PHƯƠNG CÁT THỊ TRỊ TÓC VÀNG
(“Y Tâm Phương”)
Hiệu quả:
Khiến cho tóc vàng trở lại đen.
Thành phần dược liệu:
Ngô đồng.
Cách thực hiện:
Đem Ngô đồng đốt cháy thành tro, pha trộn với sữa người. .
Cách dùng:
Dùng thuốc bôi lên tóc.
Giải thích:
Lý Thời Trân nói trong cuốn “Bản thảo cương mục” rằng: Cây ngô đồng nơi nơi cũng có, cây giống cây Đồng nhưng vỏ cây xanh không sần sùi gấp nép thân cây không có mắc, mọc thẳng, lá như lá cây Đồng nhưng hơi bé hơn, trơn tru, nhưng có đầu nhọn, nhụy bông nhỏ, rũ xuống như bộc. Quả dài hơn ba thốn, do năm phiến hợp thành, chín già thì nứt ra như cái ki. Lại nói rằng Ngô đồng tử “giã lấy nước, nhổ đi tóc bạc, rồi dùng thuốc bôi lên, nơi đó sẽ mọc lại tóc đen”. Căn cứ trong “Bản thảo cương mục” ghi lại rằng: cây ngô đồng vỏ trắng “đem đốt cháy thành tro, rồi hòa với sữa người bôi lên tóc, tóc vàng hoe sẽ trở lại đen”, bởii thế Ngô đồng trong phương này phải là Ngô đồng vỏ trắng. Sữa người là do âm huyết hoa sinh ra, có thể tư nhuận tóc. Nhị hợp dùng có thể nhuận tóc, đen tóc. Sau khi dùng phương thuốc này bôi tóc, có thể khiến cho tóc trở thành đen và óng mượt.
TANG BÌ BÁ DIỆP THANG
(“Thái Binh Thánh Huệ Phương”)
Hiệu quả:
Chữa trị chứng huyết hư tóc không mềm mại đen mượt. Dùng dầu gội đầu thường xuyên, tóc sẽ mượt.
Thành phần dược liệu:
Tang bạch bì, Bạ diệp mỗi thứ 500gam.
Cách thực hiện:
Đem hai vị thuốc trên sắc nhỏ, rồi ngâm vào trong nước cho mềm, sau đó đem nấu sôi 5 đến 6 lần, vớt bỏ bã thuốc là thành.
Cách dùng:
Dùng nước gội đầu.
Giải thích:
Trung y cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra tóc khô vàng là vì do huyết hư vì tóc mất đi phần dinh dưỡng. Nội bộ của tóc chứa đầy phần nước và phần dinh dưỡng. Khí huyết lực không đủ, lúc phần huyết cung cấp cho tóc bị giảm bớt, thì tóc sẽ vì thiếu phần nước và phần dinh dưỡng mà trở thành vàng khô.
Phương thuốc này là một nghiệm phương chuyên dùng chữa chứng tóc vàng khô do huyết hư gây ra. Trong phương, Tang căn bạch bì có vị ngọt, tính hàn, danh y đời Nguyên Lý Đông Viên nói rằng: Ngọt dùng để có sự bất túc củạ nguyên khí mà bổ hư (“Dụng Dược Pháp Tượng”). Trong “Thần Nông bản thảo kinh” nói: Tang căn bạch bì có thể chữa “Thương trung, ngũ lao lục cực, dinh sấu, băng trung mạch tuyệt, bổ hư ích khí”. Khí huyết đầy đủ thì tóc tự nhiên mượt mà. Bá diệp tức là Trắc bá diệp tươi có thể tư âm, đen tóc, mọc tóc. Nó là vị thuốc dùng chữa chứng tóc vàng khô. Như trong cuốn “Thái Bình Thánh Huệ Phượng” dùng Bá diệp tươi (sắc nhuyễn) hòa với mỡ heo, làm thành những viên thuốc lớn cỡ như viên bi, khi dùng’ lấy nước vo gạo ngâm thuốc viên cho tan rồi dùng gội đầu, chữa chứng tóc vàng hoe, sau một tháng sử dụng tóc sẽ đen mượt lại. Tang bì, Bá diệp hợp dùng, một có thể dưỡng huyết bổ hư, hai lại có thể đen tóc nhuận tóc. sử dụng phương thuốc này thường xuyên, có thể khiến cho tóc vàng khô dần dần trở lại đen mượt. Ngoài ra, những phương dưỡng huyết nhuận tóc tương tự như trên còn rất nhiều, như trong cuốn “Nhật Hoa Tử bản thảo” dùng Hồ ma diệp thang thuộc loại phương thuốc tương tự nói trên. Hiệu quả tương đương với ‘phương thuốc Tang Bì Bá diệp thang.
