Chứng nầy thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Biểu hiện bên ngoài là sắc mặt nhợt nhạt, mí mắt như bị phù thủng, ăn uống không ngon, sức khỏe kém, phát dục trễ, dễ bị nhiễm các bệnh ở đường hô hấp.
Món 1: CANH CÁ DIẾC VỚI BÍ ĐAO
Nguyênliệu:
- Cá diếc 250gr
- bí đao 500gr.
Cách chế biến:
Cá diếc đem về rửa sạch, móc mang đánh vảy bỏ ruột, rửa lại thật sạch vùng bụng. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột rửa sạch xắt miếng, nấu canh cá. Chú ý: khi thịt cá chín bí mềm rục là được, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
Cách ăn: Dùng để ăn cơm, nên uống canh và ăn thịt cá.
Món 2: CANH CÁ CHÉP ĐẬU ĐỎ, BÍ ĐAO
Nguyên liệu:
- Cá chép 250gr
- bí đao 50gr
- đậu đỏ 30gr.
Cách chế biến:
- Cá chép tươi đem về đánh vảy, móc mang mổ bỏ ruột rửa thật sạch, bí đao gọt vỏ rửa sạch xắt miếng, đậu đỏ ngâm nước nóng độ nửa tiếng.
- Ba loại nguyên liệu trên bỏ vào nồi đổ nước vừa đủ nấu canh nêm nếm vừa ăn.
Cách ăn: Uống nước canh, ăn cá và bí đao.
Công hiệu: Trị phù thũng, lợi tiểu.
Món 3: SƠN DƯỢC XÀO VỚI TỬ HÀ XA
Nguyên liệu:
Sơn dược tươi, Tử hà xa mỗi loại 50gr.
Cách chế biến:
Sơn dược, tử hà xa rửa sạch xắt miếng đem xào cho thêm giấm, nước tương gia vị, nêm nếm vừa ăn.
Cách ăn: Là món xào ăn với cơm.
Công hiệu: Bổ thận, tiêu thũng.
Món 4: CHÈ TANG CÚC ĐẬU XANH
Nguyên liệu:
- Tang bạch bì 30gr
- Bạch cúc hoa 9gr
- đậu xanh 60gr.
Cách chế biến:
Đậu xanh rửa sạch nấu chung với Tang bạch bì và hoa cúc trắng (loại mua ở tiệm thuốc Bắc) đến khi đậu xanh chín nhừ ta cho đường cát vào.
Cách ăn:
Dùng như chè uống nước ăn cái. Không cho bất kỳ chất hóa học nào làm mềm đậu như muối diêm…
Công hiệu: Tiêu thũng, bổ phổi, lợi tiểu.