phục hồi chức năng thông qua Môn khoa học nhân văn của điều dưỡng (Rogers, 1970). Con người tiến triển trong suốt một cuộc đời. Người bệnh thay đổi liên tục và cùng tồn tại với môi trường.
King – 1971 Dùng sự giao tiếp và truyền đạt thông tin để giúp người bệnh củng cố, xây dựng lại khả năng Quy trình điều dưỡng được định nghĩa nhưmột quá trình tương tác qua lại lẫn nhau giữa người điều dưỡng, người bệnh và hệ
thích ứng chủ động với môi trường. thống chăm sóc sức khỏe (King, 1981).
Neuman – 1972 Giúp đỡ các cá nhân, gia đình và các nhóm trong việc đạt được và duy trì tình trạng sức khỏe toàn diện ở mức cao nhất bằng những can thiệp có mục đích. Việc giảm tình trạng stress là mục tiêu của những hệ thống kiểu mẫu trong thực hành điều dưỡng. Những hoạt động của điều dưỡng là phòng ngừa cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 (Newman, 1972).
Leininger – 1978 Cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp với khoa học và kiến thức với chăm sóc nhưmột điểm quan trọng. Với học thuyết chăm sóc này, việc chăm sóc được tập trung và thống nhất về lĩnh vực thực hành và chăm sóc điều dưỡng.
Roy – 1979 Xác định các loại nhu cầu của người bệnh, nhận định sự thích nghi của người bệnh với những nhu cầu đó và giúp người bệnh thích nghi. Mô hình sự thích nghi này được dựa vào những cách thích nghi của người bệnh về tâm sinh lý, xã hội, và sự độc lập hay phụ thuộc.
Watson – 1979 Nâng cao sức khỏe, phục hồi sức khỏevà ngăn ngừa bệnh tật. Học thuyết này liên quan đến triết học và khoa học chăm sóc; chăm sóc là quá trình tương tác lẫn nhau bao gồm những can thiệp để đáp ứng những nhu cầu của con người.
Benner và Wrubel – 1989 Tập trung vào nhu cầu của người bệnh giúp cho việc chăm sóc nhưlà một cách để đối đầu với bệnh tật (Chinn và Kramer, 2004). Chăm sóc tập trung vào nhu cầu cần thiết của người bệnh. Công việc chăm sóc của điều dưỡng tạo ra những khả năng đối đầu với những vấn đề và làm cho những khả năng đó ngày càng nâng cao, phát triển. (Benner và Wrubel, 1989).

Hội điều dưỡng Canada đưa ra các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng

Tiêu chuẩn I

Thực hành điều dưỡng đòi hỏi một mô hình nhân thức điều dưỡng trên cơ sở thực hành điều dưỡng:

Người điều dưỡng phải có một quan niệm và nhận thức mục tiêu điều dưỡng một cách rõ ràng

Người điều dưỡng phải có một quan niệm và một nhận thức về người bệnh một cách rõ ràng

Người điều dưỡng phải có một quan niệm rõ ràng hoặc ý thức về vai trò của họ trong việc đáp ứng các nhu cầu y tế của xã hội

Người điều dưỡng phải có quan niệm rõ ràng và ý thức đến những nỗi khó khăn của người bệnh

Người điều dưỡng phải có một quan miệm rõ ràng và nhận thức tầm quan trọng và phương thức can thiệp điều dưỡng

Người điều dưỡng phải có một quan niệm rõ ràng hoặc ý thức các hậu quả của các hoạt động điều dưỡng

Tiêu chuẩn II

Thực hành điều dưỡng đòi hỏi phải ứng dụng quy trình điều dưỡng.

Người điều dưỡng thu thập dữ kiện phù hợp với nhận thức của người bệnh

Người điều dưỡng phải phân tích các dữ kiện thu thập được theo mục tiêu chăm sóc và những khó khăn của người bệnh

Người điều dưỡng phải lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra những hành động điều dưỡng dựa vào những vấn đề hiện tại và tiềm ẩn của người bệnh và đưa ra những can thiệp điều dưỡng kịp thời

Những bước can thiệp điều dưỡng phải phù hợp với kế hoạch chăm sóc. Người điều dưỡng phải lượng giá các bước của quy trình điều dưỡng

Tiêu chuẩn III

Thực hành điều dưỡng đòi hỏi mối quan hệ trợ giúp, đó chính là bản chất và mối quan hệ giữa người điều dưỡng và bệnh nhân.

Người điều dưỡng bắt đầu mối quan hệ bằng cách làm tăng suy nghĩ đúng đắn mà người bệnh sẽ nhận thức về các dịch vụ y tế như: sự hiểu biết, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế

Người điều dưỡng phải nhất trí với nhau và làm cho bệnh nhân hiểu biết đúng, đúng đắn hơn về các dịch vụ y tế

Người điều dưỡng phải đảm bảo sao cho mối quan hệ trợ giúp gữa người điều dưỡng và bệnh nhân được thành công trọn vẹn

Tiêu chuẩn IV

Thực hành điều dưỡng đòi hỏi người điều dưỡng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghề nghiệp.

Người điều dưỡng phải tôn trọng các quy định liên quan tới nghề nghiệp và tại các cơ sở thực hành

Người điều dưỡng phải tuân thủ các quy định về y đức trong nghề nghiệp của họ

Người điều dưỡng phải làm việc cùng với các thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe

Các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng lâm sàng của hội điều dưỡng Hoa Kỳ

Các tiêu chuẩn chăm sóc

Nhận định: người điều dưỡng thu thập các dữ kiện về sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán: người điều dưỡng phân tích các dữ kiện thu thập được rồi đưa ra quyết định chuẩn đoán.

* Xác định chẩn đoán: người điều dưỡng xác định những chẩn đoán có thể có cho người bệnh.

Lập kế hoạch: người điều dưỡng thiết lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra các can thiệp hướng tới những chẩn đoán đó.

Thực hiện kế hoạch: người điều dưỡng tiến hành những can thiệp được xác định trong KHCS.

Lượng giá: người điều dưỡng lượng giá những tiến triển của người bệnh qua việc thu nhận kết quả đã định được.

Các tiêu chuẩn hành nghề

Tiêu chuẩn chăm sóc: người điều dưỡng lượng giá một cách có hệ thống chất lượng và hiệu quả của việc chăm sóc.

Lượng giá công việc: người điều dưỡng lượng giá một cách có hệ thống chất lượng và hiệu quả của việc chăm sóc. Người điều dưỡng lượng giá công việc của mình dựa vào các tiêu chuẩn hành nghề và những qui định có liên quan.

Giáo dục: người điều dưỡng củng cố và duy trì kiến thức hiện có vào thực hành điều dưỡng.

Sự đóng góp: người điều dưỡng đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp cho người đồng hội, đồng nghiệp, những người khác.

Đạo đức: những quyết định và hành động của người điều dưỡng và quyền lợi của người bệnh phải là những quyết định có đạo đức.

Sự phối hợp: người điều dưỡng phối hợp với người bệnh, nhân viên y tế trong việc chăm sóc người bệnh.

Nghiên cứu khoa học: người điều dưỡng ứng dụng những phát hiện trong nghiên cứu vào thực hành.

Sử dụng nguồn vật lực, tài lực: người điều dưỡng phải tính đến các yếu tố có liên quan đến sự an toàn, hiệu quả, và chi phí trong hoạch định kế hoạch chăm sóc.

