Có rất nhiều phụ nữ sau khi thổi tắt ngọn nến sinh nhựa lần thứ 40, thì tự cho rằng mình đã vượt qua nửa chặng đường của cuộc đời, bởi thế không cần quan tâm làm đẹp. Thực ra cách suy nghĩ này rất không chính xác. Trên thực tế, nhiều phụ nữ hưởng được hạnh phúc lớn nhất đều ổ tuổi trung niên, vì lúc này con cái đều đã được trưởng thành , không còn phải lo toan nhiều như trước. Lại còn có sự tích lũy của kinh nghiệm cuộc sống lâu dài, nhu cầu của nội tâm và bên ngoài thế giới ngày càng hòa nhịp hơn, và tỏ ra minh trí mà đạm bạc hơn, cảm giác về tự mình lạị khá hơn nhiều so với thời tuổi trẻ, nhưng rất tiếc nhiều người không ý thức rõ về điểm này.
Với những lứa tuổi khác nhau đều có những niềm vui và cuộc sống khác nhau. “Người đến tuổi trung niên” câu này không có nghĩa là “Trên con đường xuống dốc” về vẻ đẹp, Nhiều người phụ nữ trung niên lúc đi chợ mua thức ăn, hay bị gọi là “bắc” hoặc “bà cụ”, đều cảm thấy khó chịu trong lòng, nhưng sau khi quà trang điểm, được người ta sửa lại cách gọi là “chị”, lúc ấy sẽ có cầm giác hồi phục lại sức sống thanh xuân, và trẻ tuổi trở lại.
Hãy yêu thích vẻ đẹp: Bước vào giai đoạn thanh xuân mới của bạn.
Dương Quí Phi thiên về bảo vệ làn da tự nhiên
Dương Quí Phi là một mỹ nhân cổ đại có rất nhiều về sắc thái truyền kỳ. Dáng vẻ đẫy đà của Dương Quý Phi hoàn toàn khác hẳn với cơ thể nhẹ nhàng, có thể múa trên lòng bàn tay của Triệu Phi Yên, Hoàng Hậu Hán Thành Đê. “Hoàn Phi Yên xấu”, câu nói đó phân biệt đại biểu về hai loại hình khác nhau của mỹ nữ thời cổ đại về vẻ đẹp của Dương Quí Phi, trong “Tân Đương Thư” nói. là “Tư chất thiên đỉnh”, cũng như “Trường Hận Ca” của Bạch Cư Dị từng viết là “Thiên sinh lệ chất”. Dương Quí Phi là một nhân vật sắc nghệ song toàn trong tập đoàn hôn nhân của họ Lý, Võ, Vĩ, Dương giai cấp thống trị cao nhất của thời kỳ đầu đời Đường. Năm khai nguyên hai mươi ba (tức năm 735 công nguyên) Dương Ngọc Hoàn được sắc phong làm phi tử của Thọ Vương Lý Mạo con thứ ba của Huyền Tông. Năm Khai Nguyện hai mươi lăm Võ Huệ Phi, người được Đường Huyền Tông sủng ái nhất qua đời. Tuy rằng hậu cung có ba ngàn giai nhân, nhưng không một ai hợp ý Huyền Tông. Trong lòng bỗng như thiếu mất đi những gì, thế là. Huyền Tông sai nội thị Cao Lực Sĩ tìm kiếm gịại nhận ngọài cung, thi tìm được Thọ Vương Phi Ngọc Hoàn, nhưng nếu như trực tiếp rước con dâu vào cung, dù sao cũng chẳng ổn, thế bèn với lý do truy sắc phong Thái Hậu cho Huệ Phi, Dương Ngọc Hoàn dược tế độ thành nữ tu đạo sĩ, dọn về ở Thái Chân Cung trong Hoàng cung hiệu gọi “Thái Chân”.
Năm thứ tư Thiên Bảo, chính thức sắc phong Dương Thái Chân là Quý Phi; lúc bấy giờ Dương Quý Phi khoảng 27, 28 tuổị đang là lứa tuổi đẹp như bông hoa, thảo nào Thái Huyền Tông phải lòng và say mê Dương Quý Phi.
Trong năm, sáu năm làm đạo sĩ, Dương Ngọc Hoàn đã xa rời thói quen trang điểm đậm rực như quá khứ, không bị tác hại bởi phấn trắng chỉ lúc bấy giờ, da dẻ từng bị tổn thương do trang điểm, cũng hồi phục lại dần trong thời gian này. Với da dẻ trắng trẻo, mềm mại tự nhiên nàng đã hơn các giai nhân ba cung lục viện, giành được sự sủng ái của Huyền Tông.