Phương pháp thực hiện cũng rất dễ dàng, là lấy Hồ ma diệp nấu và Chế Thủ Ô mỗi thứ lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, làm thành thuốc hoàn, dùng uống để chữa trị chứng tóc khô, rụng tóc.
Ô NGÂN HOÀN
(“Ngự Dược Viên Phương”)
Hiệu quả:
- Chữa chứng tóc bạc, khiến cho tóc bạc trở lại đen.
Thành phần được liệu:
Ngô Bạch chỉ, Cam Cúc hoa, Toàn phúc hoa, Quế tâm, Cự thắng tử, Bạch Phục linh, Tất trừng gia, Ngưu tất (bỏ đọt), Phúc bồn tử mỗi vị 18gam.
Cách thực hiện:
Đem 9 vị thuốc trên nghiền thành bột mịn rồi nấu với rượu tốt thành dạng hồ, vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt Ngô đồng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 30 viên thuốc lúc bụng đói, uống với rượu ấm.
Giải thích:
Đây là một phương bí truyền cung đình đời Nguyên làm cho tóc bạc trở lại đen. Lấy tên là ô ngân hoàn, Ngân (bạc) có nghĩa là màu trắng, ô có nghĩa là đen, đó nói rõ phương này có thể khiến cho tóc bạc trở thành tóc đen.
Trong phương này, Ngô Bạch chỉ, Cúc hoa đều có tác dụng khu phong. Vị thuốc trước có thể ” Phương hương thương đạt” (“Bản thảo cương mục”), mà còn có thể “Bổ tâm huyết” (“Đại Minh bản thảo”, vị thuốc sau khu phong thanh nhiệt, Trần Tạng Khí đời Đường nói rằng: Có thể “khu phong huyền khiến tóc bạc trở lại đen không già, ích nhang sắc” (“Bản Thảo Thập Di”) còn “Bản Thảo Cương Mục” nói: Cúc hoa có thể “ích can bổ tâm”. Toàn phúc hoa có công hiệu “bổ trung hạ khí” (“Thần nông bản thảo kinh”), “hành đờm thủy, khu phong ở đầu mục” (“Bản thảo Diễn nghĩa”), và thông lợi huyết mạch. Bạch Phục linh kiện tỳ lợi thủy, đồng thời còn “giỏi về an tâm thần” Cự thắng tử còn gọi là Hồ ma, tên gọi thường là Mè là vị thuốc quý khó cổ được làm đen tóc. Theo sự ghi lại trong cuốn “Bản thảo cương mục”, ăn cao mè đen một năm thì có thể khiến cho con người mặt mày tươi sáng mịn màng, hai năm tóc bạc trở lại đen. Mè đen làm vị thuốc làm đen tóc, hiệu quả của Mè đen hơn Mè trắng, nên trong phương này sử dụng Mè đen, Quế tâm, Tất trừng già đều là thuốc ôn lý. Trong đó, Quế tâm có thể thông lợi huyết mạch, tăng cường tuần hoàn huyết dịch và cơ năng tiêu hóa. Tất trừng già có thể dùng nhuộm tóc và thơm mình mẩy (“Bản thảo thập di”). Ngưu tất, Phúc bồn tử đều có thể bổ ích can thận. Ngưu tất còn có thể “ngừa tóc bạc” (“Danh y biệt lục”). Phúc bồn tử “ích khí, khiến tóc không bạc” (“Danh y biệt lục”) trong cuốn “Bản thảo thập di” nói: dùng Phúc bồn hoa vắt nước bôi lên tóc, có thể phòng ngừa tóc bạc.
Nói chung là phương thuốc này có công hiệu khu phong thanh nhiệt, bổ ích can thận, ích khí dưỡng huyết ôn thông huyết mạch. Sau khi sử dụng có thể khiến người khí huyết sung túc, huyết mạch thông suốt, can thận sung thịnh, làm cho tóc được đầy đủ về dinh; dưỡng, từ đó tóc đen lại dần.
TÂN PHƯƠNG Ô ĐÂU DƯỢC
(“Ngự Dược Viên Phương”)
Hiệu quả:
Khiến cho tóc mềm mại, đen mượt.
Thành phần dược liệu;
Kha tử bì, Đương qui mỗi thứ 40gam, Một thực tử 80gam, Võ thạch lựu (chua) 40gam, Ngũ bội tử 18gam, Bách dược tiên 40gam.
Cách thực hiện:
Trước tiên, đem tất cả dược vật trên.nghiền chung thành bột mịn. Ô đầu dược. Tiếp theo điều chế thuốc hồ Châm sa. Cách điều chế thuốc hồ là: Dùng bột Đại mạch 18gam, bột Kiều mạch 18gam pha với giấm, rồi đem nấu cô thành dạng hồ, cho thêm 60gam Châm sa vào trộn đều là thành.