Các vai trò và chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng

Vai trò Chức năng
Người chăm sóc Việc chăm sóc người bệnh kết hợp cả nghệ thuật và khoa học điều dưỡng trong việc đáp ứng các nhu cầu tinh thần, thể chất, tình cảm, văn hóa xã hội và trí thức với vai trò là một người chăm sóc, người điều dưỡng còn thể hiện vai trò là người giao tiếp, người thầy giáo, người cố vấn, người lãnh đạo, nhà nghiên cứu, người bào chữa, để nâng cao cho sức khỏe thông qua những hoạt động phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn sức khỏe và trợ giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn và cả cái chết. Vai trò chăm sóc là vai trò chính của người điều dưỡng.
Người giao tiếp Phải biết vận dụng các kỹ năng giao tiếp để trị liệu và giao tiếp giữa người điều dưỡng có hiệu quả để thiết lập và duy trì mối quan hệ tìm hiểu với các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi trong các cơ sở chăm sóc y tế.
Người giáo dục Phải biết sử dụng các kỹ năng giao tếp để tiếp cận, tiến hành, lượng giá kế hoạch giáo dục cho từng cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu học hỏi của người bệnh và gia đình của họ.
Người cố vấn Sử dụng những kỹ năng giao tiếp trị liệu cá nhân để cung cấp thông tin, tham vấn thích hợp, trợ giúp giải quyết những khó khăn và giúp người bệnh đưa ra những quyết định.
Người lãnh đạo Phải quả quyết, sự tin khi chăm sóc, đưa ra những thay đổi, làm việc cùng với nhóm.
Nhà nghiên cứu Tham gia và điều hành nghiên cứu để gia tăng kỹ thuật và cải tiến cách chăm sóc người bệnh.

Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cho con bú

Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hai chất nội tiết tố nữ là estrogen và progesteron. Hai chất nội tiết tố nữ này kích thích phát triển ống tuyến, thùy tuyến, bọc tuyến, mô đệm và lớp mỡ.

Cùng với các chất nội tiết tố nữ, GH (Human Growth Hormon), prolactin chất nội tiết vỏ tuyến thượng thận, insulin cùng tham gia phát triển ống tuyến vú. Sữa bài tiết do tác dụng của prolactin vẫn nằm trong bọc tuyến. Với tác dụng của oxytocin vùng dưới đồi, bài tiết sữa được đẩy vào ông tuyến. Khi trẻ mới sinh người mẹ nên cho bú ngay, sữa từ ống tuyến sẽ chảy vào miệng trẻ.

Động tác mút vú của trẻ tạo ra xung động truyền về dưới đồi và thùy sau khi tuyến yên bài tiết oxytocin. Vì vậy, sau khi sinh, người mẹ cần cho con bú ngay vì cho bú sớm có tác dụng: Tăng bài tiết oxytocin để kích thích tuyến sữa, giúp cho tử cung sau khi sinh co hồi nhanh hơn và sữa bài tiết vài ngày đầu là sữa non. Sữa này đặc sánh, màu vàng nhạt, có nhiều protein, vitamin A và chất kháng thể giúp tăng cường miễn dịch một số bệnh cho trẻ. Nó còn tác dụng loại trừ nhanh phân su, ngăn ngừa vàng da với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con
Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con

Oxytocin bài tiết tăng do sự tác động của các yêu tố tâm lí, tình cảm, cảm xúc, mơn trớn, vuốt ve, âu yếm con, nghe tiếng con từ người mẹ gây những tín hiệu cảm xúc truyền về vùng dưới đồi sẽ kích thích tiết sữa.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá, hơn hẳn các loại sữa bò, sữa trâu, sữa dê… Sữa mẹ có thành phần latose cao hơn hẳn các loại sữa khác 50%. Protein thấp hơn các loại sữa khác từ 2-3 lần. Lượng canxi và iôn trong sữa mẹ chỉ bằng một phần ba sữa bò. Do đó trẻ hấp thu nhanh hơn, không bị đầy hơi, khó hấp thu như sữa bò.

Trong sữa mẹ còn có thành phần quan trọng mà không loại sữa nào có được, đó là kháng thể gây miễn dịch một số bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, bại liệt… Trong sáu tháng đầu trẻ được mẹ truyền cho khả năng miễn dịch. Những đứa trẻ này không những không mắc các bệnh này mà còn khỏe mạnh hơn so với những trẻ nuôi bằng sữa ngoài.

Sáu tháng sau khi sinh, kháng thể từ sữa mẹ truyền cho con giảm tác dụng. Để có miễn dịch lâu dài đối với một số bệnh cần tiêm chủng cho trẻ sau sinh.

Mỗi ngày, lượng sữa mẹ tiết ra khoảng 1,5 lít, trong 24 tháng có lượng sữa là 1095 lít. Lượng sữa lớn như vậy lấy từ dưỡng chất bên ngoài cung cấp cho người mẹ, trong đó cần 50g mỡ, 100g lactose, 2- 3g canxi photphate cho mỗi ngày.

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày người mẹ phải được cung cấp một lượng dưỡng chất đầy đủ lớn giúp con lớn lên và phát triển toàn diện, tránh các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương…

Khi cho trẻ bú phải cho bú đều cả hai vú. Một số người mẹ thường chỉ cho con bú lệch một bên vú nhiều sữa. Vú bên kia thỉnh thoảng mới cho bú do người mẹ cho con bú ở tư thế nằm gây nên vú to, vú bé, sữa về không đều hai bầu vú. Vú hay được bú thì nhỏ. Vú được bú ít thì to do ứ tích nhiều sữa gây căng tức, đau. Nếu tình trạng này kéo dài, bên vú to bị ứ tích quá lâu sẽ gây viêm hay áp xe vú, phải can thiệp bằng ngoại khoa vừa đau vừa gây thương tích, thiếu thẩm mỹ, lại thiếu hụt sữa cho con, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Người mẹ nên cho con bú ở tư thế ngồi, bế trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Khi trẻ bú vừa hết sữa bên vú này thì chuyển sang vú bên kia. Nên cho trẻ bú đều cả hai bên.

Người mẹ không nên cai sữa cho con quá sớm, nếu vì lí do cần thiết phải thay thế bằng sữa bò. Trẻ ăn sữa bò nếu không đúng cách thường xảy ra một số bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng… giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ mắc một số bệnh trong đó có bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp, càng làm cho trẻ chậm lớn, chậm phát triển thể lực, dễ bị đần độn.

Nhiều người mẹ cho con bú theo giờ. Cứ ba giờ cho trẻ bú một lần. Điều này hoàn toàn không đúng. Cần cho trẻ bú theo nhu cầu. Khi cho trẻ bú nên để trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi nhằm tránh cho trẻ bị nôn trớ trong hay sau khi bú. Không nên cho trẻ bú quá no, làm cho dạ dày của trẻ căng tức, gây phản xạ nôn. Nên cho trẻ bú ngắt quãng giữa chừng, sau đó cho bú tiếp. Khi cho trẻ bú xong nên chờ khoảng năm mười phút rồi mới đặt bé nằm.

Trước và sau khi cho con bú, người mẹ dùng khăn ấm rửa sạch từ núm vú ra bầu vú ba lần. Nhằm rửa sạch cáu bẩn, mồ hôi đọng trên các lỗ tuyến vú, sau đó lau khô. Tránh làm xây xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn xâm nhập gây áp xe vú.

Trong thời gian nuôi con mọn, người mẹ nên mặc áo lót ngực rộng, có lỗ hở để dễ cho con bú. Nên mặc áo bằng vải sợi mềm và rộng để hai bầu vú thoải mái, để nguồn sữa về một cách dễ dàng, không căng tức bầu vú, gây khó chịu.

Chất lượng và số lượng dưỡng chất cung cấp cho người mẹ đang cho con bú phải tăng gấp đôi so với thai kì. Lượng sữa từ người mẹ cho con bú là 1,5 lít mỗi ngày. Trong sữa có chứa chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và muối khoáng. Mỗi nhóm thức ăn có nhiều thành phần cần thiết giúp trẻ lớn lên và phát triển toàn diện.