Mộc dục suối nóng và vỗ nhẹ trên da
Căn cứ ” Đường Lục Điển” có ghi lại rằng: ở phía tây Ly Sơn có một suối nóng, tương truyền từ đời Hán. Tuy rằng nước suối nóng có thể khử trừ tà khí, miễn trừ bệnh dịch. Sau khi xây dựng triều đại Đường, thì cũng xây Cung Ôn Tuyền tại đây, nơi này Chúa thường hay đến ở. Trong suối nóng gồm chất lưu Hoàng, và các khoáng chất khác, có thể chữa các bệnh ngoài da, và trừ hàn khử phong. Chữa bệnh bằng nước suối nóng là truyền từ y phương của Thiên trúc (Ấn Độ thời cổ) vào giữa đời Hán, phong trào tắm nước suối nóng rất thịnh hành trong cung quí tộc. Bắc Triều đời Đường cho xây cung ôn Tuyền chính là thừa kế phong tục của Bắc Triều. Đường Tuyền Tông đến Thanh Hoa Trì, thông thường vào mùa đông hoặc vào thời tiết xuân hàn.
Dương Quí Phi tắm nước suối nóng là lợi dụng những chất khoáng thiên nhiên trong nước suối để làm cho da dẻ trắng nõn.; Ngoài ngâm mình trong nước suối có tác dụng làm đẹp da dẻ, Dương Quý Phi còn không ngừng dùng tay vỗ nhẹ trên da dẻ toàn thân, đặc biệt chú ý hơn là da dẻ vùng mặt. Trên mặt chúng ta, chằng chịt những huyệt đạo thông đến toàn thân, vỗ nhẹ những huyệt đạo nầy, có thể kích thích nội tạng, đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu, tăng cường cơ năng da dẻ.
Dáng vẻ Dương Quý Phi đẫy đà mà không phì nộn, da dẻ mịn màng, mềm mại mà không xanh xao. Trong lúc này ngồi lặng yên trong nước suối, da dẻ bị kích thích bởi dòng nước suối, khiến nàng càng đẹp đẽ hơn.
Thời đại lúc ấy, những phụ nữ thường lại trang điểm dung mạo tự mình ra sao ? Họ có thể có được làn da như Dương Quý Phi không ?,
Trang điểm đậm hại da dẻ
Phấn thơm đời Đường có thể chia làm hai loại, một loại lấy chì làm nguyên liệu, gọi là phấn chì, vì chì có sức bám phụ mạnh hơn, do đó thời ấy phấn trang điểm chế bằng gạo đều có pha trộn phấn chì với tỷ lệ nhất định, Và một loại khác lấy chu sa làm nguyên liệu, để nhuộm hồng phấn, ngoài phấn thơm ra, còn gọi là phấn má hồng, là chất tổng hợp của thủy ngân và lưu Hoàng, hoặc gọi là Ngân chu, ở đời Đường, phụ nữ đều thích dùng phấn thơm và phấn má hồng để trang điểm cho mình, nhưng loại phấn dùng lâu ngày, sẽ bị ngộ độc chì và thủy ngân, để. lại những đốm chấm màu nâu trên mặt, thậm chí nguyên vùng mặt đều là bot nâu. Phụ nữ đời Đường thích trang điểm đậm rực rỡ đã trở thành một phong trào lúc bấy giờ, sách “Trang Lâu Ký” có viết rằng: Nhiều thị nữ của Thương Thư Trương Kiển Phóng ưa đọc sách, có người mượn sách cho họ đọc, trên sách thường để lại dấu vết phấn thơm, má hồng của ngón tay, những phấn dư trên đầu của ngón tay vẫn còn có thể để lại dấu vết trên sách, thì có thể biết được họ trang điểm đậm thế nào. Trang điểm đậm lâu ngày làm cho da dẻ dễ bị lão hóa, thường chưa đến 40 tuổi, trên mặt đầy những đốm chấm và nét nhăn. Từ đó mà tuyệt đối không thể xem nhẹ sự nguy hại của mỹ phẩm gồm chất độc tính,
Nếu có thể vứt bỏ những cái đẹp ngụy tạo do trang điểm nặn ra, một thời gian sau, da dẻ nhất định sẽ hồi phục lại tươi đẹp vốn có, nếu như muốn da dẻ trở lại mịn màng, mềm mại thì ắt phải bắt đầu từ bỏ mỹ phẩm có độc hại. Chị của Dương Quý Phi Hiệu Quốc Phu Nhân là người hiểu biết sâu sắc về đạo lý trên, nàng là một mỹ nhân làm đẹp không bằng cách trang điểm đậm rực, mà giỏi về biểu hiện da dẻ trắng mịn, mềm mại của mình bằng trang điểm nhẹ nhạt, nàng từng phớt nhẹ trang điểm, cưỡi ngựa vào cũng đem lại cho người tạ một luồng không khí khỏe đẹp mới lạ.