Chất đạm là nhu cầu thiết yếu trong sữa mẹ, tỉ lệ 30%, tương ứng 100-150g thịt, cá, trứng, sữa…

mỗi ngày. Chất đạm cung cấp các loại axit amin thiết yếu, là chất liệu quyết định tạo ra các tê bào của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trong mỗi tê bào có nhân là quyết định yếu tố di truyền và những hoạt tính chuyên biệt ở các men xúc tác trong các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Thiếu chất đạm, trẻ chậm lớn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa…

Chất béo là chất không thể thiếu, nhưng cơ thể trẻ lại không tự tạo được. Chất béo có trong mỡ động vật, trong gan, trong dầu thực vật chứa các axit béo rất cần thiết cho cấu trúc thần kinh và nội tiết.

Thiếu chất béo là thiếu axit béo khiến cho cấu trúc thần kinh, nội tiết chậm hoàn chỉnh.

Năng lượng lấy từ bột đường của gạo, mì, ngô, khoai, sắn, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, giữ thân nhiệt, hoạt động bản năng, thở hít, tim đập và tích lũy dưỡng chất để trẻ lớn lên và phát triển.Tư thế khi cho con bú

Thiếu năng lượng sẽ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, mọi hoạt động của cơ thể đều bị giảm, tim đập yếu…

Axit folic là chất có trong men bia, trong gan, nấm, bắp cải, cà chua, rau xanh. Axit folic có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tái tạo các hồng cầu cùng với vitamin B12 là một coenzyn cùng tham gia quá trình tổng hợp axit amin, axit nucleic và cholin. Nhu cầu axit folic mà cơ thể cần mỗi ngày là l-2mg, tương ứng 55%.

Vitamin D là chất chống còi xương, giúp điều hòa chuyển hóa phospho và canxi trong cơ thể, canxi được hấp thu qua niêm mạc ruột dễ dàng. Người mẹ cho con bú cần 100% lượng vitamin D.

Trẻ thiếu vitamin D cơ thể không điều hòa photpho và canxi nên dễ mắc bệnh còi xương, hẹp khung xương chậu, chân đi vòng kiềng, chữ X, chữ o, loãng xương, hay co giật.

Các bà mẹ có trẻ sơ sinh thiếu tháng cần uống vitamin D loại viên bọc đường 500 đơn vị, hay loại dung dịch dầu 0,125% ống tiêm l,5ml chứa 600.000 đơn vị. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ sơ sinh nên ra ngoài ánh nắng mặt trời buổi sáng để được hấp thu tia tử ngoại.

Canxi cần cho người lớn mỗi ngày từ 400-1000mg. Trẻ em bảy tuổi cần 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng cần 1200-1500mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú cần 1500-1700mg canxi mỗi ngày.

Canxi là chất liệu cốt lõi cấu tạo khung xương, sụn xương, răng và máu, giúp cho máu dễ đông. Ngoài ra canxi còn được dùng để cầm máu, khi chảy máu cam, chống co thắt trong các trường hợp co giật của trẻ sơ sinh, viêm ruột, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị lao, trẻ chậm lớn.

Trẻ thiếu canxi dễ bị bệnh còi xương, gai xương, vẹo cột sống, hẹp tiểu khung, chân đi vòng kiềng, chuột rút, loãng xương, xương bị vôi hóa.

Canxi có trong xương động vật, trong thịt, cá, cua, tôm, sữa, trứng…

Vitamin B6 có tên pyridoxin đóng vai trò chuyển hóa các chất vào cơ thể thành pyridoxan phosphate và tham gia vào thành phần của men codecarbo-xylase, chuyển hóa axit amin: Tryptophan, methionin, xystein, glutamin… Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, tác động đến sự tạo hồng cầu, đặc biệt trong trường hợp thiếu máu do rối loạn chuyển hóa.

Vitamin B6 cần thiết cho cơ thể người mẹ mỗi ngày là 2mg, thường có trong men bia, mầm lúa mì, gan, sữa, cá…

Thiếu Vitamin B6 cơ thể dễ bị rối loạn chuyển hóa axit amin, mẩn ngứa, viêm lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, gây động kinh, nhiễm mỡ gan…

Chất kẽm cần cho cơ thể người mẹ mỗi ngày 10- 20mg. Nó có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tê bào. Chất kẽm có nhiều trong các loại thịt, cá… chất kẽm có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, kết hợp tác dụng với vitamin A.

Phụ nữ mang thai thiếu chất kẽm dễ sinh con bị dị tật, kém phát triển.

Cơ thể người rất cần vitamin E cho hoạt động cơ bắp. Riêng đối với phụ nữ có thai và cho con bú vitamin E rất cần cho hoạt động hệ thần kinh và giúp tăng cường progesteron. Người mẹ cho con bú mỗi ngày cần 50-100mg vitamin E. Phụ nữ tuổi sinh đẻ nếu thiếu vitamin E rất dễ bị vô sinh, sẩy thai liên tiếp.

Vitamin E hay tocopherol acetat thường có trong hạt ngũ cốc, dầu thực vật, mỡ…

Vitamin C hay axit ascorbic có nhiều trong chanh, cam, bưởi, táo, bắp cải, rau xanh. Vitamin C cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, tham gia vào quá trình oxy hóa khử, cần thiết cho quá trình chuyển hóa axit folic thành axit folinic, tham gia chuyển hóa glucid, ảnh hưởng đến thẩm thấu mao mạch, đông máu, tham gia vào sự tạo thành hormon steroid và không tích lũy trong cơ thể. Nên bổ sung Vitamin C bằng việc ăn nhiều hoa quả, hay uống loại viên nang.

Nhu cầu Vitamin C ở người bình thường, mỗi ngày từ 50-100mg. Phụ nữ cho con bú cần cung cấp nhiều gấp đôi người bình thường.

Thiếu Vitamin C sẽ giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh ascobut, chứng chảy máu cam, thận, phổi, tử cung, cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm độc gan, thận, lao, suy dinh dưỡng.

Bổ sung Vitamin C viên nén 0,10g, ngày uống 10 viên chia 2 lần sau bữa ăn. Người bị viêm loét dạ dày không nên dùng viên nén, nên dùng Vitamin C dạng ống tiêm 0,500g, tiêm vào tĩnh mạch.

Nếu người mẹ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì trẻ sáu tháng có thể tăng cân gấp đôi so với trọng lượng lúc mới sinh, chín tháng tăng cân gấp ba so với thời điểm sau sinh. Trẻ ba tháng biết lẫy, sáu tháng biết bò, chín tháng biết đứng và lò dò biết đi, biết hóng chuyện, gọi biết quay lại nhìn. Do đó việc cung cấp dưỡng chất thời kì này rất cần thiết nhằm giúp người mẹ khỏe, trẻ tăng cân và phát triển tốt về thể lực, trí tuệ, tránh được các bệnh truyền nhiễm.

Sống chung với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Sống chung với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể khó khăn, vì các triệu chứng có thể khiến các hoạt động hàng ngày trở nên thách thức hơn.

Điều quan trọng là phải nhận được sự hỗ trợ bạn cần để hiểu và đối phó với tình trạng của bạn hoặc con bạn.

Cách để cha mẹ có thể đối phó với trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý

Chăm sóc một đứa trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể là một thử thách. Những hành vi bốc đồng, không sợ hãi và hỗn loạn điển hình của rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến các hoạt động hàng ngày trở nên mệt mỏi và căng thẳng.

Mặc dù có thể gặp khó khăn vào những lúc, nhưng điều quan trọng là nhớ rằng một đứa trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý không thể kiểm soát hành vi của mình. Những người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong việc kiềm chế các xung lực, có nghĩa là họ có thể không dừng lại để xem xét tình huống hoặc hậu quả trước khi hành động.

Nếu bạn đang chăm sóc một đứa trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, bạn có thể thấy những lời khuyên này hữu ích.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Lập kế hoạch cho ngày

Lập kế hoạch cho ngày để con bạn biết điều gì sẽ xảy ra. Các thói quen được thiết lập có thể tạo ra sự khác biệt trong cách một đứa trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đối phó với cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ, nếu con bạn cần chuẩn bị đi học, hãy chia nhỏ nó thành các bước có cấu trúc, để chúng biết chính xác những gì chúng cần làm.

Đặt ranh giới rõ ràng

Hãy chắc chắn rằng mọi người đều biết hành vi nào là được mong đợi, và củng cố hành vi tích cực bằng cách khen ngợi hoặc thưởng ngay lập tức. Hãy rõ ràng, sử dụng những hậu quả có thể thực thi, chẳng hạn như tước đi một đặc quyền, nếu các ranh giới bị vượt qua và thực hiện điều này một cách nhất quán.

Tích cực

Hãy khen ngợi cụ thể. Thay vì nói một câu chung chung: “Cảm ơn vì đã làm điều đó,” bạn có thể nói: “Con đã rửa bát rất tốt. Cảm ơn con.”

Điều này sẽ giúp con bạn rõ ràng rằng bạn hài lòng và lý do vì sao.

Đưa ra hướng dẫn

Nếu bạn đang yêu cầu con bạn làm điều gì đó, hãy đưa ra hướng dẫn ngắn gọn và cụ thể. Thay vì hỏi: “Con có thể dọn dẹp phòng của con không?” hãy nói: “Làm ơn cho đồ chơi vào hộp và đặt sách trở lại kệ.”

Điều này sẽ làm rõ ràng hơn những gì con bạn cần làm và tạo cơ hội để khen ngợi khi chúng làm đúng.

Chương trình khuyến khích

Thiết lập chương trình khuyến khích của riêng bạn bằng cách sử dụng bảng điểm hoặc bảng sao, để hành vi tốt có thể nhận được một đặc quyền. Ví dụ, hành vi tốt trong một chuyến mua sắm sẽ giúp con bạn có thêm thời gian chơi máy tính hoặc một trò chơi nào đó.

Hãy để con bạn tham gia vào việc này và cho phép chúng giúp quyết định những đặc quyền sẽ là gì.

Những bảng này cần được thay đổi thường xuyên hoặc chúng sẽ trở nên nhàm chán. Các mục tiêu nên được phân chia thành:

  • Ngắn hạn – chẳng hạn, hàng ngày
  • Trung hạn – chẳng hạn, hàng tuần
  • Dài hạn – chẳng hạn, hàng ba tháng

Cố gắng tập trung vào chỉ 1 hoặc 2 hành vi một lúc.

Can thiệp sớm

Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo. Nếu con bạn có vẻ như đang trở nên thất vọng, bị quá tải và sắp mất kiểm soát, hãy can thiệp.

Hãy làm phân tâm con bạn, nếu có thể, bằng cách đưa chúng ra khỏi tình huống đó. Điều này có thể giúp chúng bình tĩnh lại.

Tình huống xã hội

Giữ cho các tình huống xã hội ngắn gọn và thú vị. Mời bạn bè đến chơi, nhưng giữ thời gian chơi ngắn để con bạn không mất kiểm soát. Không nên làm điều này khi con bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đói, chẳng hạn như sau một ngày đi học.

Tập thể dục

Hãy chắc chắn rằng con bạn có nhiều hoạt động thể chất trong suốt cả ngày. Đi bộ, nhảy dây và chơi thể thao có thể giúp con bạn mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng.

Hãy đảm bảo rằng chúng không làm gì quá nặng nhọc hoặc kích thích gần giờ đi ngủ.

Đọc hướng dẫn về hoạt động thể chất cho trẻ em và thanh thiếu niên của chúng tôi, bao gồm thông tin về cách để trở nên năng động và lượng hoạt động mà bạn và con bạn nên thực hiện.

Ăn uống

Theo dõi những gì con bạn ăn. Nếu con bạn hiếu động sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, có thể chứa phụ gia hoặc caffeine, hãy ghi lại và thảo luận với bác sĩ.

Giờ đi ngủ

Tuân thủ một thói quen. Đảm bảo con bạn đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm vào buổi sáng.

Tránh những hoạt động kích thích trong những giờ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như chơi trò chơi điện tử hoặc xem TV.

Thời gian ban đêm

Vấn đề giấc ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý có thể tạo thành một vòng luẩn quẩn. rối loạn tăng động giảm chú ý có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, và điều này lại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nhiều trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuyên dậy sau khi được đưa vào giường và có các mô hình giấc ngủ bị gián đoạn. Thử áp dụng một thói quen thân thiện với giấc ngủ có thể giúp con bạn và làm cho giờ đi ngủ trở nên bớt căng thẳng hơn.

Giúp đỡ tại trường học

Trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn với hành vi tại trường học, và tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến bộ học tập của trẻ.

Hãy nói chuyện với giáo viên của con bạn.

Người lớn mắc rối loạn tăng động giảm chú ý

Nếu bạn là người lớn sống chung với rối loạn tăng động giảm chú ý, bạn có thể thấy những lời khuyên sau đây hữu ích:

  • Nếu bạn thấy khó khăn trong việc giữ tổ chức, hãy lập danh sách, giữ nhật ký, dán nhắc nhở và dành thời gian để lên kế hoạch cho những gì bạn cần làm.
  • Giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thể dục thường xuyên.
  • Tìm kiếm những cách giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc hoặc học các bài tập thở để giảm stress.
  • Nếu bạn có một công việc, hãy nói chuyện với nhà tuyển dụng về tình trạng của bạn và thảo luận về bất cứ điều gì họ có thể làm để giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
  • Nếu bạn đang học ở trường cao đẳng hoặc đại học, hãy hỏi về những điều chỉnh có thể thực hiện để hỗ trợ bạn, chẳng hạn như thêm thời gian hoàn thành bài thi và khóa học.
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ về khả năng lái xe của bạn, vì bạn cần thông báo cho Cơ quan Cấp phép Lái xe và Phương tiện (DVLA) nếu rối loạn tăng động giảm chú ý của bạn ảnh hưởng đến khả năng lái xe.

Tác dụng chữa bệnh của cây Kim ngân

KIM NGÂN

Tên khác:  Dây nhẫn đông, boóc kim ngần

(Tày), chừa giang khằm (Thái) Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Họ Cơm cháy (Capriíòliaceae)

MÔ TẢ

Dây leo, có thân mảnh, lúc non có lông mịn, sau nhẵn, màu nâu đỏ. Lá mọc đối, hai mặt nhẵn trừ mặt dưới có lông nhỏ trên các gân.

Cụm hoa mọc thành xim hai hoa ở kẽ những lá gần ngọn, hoa màu trắng sau chuyển vàng, có lông mịn, thơm, 5 cánh trong đó 4 cánh hợp thành một môi dài, nhị thò ra ngoài tràng, bầu nhọn.

Quả hình tròn, màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 8.

Còn có nhiều loài khác như kim ngân dại, kim ngân lông, kim ngân hoa to, kim ngân lẫn cũng được sử dụng.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, kim ngân phân bố ở châu Á, nhất là vùng Đông Á.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, thường gặp trong rừng thứ sinh, đồi cây bụi.

Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Hoa kim ngân, thu hái khi sắp nở hoặc mới chớm nở, phơi chỗ mát cho khô.

Thân, cành, thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.

Dược liệu hoa kim ngân đôi khi còn được dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoa kim ngân chứa tinh dầu trong đó có a-pinen, geraniol, carvacrol, eugenol; flavonoid gồm luteolin, luteolin-7-glucosid; acid clorogenic; lonicerin, 10ganin…

Cành lá chứa saponin, acid clorogenic.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Nước sắc lá kim ngân cũng có tác dụng tương tự.