Thức ăn làm đẹp thường dùng của Dương Quý Phi
Phàm là phụ nữ thích làm đẹp, nhất định mong được biết Dương Quý Phi thường hay dùng những thực phẩm gì và tắm gội bằng mỹ phẩm gì. Các bạn đừng nóng vội hãy nghe kể:
(Lệ Chi) Dương Quý Phi sinh ở Tứ Xuyên, từ nhỏ đã thích ăn quả Lệ chi (trái vải) thơm ngọt vừa miệng, đến khi vào cung, sở thích ăn quả lệ chi tươi vẫn không thay đổi. Màu sắc, vị ngọt thơm của quả Lệ chi, đều thuộc loại tốt, nhưng cơm lại rất mềm non, nên không thể để lâu được. Trong “Lệ Chi Đồ Tự” Bạch Cư Dị có nói: Nếu rời cành cây một ngày, thì quả Lệ chi đổi màu, hai ngày thì đổi mùi, ba ngày đổi vị; bốn, năm ngày sau sắc vị thơm đều mất. Tuy rằng câu nói trên hơi có khuếch đại, nhưng đại thể cũng chẳng khác biệt nhiều. Quả Lệ chị sản xuất ở Quảng Động, Phúc. Kiến có chất lượng rất tốt. Mỗi năm đến mùa Lệ chi chín, Đường Minh Hoàng đều lệnh cho các kỵ sĩ lên đường ngày đêm để đưa quả Lệ chi tươi từ Quảng Đông, Phúc Kiến đến thủ đô Trường An cho Dương Quý Phi.
Quả Lệ chi chứa rất nhiều chất Prô-tê-in, chất béo, sinh tố B, sinh tố A và vi lượng nguyên tố Ịân và sắt. Lệ chi vị ngọt tính bình không độc, ích tâm tỳ, dưỡng can huyết, trừ phiền ôn, ích da dẻ, là loại trái cây thơm ngon ngọt tuyệt diệu hiếm có, (Nhân sâm) Mỗi sáng sớm Dương Quý Phi dùng một ít canh sâm. Cách này các triều đại cung đình và các nhà giàu có thường dùng. Theo y án của cung đình thời Thanh ghi lại rằng: Mỗi buổi sáng sớm Từ Hy Thái Hậu đều ngậm một chỉ Nhân sâm.
Dùng Nhân sâm để bổ ích cơ thể, phòng chống, bệnh tật, hiện nay đang được các nhân sĩ trong và ngoài nước chọn dùng. “Thần Nông Bản Thảo Kinh” liệt Nhân sâm vào vị thuốc Thượng phẩm, cho rằng Nhân sâm có công năng “Bổ ngũ tạng, an tinh thần, minh mục, khai tâm ích trí”. Hiện nay con người đã nghiên cứu và chứng minh rằng, Nhân sâm có thể nâng cao sức công tác con người, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng của cơ thể để đối phó với các loại bệnh tật ác liệt, tăng cường sức thích ứng với sự biến hóa của thời tiết. Thường dùng Nhân sâm với lượng ít để tu bổ làm khỏẹ cơ thể, là có cặn cứ đạo lý về khoa học.
Theo sách ghi lại rằng, mỗi ngày lúc vua Tự Quang đến vấn an Từ Hy Thái Hậu, đều phải kiểm tra lại xem Nhân sâm có đủ dùng hay không, từ đó biết được cung đình đời Thanh rất coi trọng về việc dùng Nhân sâm.
Dương Quý Phi có lệnh cho người đem Trân châu, Bạch ngọc, Nhân sâm nghiền mài thành bột, trộn đều với bột sắn dây thượng hạng, ban đêm dùng thoa mặt, thành một lớp mặt nạ, rửa đi trước khi đi ngủ. Mặt nạ với bột thuốc hỗn hợp này không những có thể khử vàng, làm cho da dẻ tươi mịn, mềm mại và dồi dào sức đàn hồi, mà còn có thể hút ra các chất bụi dơ trong lỗ chân lông và tế bào biểu bì đã chết, làm sạch và duy trì da dẻ trắng nõn.
(Tử Thảo) Thuộc loại thực vật khoa Tử Thảo, vị đắng tính hàn, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết và thanh nhiệt. Theo “Danh Y Biệt Lục” thì có thể “Thông thủy đạo, chữa đau sưng tấy, làm thành dạng cao, chữa mụn nhọt trẻ em và mọng đỏ trên mũi”. Tử Thảo sắc uống có thể chữa nhọt độc phong nhiệt, và tác dụng thông ruột, cho nên những người đi tiêu lỏng, tiêu chảy kiêng không được dùng.
(Tang Diệp, Tiêm ma) Đây là những lá thực vật chứa nhiều diệp lục tố, có thể chấn chỉnh thần kinh, đẩy mạnh sự tái sinh của da dẻ, rất có hiệu quả về làm đẹp da dẻ. Trước khi tắm gội, Đương Quí Phi thường đem lá Tang diệp (lá dâu tằm), Tiêm ma ngâm trong nước một thời gian rồi vớt bỏ lá dùng nước tắm gội: Sử dụng thang Mộc dục tuyệt hay này có thể làm cho da thịt sạch mịn, mềm mại.