Kim ngân còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo kinh nghiệm dân gian, kim ngân là vị thuốc mát được dùng rất phổ biến dưới dạng nước chè để chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sẩy, ban sởi, tả lỵ, viêm nhiệt, thấp khớp.

Liều dùng hàng ngày: 5 – 10g hoa phơi khô dưới dạng nước hãm hoặc 10 – 20g cành lá sắc uống. Có thể nấu dược liệu (chủ yếu là cành lá) thành cao mềm rồi làm viên 0,3g (mỗi viên tương đương với 2 – 3g dược liệu khô). Người lớn uống 6 – 9 viên một ngày, chia làm 3 lần. Trẻ em tùy tuổi uống 1 – 4 viên.

Ở nước ngoài, người ta cất hoa kim ngân lấy nước gọi là “kim ngân hoa lệ” dùng uống mỗi lần 30ml để chữa háo khát, mẩn ngứa, mụn nhọt và bào chê thành dạng thuốc tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt hoặc ra nhiều mồ hôi không nên dùng kim ngân. Nếu uống các chế phẩm kim ngân mà bị tiêu lỏng, chỉ cần giảm liều hoặc nghỉ uống là hết.

BÀI THUỐC

  • Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Kim ngân (20g), bồ công anh (20g), sài đất (20g), ké đầu ngựa (12g). Tất cả cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc kim ngân (20g), đơn mặt trời (20g), đơn tướng quân (10g), ké đầu ngựa (10g), rễ cây vú bò (10g). sắc uống trong ngày. Kiêng chất tanh.

  • Chữa sởi (sởi đã mọc): Kim ngân (16g), rễ sắn dây (12g), mạch môn (12g), sài đất (12g), rau má (12g), hoa kinh giới (10g), cam thảo (5g). Nếu sốt cao, ho nhiều, thêm sinh địa (12g), rễ dâu (12g).

Tất cả cắt nhỏ, sắc uống chia làm 3 lần. Dùng 2 – 3 ngày.

Hoặc kim ngân (16g), lá diếp cá (10g), lá nọc sởi (10g). Sắc uống trong ngày.

  • Chữa viêm phổi: Kim ngân (20g), huyền sâm (20g), sinh địa (20g), sa sâm (16g), địa cốt bì (16g), mạch môn (16g), hoàng liên (12g), xương bồ (6g). sắc uống ngày một thang.
  • Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân (20g), rễ cỏ tranh (20g), cỏ nhọ nồi (16g), hoa hòe (16g), hoàng cầm (12g), liên kiều (12g), chi tử (8g). sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.

Kiểm Tra Tại Nhà Đối Với Ung Thư Đại Tràng

Kiểm tra bản thân cho ung thư đại tràng giờ đây dễ dàng và chính xác hơn. Cologuard là một bộ dụng cụ tự thực hiện cho phép bạn thu thập mẫu phân tại nhà trong sự riêng tư. FDA đã phê duyệt bộ xét nghiệm này vào năm 2014.

Cách Hoạt Động?

Khi bác sĩ của bạn yêu cầu xét nghiệm, một bộ dụng cụ sẽ được gửi đến nhà bạn. Bạn sẽ thu thập một mẫu phân và gửi đến một phòng thí nghiệm trong một hộp đã được trả tiền và có địa chỉ sẵn. Phòng thí nghiệm sẽ gửi kết quả đến bác sĩ của bạn trong vòng 2 tuần.

Xét Nghiệm Này Làm Gì?

Nó xác định xem có máu trong phân của bạn hay không — đây là dấu hiệu phổ biến của ung thư đại tràng hoặc polyp tiền ung thư (các khối u bất thường của mô). Nhân viên phòng thí nghiệm cũng sẽ tìm kiếm các thay đổi DNA trong tế bào liên quan đến ung thư.

Ung thư đại tràng có thể phòng ngừa nếu các polyp tiền ung thư được phát hiện và loại bỏ.

Tôi Có Nên Thực Hiện Xét Nghiệm Này Không?

Nam và nữ từ 45 tuổi trở lên cần hỏi bác sĩ về loại xét nghiệm sàng lọc nào là phù hợp với họ.

Bạn nên thực hiện một xét nghiệm nội soi đại tràng nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Tiền sử gia đình có ung thư đại tràng
  • Đã từng được chẩn đoán ung thư đại tràng hoặc polyp tiền ung thư
  • Các bệnh liên quan đến đại tràng và trực tràng

Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm và camera nhỏ để kiểm tra niêm mạc của đại tràng. Một lợi ích là họ có thể loại bỏ các polyp tiền ung thư trong quá trình thực hiện nội soi.

Các chuyên gia vẫn cho rằng cách tốt nhất để sàng lọc ung thư đại tràng và phòng ngừa bệnh là thực hiện nội soi đại tràng 10 năm một lần. Cologuard nên được sử dụng mỗi 3 năm.

Nếu Kiểm Tra Tại Nhà Của Tôi Phát Hiện Có Dấu Hiệu Nghi Ngờ Về Tiền Ung Thư Hoặc Ung Thư Thì Sao?

Nếu kết quả kiểm tra Cologuard của bạn dương tính, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đại tràng để xác nhận kết quả và loại bỏ bất kỳ khối u tiền ung thư hoặc ung thư nào nếu bạn có.

Nếu Kiểm Tra Của Tôi Nói Rằng Tôi Không Có Ung Thư Đại Tràng Thì Sao?

Bạn vẫn nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo khoảng thời gian được khuyến nghị. Một lựa chọn cho sàng lọc ung thư đại tràng được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị là xét nghiệm DNA trong phân mỗi 3 năm.

Cologuard So Với Các Xét Nghiệm Ung Thư Đại Tràng Tại Nhà Khác Thì Thế Nào?

Các xét nghiệm tại nhà khác yêu cầu bạn chuẩn bị cơ thể. Với Cologuard, bạn không cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay uống thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo (để làm sạch đại tràng) trước khi thu thập mẫu phân. Nó cũng chính xác hơn so với những phương pháp khác.

Trong một thử nghiệm lâm sàng với 10.000 người, Cologuard phát hiện ra nhiều trường hợp ung thư hơn so với một xét nghiệm thường được sử dụng khác, đó là xét nghiệm máu miễn dịch hóa phân. Nghiên cứu tháng 4 năm 2014 đăng trên Tạp chí Y học New England cũng cho thấy Cologuard phát hiện nhiều khối u tiền ung thư hơn cũng như nhiều kết quả dương tính giả hơn so với xét nghiệm máu miễn dịch hóa phân.

Có Nhược Điểm Nào Không?

Cologuard, giống như các phương pháp sàng lọc khác, có thể đưa ra kết quả không chính xác. Nó có thể chỉ ra rằng bạn có ung thư đại tràng hoặc polyp tiền ung thư khi thực tế bạn không mắc bệnh. Hoặc nó có thể nói rằng bạn không có vấn đề tiềm ẩn khi thực tế bạn có, và xét nghiệm chỉ đơn giản là đã bỏ lỡ điều đó.

Một xét nghiệm nội soi có thể bỏ qua polyp, nhưng xác suất rất thấp. Đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ vẫn coi xét nghiệm này là tiêu chuẩn vàng. Do đó, các bác sĩ khuyến nghị thực hiện nội soi cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn đối với polyp hoặc ung thư.

Bảo Hiểm Có Chi Trả Cho Cologuard Không?

Vào tháng 10 năm 2014, Medicare Phần B đã quyết định chi trả cho xét nghiệm này mỗi 3 năm cho những người từ 50 đến 85 tuổi, miễn là bạn không có nguy cơ cao về ung thư đại tràng hoặc triệu chứng của bệnh.

Nếu bạn có bảo hiểm sức khỏe tư nhân, hãy gọi cho nhà cung cấp của bạn để hỏi xem xét nghiệm này có được chi trả hay không.

Cẩn thận để phòng trẻ bi điếc tai do ngộ độc thuốc

Sử dụng loại thuốc kháng sinh như Streptonycin, Kanamycine, Gentamicin, Neomycine đều có thể dẫn đến điếc tai, số thuốc kháng sinh này có tên gọi là loại kháng sinh độc hại tai. Tính độc trong đó mạnh nhất là Streptomycin, nó có thể thông qua cuống rốn tổn hại đến tai trong của thai nhi. Streptomycin là loại kháng sinh đầu bảng làm điếc tai, sau đó mới đến Kanamycine và Gentamicin. Ứng dụng liên hợp các thứ thuốc nói trên, cơ hội gây ra điếc tai nhiều hơn so với dùng riêng một thứ thuốc. Lượng thuốc dùng càng lớn, chủng loại càng nhiều, thời gian càng dài, cơ hội tạo ra tổn hại đến thần kinh thính giác càng nhiều, mức độ tổn hại càng nặng. Theo thống kê, trẻ em trong phạm vi 4 tuổi tỉ lệ bị điếc cao nhất.

Do chức năng bài tiết của trẻ sơ sinh phát triển còn chưa hoàn thiện, thuốc tích tụ nên dễ dàng dẫn đến tổn hại nghiêm trọng tai trong, có em chỉ sau một lần sử dụng thuốc với lượng nhỏ đã dẫn đến điếc. Những thuốc kháng sinh gây độc hại cho tai như Streptomycin, Kanamycine, Gentamicin, Neomycine gây tổn hại đối với thần kinh thính giác là điều không thể chối cãi. Các thuốc kháng sinh như Polymyxini B, Varcocin cũng có độc tính đối với tai ở mức độ khác nhau.

Đối với điếc tai do ngộ độc thuốc, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều triệu đặc hiệu và phương pháp dự tính tin cậy, do vậy làm tốt công tác đề phòng là vô cùng quan trọng.

Phải căn cứ vào chứng bệnh mà chọn dùng thuốc hợp lí. Bệnh chưa đáng phải dùng loại thuốc kháng sinh độc hại tai, thì kiên quyết không dùng. Khi cần thiết phải dùng, cần phải nắm vững lượng thuốc cần dùng, thời gian cần dùng, chọn phương pháp uống lượng ít nhiều lần, tuyệt đối không lấy lượng của người lớn dùng cho trẻ con. Không được đồng thời dùng hai loại kháng sinh độc hại đến tai cùng một lúc. Thời -gian dùng thuốc, đồng thời cho uống vitamin A và vitamin B tổng hợp, có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh có tác dụng kháng độc. Trong thời gian dùng thuốc, phải thường xuyên theo dõi thính lực của trẻ, nếu có hiện tượng ù tai, tê dại xung quanh miệng, thì phải ngừng ngay việc uống thuốc, mời bác sĩ khoa tai kiểm tra và kịp thời điều trị.

Paracetamol (acetaminophen) – Dafalgan, Efferalgan thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol

Tên khác: acetaminophen.

Biệt dược:

Aferadol ® (Oberlin).

Claradol 500® (Roche Nicholas).

Dafalgan ® (Upsa).

Doliprane ® (Theraplix).

Dolko ® (Therabel Cucien).

Efferalgan ® (Upsa).

Geluprane ® (Theraplix).

Gynospasmine ® (Synthelabo).

Mcdgis ® (Smith Kline Beccham).

Oralgan ® (P. Fahre).

Panadol ® (Smith Kline Beccham).

 

Paracetamol • tên thông dụng. Paralyoc ® (Farmalyoc).

Propacetamol (tương tự với paracetamol).

Pro. Dafalgan ® (Upsa).

Tính chất:    paracetamol là một

thuốc giảm đau và hạ sốt thực tế không có tính chất chống viêm ở các liều khuyên dùng; ở các liều đó, tác dụng giảm đau tương tự với acid salicylic.

Chỉ dịnh

  • Để giảm các cơn đau có cường độ vừa.
  • Để hạ nhiệt khi sốt.
  • Với liều thông dụng, paracetamol không có tác dụng chống viêm.
  • Có thể thay thế aspirin cho người bệnh bị dị ứng với dẫn xuất salicylic, đang có rối loạn về đông máu, đang điều trị chống đông theo đường uống (liều lượng có thể hiệu chỉnh) hay có tiền sử loét dạ dày – tá tràng.
  • Paracetamol được dung nạp ở đường tiêu hoá tốt hơn

Liều dùng

Theo đường uống:

  • Người lớn: 0,5 – 1,0 g/lần, 1 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4h (tối đa 3g mỗi ngày trong 3 – 4 lần); không cho dùng liên tục quá 10 ngày mà không theo dõi về y tế.
  • Trẻ em (6 đến 13 tuổi): 15mg/kg mỗi 6 giờ một lần (60mg/kg/ngày).
  • Trẻ em (13 đến 15 tuổi): 0,5g/lần, 1 – 3 lần/ngày mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ (tối đa 30mg/kg/ngày).

Đường trực tràng:

  • Người lớn: 600mg/lần, tối đa 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: 20 – 30mg/kg trong 24 giờ.

Thận trọng

  • Với người lớn, không vượt quá lg/lần và 3g/24 giờ chia làm 3 – 4 lần, cách nhau ít nhất 4h.
  • Tăng khoảng cách các lần dùng lên 8 giờ nếu độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10ml/phút.
  • Không phối hợp với aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Không được dùng quá 10 ngày mà không theo dõi về y tế.
  • Lời khuyên cho người bệnh: hỏi ý kiến thầy thuốc khi bị vàng da, nước tiểu màu vàng sẫm và mẩn da.

Chống chỉ đinh

  • Có dị ứng với thuốc.
  • Biểu hiện suy gan hay suy thận, nghiện rượu mạn tính.

Thiếu máu tan huyết.

Tác dụng phụ (hiếm với liều thông

dụng)

  • Các phản ứng dị ứng ngoài da.
  • ức chế tuỷ xương: thiếu máu, hạ bạch cầu (viêm họng, sốt), giảm thrombin trong máu (chảy máu).
  • Tổn thương,gan: thay đổi kết quả xét nghiệm chức năng gan, viêm gan hoại tử, thường biểu hiện quá liều ở người nghiện rượu và suy dinh dưỡng.

— Đôc với thân: thiểu niêu, đau thắt lưng, cơn đau quặn thận, nước tiểu đục, suy thận (khi dùng kéo dài).

Tương tác:    với các thuộc họ

salicylic và chống viêm không steroid khác (sự phối hợp ố liều cao làm tăng nguy cơ độc cho thận); với các thuốc uống chống đông máu (với liều cao, paracetamol làm tăng tác dụng chống đông); với các thuốc họ barbituric (giảm tác dụng của paracetamol).

Ngộ độc cấp xem ngộ độc paracetamol.

các biệt dược có phối hợp

THÀNH PHẦN. Có rất nhiều biệt dược có chứa paracetamol phối hợp với các hoạt chất khác:

Actifea ®, Actron ®, Afebryl 0, Algisédcd ®, Algotropyl ®, Arhum ®, Calgluquine ®, Céfaline ®, Céquinil ®, Claradol     ®,       Codoliprane    ®,

Contragrippine ®, Coquelusedal ®, Di. Antalvic ®, Fébrectol ®, Fébrispir ®, Fervex ®, Gélumaline ®, Gynospasmine ®, Hexapneumine ®, Humex ®, Hyrvalan ®, Lamaline ®, Latépyrìne ®, Libradol ®, Lindilane ®, Malgis ®, Meusuosedyl ®, Novacétol ®, Orcdgan ®, Panadol ®, ProntaLgine ®, Propofan ®, Rectoplexil       ®,

Rhinofébral ®, Rinurel ®, Rinutan ®, Salgydal ®, Sédarène ®, Sédigrippal ®, Supador ®, Suppomaline ®, Toplexil ®, Trophirès ®, Véganine ®, Veralydon ®.

Phân tích và điều trị Chứng thai hàn

Chứng thai hàn là tên gọi chung cho những chứng hậu ở người có thai thể trạng vốn dương khí bất túc, âm hàn thịnh ở trong, sau khi mang thai không được nuôi dưỡng ấm áp gây nên thai động không yên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nuốt nước chua, mửa ra nước chua hoặc buồn nôn, trướng bụng ỉa chảy, thai động không yên, lưng bụng lạnh đau rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tượng Trầm Trì.

Chứng thai hàn thường gặp trong các bệnh Thai động không yên, Nhâm thần thai bất trưởng, Tiểu sản, Bán sản, Hoạt thai…

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Thận khí hư, chứng Nhâm thần hàn trúng Thiếu âm chứng.

Phân tích

– Chứng Thai hàn là một chứng hậu chỉ gặp trong thời kỳ mang thai. Chứng này nếu xuất hiện lúc thai động không yên, biểu hiện lâm sàng như mục Phụ nhân qui sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Thai khí bị hàn mà không được yên, chứng trạng hoặc là nuốt nước chua mửa nước chua, hoặc là nôn mửa trướng đầy, hoặc là ưa nóng sợ mát, hoặc là bên dưới bị lạnh đi ỉa lỏng, mạch phần nhiều Trầm Tế, hoặc là chứng không có hỏa mà thai động không yên”, đó là do thể trạng vốn dương hư, hàn từ trong sinh ra, sau khi có thai mất sự nuôi dưỡng ấm áp gây nên; Điều trị nên ôn dương tán hàn an thai, cho dùng bài Lý âm tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư).

– Chứng Thai hàn xuất hiện trong thời điểm mang thai phát triển không tốt, đặc trưng lâm sàng là mang thai được vài tháng, tử cung to lên rõ rệt hoặc nhỏ hơn với số tháng thụ thai, sự lớn nhỏ của thai nhi không phù hợp với tháng thụ thai, mặt khác còn kiêm các chứng trạng cơ thể lạnh, tay chân lạnh, bụng dưới và vùng lưng lạnh đau, gặp ấm thì đỡ, đầu các ngón tay chân không ấm, hoặc nôn mửa ra rãi trong, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mà trơn, mạch Trầm Trì; Đây là do hạ nguyên bất túc, mạch Xung Nhâm bị hư hàn, hoặc ăn quá nhiều đồ sống lạnh khắc phạt dương khí, dương suy âm thịnh, huyết lạnh, bào cung lạnh đến nỗi “Một mình âm thì không lớn được” (độc âm bất trưởng),điều trị nên ôn dương tán hàn, dưỡng huyết trợ thai, cho uống bài Trưởng thai bạch truật tán (Diệp thị nữ khoa chứng trị).

– Chứng thai hàn xuất hiện trong các trường hợp đọa thai, tiểu sản, bán sản, hoạt thai, lâm sàng thường thấy biểu hiện thai động không yên trước tiên, tiếp sau đó mới đọa thai; mục Phụ nhân khoa sách Minh y chỉ trưởng viết: cho dù thụ thai, nhưng bào môn Tử hộ bị hư hàn thì thụ thai không chắc chắn… nhẹ thì thai động không yên, nặng thì ba – năm – bẩy tháng bị đọa”. Đọa thai, Tiểu sản, Bán sản đều thuộc loại có thai ngày tháng tuổi bất túc, thai đọa tụt ra,nguyên nhân thời gian đọa thai không giống nhau, cho nên tên bệnh cũng khác nhau. Mục An thai sách Diệp thị nữ khoa – chứng trị viết: “Thụ thai 3 tháng, chưa hình thành mà thai đã ra là đọa thai – có thai 5 tháng mà bị đọa thai là Tiểu sản. Bẩy tháng mà bị đọa thai là Bán sản”. Nếu có thai nhiều lần cũng bị đọa nhiều lần, nghĩa là quá ba lần trở lên gọi là Hoạt thai. Đặc điểm lâm sàng thường là “Đúng kỳ mà đọa”, điều trị nên ôn dương làm bền từ gốc, cho uống bài Bổ Thận cố xung hoàn (Trung y học tân biên).

Chứng thai hàn thường do dương hư hàn từ bên trong ảnh hưởng tới sự vận hành của khí huyết hoặc có kiêm các chứng đình ẩm, tích ẩm làm nghẽn trệ khí cơ. Nếu Hàn với khí cùng chọi nhau mà nghịch lên thì là chứng hậu thai hàn khí nghịch có thể dẫn đến chứng Tử huyền; Sánh Nữ khoa chỉ trưởng viết: Chứng Tử huyền… do vốn có hàn khí đến nỗi làm cho đình ẩm bị hàn tác động tranh dành với khí, cho nên chứng trạng Tâm phúc trướng đầy”, chủ yếu có thể gặp các chứng trạng ngực bụng trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh ưa ấm, chân tay không ấm v.v…

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Thận khí hư với chứng Thai hàn: gốc bệnh của chứng là ở Thận; Khí thuộc Dương, vì thế chứng Thận dương hư thường do chứng Thận khí hư phát triển nên, do đó biểu hiện lâm sàng của hai loại này gần giống nhau. Nhưng chứng Thai hàn ngoài những chứng trạng có thể gặp của chứng Thận khí hư như váng đầu ù tai, lưng gối yếu mỏi, thai động không yên, bụng dưới sa trệ, tiểu tiện vặt nhất là đêm đi tiểu nhiều lần, nên có cả đặc trưng âm hàn nội thịnh như bụng lạnh đau, ỉa chảy trướng bụng mạch Trầm Trì. Điểm phân biệt chủ yếu là: Chứng Thai hàn tất phải có hiện tượng Hàn, chứng Thận khí hư thì hiện tượng hàn không rõ lắm. Chứng Thận khí hư điều trị nên ích Thận bổ hư, thường dùng bài Thọ thai hoàn (Y học trung trung tham tây lục). Chứng Thai hàn điều trị nên ôn dương tán hàn, phần nhiều dùng Lý âm tiễn.

– Chứng có thai hàn trúng Thiếu âm với chứng Thai hàn: Cả hai đều ở trong thời kỳ đang mang thai, vì Bào cung bị hàn lạnh dẫn đến thai nguyên không yên; Nhưng loại trên là phong hàn từ ngoài mà vào xâm nhập Thiếu âm Thận kinh, đặc điểm lâm sàng như mục An thai sách Diệp thị nữ khoa chứng trị viết: “Đang tháng có thai, đột ngột cảm phong tà của Thiếu âm, sợ lạnh nằm co, chân tay quyết lạnh”. Loại sau là do Thận dương bất túc hoặc dùng thức sống lạnh khắc phạt dương khí, hàn từ trong sinh ra, cũng không có bệnh sử về cảm mạo phong hàn, biểu hiện lâm sàng là bụng dưới và vùng lưng lạnh đau, đầu ngón tay chân không ấm, đồng thời có kiêm chứng nuốt chua, nôn ọe trướng bụng, ỉa chảy v.v.. có thể phân biệt.

Trích dẫn y văn

– Thai khí bị lạnh mà không yên… cũng nên xem xét tới bình thường Tạng khí vốn như thế nào (Phụ nhân qui – Cảnh Nhạc toàn thư).

– Câu hỏi thứ năm: Thai lạnh bụng trướng hai bên sườn có tiếng sôi nhẹ. Dưới rốn lạnh đau muốn đi lỏng, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện hư hoạt là tại sao ? Trả lời: Thai khí đã hình thành, đã ra hình dáng đứa trẻ, hoặc là ăn dưa quả ngọt bùi, có lúc lại uống lạnh, hóng gió lấy mát, nhiễm cái khí không bình thường làm cho cái thai, đứa trẻ không yên nơi chốn, đầu lông tóc, co cứng gân xương, chân tay giật, đến nỗi người mẹ bị chứng nguy hiểm, phải uống ngay An thai hòa khí tán (Phụ nhân môn – Trùng đính Nghiêm thị Tế sinh phương).

Mạn kinh tử

Tên khoa học:

Vitex trifolia L. Họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae)

Tên khác: Hột quan âm.

Mô tả:

Cây Mạn kinh tử
Cây Mạn kinh tử

Mạn kinh tử là một cây nhỏ hay nhỡ, mùi thơm, có thể cao tới 3m. cành non có 4 cạnh, có lông mềm bao phủ. Lá kép và thường gồm 3 lá chét. Có thứ chỉ có 1 lá chét (var. unifoliata). Trên cùng một cành nhiều khi phía trên hay phía dưới có lá đơn, chỉ gồm 1 lá chét. Cuống gầy hơi tròn có lông, dài 1 – 3cm, lá chét không cuống phiến lá chét hình trứng ngược hay hình cám dài 2,45 – 9cm, rộng 1 – 3cm, phía dưới hẹp lại. Mặt trên nhẵn, mặt dưới nhiều lông trắng. Những lá chét hai bên nhỏ hơn, gân không nổi rõ. Hoa màu lơ nhạt, dài 13 -14mm, mọc thành chùy xim ở đầu cành, nhiều khi phía dưới có lá. Quả hình bầu dục có rãnh, đầu hơi dẹt, rộng chừng 6mm, được che kín quá nửa bởi đài phát triển và tồn tại. Mạn kinh tử có hình dáng rất đặc biệt. Hình cầu đường kính 5 – 6mm, mặt ngoài màu nâu đỏ đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro (nếu soi kính sẽ thấy lông). Trên đỉnh có chỗ hơi hõm xuống. Phía cuống có đài tồn tại 1/2 – 2/3 quả, phía trên đài chia 5 hay 2 thùy. Vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, chất nhẹ nhưng chắc, cắt ngang trông như có dầu, màu trắng có 4 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Vị đắng mùi thơm đặc biệt.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y:
+ Dùng Mạn kinh tử thì bỏ tai, tẩm rượu một lúc, đồ chín độ 3 giờ, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận)
+ Bỏ tai, giã nát dùng (Bản Thảo Cương Mục)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Sấy bỏ tạp chất, dùng sống (thường dùng).
+ Tẩm rượu sao qua dùng trong trường hợp phong thấp, co giật.
+ Hạt, lá làm gối gối đầu để trị đau đầu, nhức mỏi.

Màn kinh tử
Mạn kinh tử

Thành phần chủ yếu:

Quả có tinh dầu, trong tinh dầu có Cam phen, pinen, ditecpen alcool và tecphenilaxetat, có ancaloit, vitamin A.

Liều lượng thường dùng:

4 -16g.

Chú ý lúc dùng thuốc:

Dùng thận trọng đối với bệnh nhân đau đầu, đau mắt đỏ do huyết hư. Có tác giả dùng Mạn kinh tử và mở gấu lượng bằng nhau trộn với giấm thanh bôi vào tóc làm cho tóc đen và dài ( theo sách Thanh Huệ Phương).

Khí vị:

Vị đắng, cay, hơi ôn, không độc, khí vị thanh bạc, tính nổi mà đưa lên, thuộc loại dương dược, lại có thuyết nói âm ở trong dương, thuốc của kinh Thái dương, lại vào kinh Túc quyết âm, cả Túc dương minh, ghét Ô đầu, Thạch cao.

Chủ dụng:

Chữa gân xương hàn nhiệt thấp tê co quắp, chữa nhức đầu thuộc kinh Thái dương, chảy nước mắt, mắt mờ, lợi khớp xương, ù ù trong đầu, thông 9 khiếu, trừ trúng độc, tan phong thấp, làm sáng mắt, răng lung lay thì vững lại.

Cấm kỵ:

Vị hư thì cấm uống vì sinh ra đờm, chứng nhức đầu vì huyết hư dùng nó bệnh càng thêm nặng.

Nhận xét:

Mạn kinh tử bẩm thụ dương khí để sinh hóa theo hành Kim mà thành ra, mùi vị đắng, cay, ôn tán cho nên nó chủ chữa tà khí phong hàn thấp nhiệt và bệnh của 3 kinh Túc thái âm, Túc quyết âm và Túc dương minh.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Lan thất bí tàng”

Bài Trợ dương hòa huyết thang

Mạn kinh tử l,2g, Bạch chỉ 0,8g, Phòng phong 2,5g, Đương quy 2g, Sài hồ 2g, Thăng ma 2,5g, Hoàng kỳ 4g, Cam thảo 2g. Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa nhiệt tà ủng tắc ở trên, mắt kéo màng trắng, nhiều ghèn và nước mắt, không đau nhưng khô rít khó mở mắt, hoa mắt, mắt không tỏ do uổng quá nhiều thuốc đắng lạnh.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Phòng phong thược dược bạch chỉ thang Phòng phong 30g, Hồng hoa 10g, Tế tân 3g, Xuyên khung 15g, Cúc hoa 15g, Bạc hà 10g, Bạch thược 30g, Bạch chỉ 15g,

Mạn kinh tử 10g, Liên kiều 15g, Sinh Thạch cao 30g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, khứ ứ thông kinh. Chữa đau đầu do mạch máu.

Gia giảm: Nhức trán nhiều thêm Cát căn, Thăng ma. Mé trái đau nhiều thêm Cảo bản, Độc hoạt. Sau gáy đau nhiều thêm Khương hoạt, Ma hoàng. Đỉnh đầu đau nhiều thêm Long đởm thảo, Trân châu mẫu. Váng đầu thêm Ngưu tất, Hạ khô thảo, Hoàng tinh. Mất ngủ nhiều thêm Bá tử nhân, táo nhân. Mất ngủ kèm mộng mị thêm Dạ giao đằng, Hợp hoan bì. Kèm nóng ruột thêm Trúc diệp, Liên tử tâm, ăn kém thêm Tiêu tam tiên, Thảo đậu khấu.

“Những bài thuốc tâm huyết..

Bài Đầu thống phương Bạch thược 10g, Hoàng cầm (sao Rượu) 8g, Cúc hoa 10g, Mạn kinh tử 6g, Sinh Địa hoàng 15g, Đương quy 10g, Cam thảo 6g, Xuyên khung 5g.

Gia giảm: Hai mắt và đỉnh đầu chướng đau có thể gia Thạch quyết minh 15g; Phía trước trán chướng đau và thấy mạch đại, rêu lưỡi vàng gia Sinh Thạch cao 30g; Trung tiêu có thấp tà, vùng bụng trướng đầy hoặc Can Đỏm có phong nhiệt phạm Vị gây nôn mửa thì bỏ Sinh địa, Cam thảo, gia Bán hạ 8g, Quất hồng 6g, Phục linh 10g. Có tà khí phong nhiệt không tuyên giáng được gia Sinh Long cốt 15g, Sinh Mẫu lệ 25g. Phong tà quấy rối dai dẵng đau đầu không chịu nổi thì hòa thêm 6g bột Toàn yết vào nước thuốc uống. Phong tà và thực hỏa theo đường mạch của Đởm xông ngược lên đường gân ở cạnh cổ và phía sâu Tai căng đau thì bỏ Sinh địa, Xuyên khung, Cam thảo, gia Đởm nam tinh 6g, Cương tàm 10g, Câu đằng 10g. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, trừ phong. Chữa đau đầu mà trướng lâu ngày không khỏi, thuộc âm hư phong nhiệt xông lên trên, Tâm phiền, sợ gió, phát sổt, miệng ráo, mắt chướng đau.