Cách dùng:
Lúc dùng, trước tiên dùng nước Tạo giác (Bồ kết) gội sạch tóc, sau đó dùng thuốc hồ Châm sa chà sát vào trên đầu, rồi lại dùng thuốc bột Ô đầu dược 30gam chà đầu. Nếu thuốc hồ Châm sa chưa dùng hết thì dùng trộn đều với bột thuốc Ô đầu dược, chà khắp tóc trên đầu, sau đó dùng lá sen bọc tóc lại một đêm sáng sớm hôm sau dùng nước ấm gội sạch đầu lại.
Giải thích:
Phương thuốc này là một trong những phương bí truyền dùng làm đen tóc của cung đình đời Nguyên. Trong phương này, Kha tử lại gọi là “Kha lê lặc” (“Đường bản thảo”), nguyên sản địa là Ấn Độ, Mã Lai Á, Miên Điện.
Thời xưa đa số từ Ba Tư dùng thuyền chở đến Trung Quốc, hiện nay ở Trung Quốc có nhiều nơi sản xuất vị thuốc này. Kha tử có vị đắng, chua, chát, tính bình, giỏi về đen râu tóc (“Dược tính luận”), trong cuốn “Bản thảo cương mục” Lý Thời Trân nói rằng: “Kha tử dùng uống lâu dài, khiến râu tóc bạc trở thành đen”. Đương qui là thuốc bổ huyết, có thể dưỡng huyết, phá huyết, hành huyết. Huyết được dinh dưỡng đầy đủ, huyết vận hành bình thường, thì tóc sẽ được dinh dưỡng, tóc sẽ đen mượt. Một thực tử, trong cuốn “Đường bản thảo” gọi là “Vô thực tử”, người Ba Tư thời xưa thường dùng vị thuốc này ăn thể trái cây.
Trong cuốn “Hải dược bản thảo” nói rằng: vị thuốc này “ích huyết dưỡng tinh” và “đen râu tóc”. Ngũ bội tử và Bá dược tiên đều có tác dụng làm đen râu tóc. Bá dược tiên là thuốc điều chế từ Ngũ bội tử, dùng Ngũ bội tử, nước Hồng trà. trộn đều với hèm rượu, qua lên men mà thành, ngoài tác dụng làm đen râu tóc còn có thể dùng gội đầu để loại trừ chất nhờn trên tóc (“Bản thảo cương mực”). Đại mạch, Kiều mạch vừa có thể làm chất phụ gia, lại vừa có thể khiến cho tóc từ trắng trở thành đen. Thêm vào Châu sa có thể tăng cường tác dụng đen râu tóc. Điều kỳ diệu của giấm là ở chỗ vừa có thể điều chế thuốc vừa có thể giảm sưng tan ứ, phòng ngừa các bệnh tật trên da đầu, đồng thời lại có chứa chất prôtêin và nhiều loại sinh tố, có công hiệu bảo vệ tóc, Giấm còn khiến tóc mềm mại, và có tác dụng làm bóng mượt tóc.
Phương này yêu cầu dùng Tạo giác gội sạch đầu trước, mục đích là loại từ chất bụi bẩn trên đầu. Toàn phương hợp dùng, cổ công hiệu loại bụi bẩn, bảo vệ tóc, và đen tóc. Cho nên sau khi sử dụng phương này, tóc sẽ tự nhiên trở thành mềm mại, đen mượt.
CÁCH GỘI ĐẦU BẰNG MẬT HEO
(“Phổ Tế Phương”)
Hiệu quả:
Sau khi gội đầu khiến tóc tự nhiên óng mượt.
Thành phần dược liệu:
Túi mật heo 1 cái.
Cách thực hiện:
Lấy mật đổ vào trong thau nước, để dùng riêng. Tiếp đó pha chế dầu Nhũ hương. Cách pha chế cụ thể là: Trước hết lấy nhũ hương tinh khiết đập nát lớn cỡ như hạt gạo, sau đó đem ngâm trong dầu Mè đen (tỉ lệ là 1: 16) 7 ngày sau, có thể dùng được.
Cách dùng:
Dùng nước Mật heo gội đầu trước, đợi khi tóc khô ráo, lại dùng dầu Nhũ hương bôi lên tóc.
Giải thích:
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” Lý Thời Trân đời Minh viết rằng: “Mật heo tính hàn có thể thắng nhiệt, trơn có thể nhuận táo, đồng thời trong sách còn nói thêm rằng: cho Mật vào nước dùng gội đầu, loại bụi bẩn, làm óng mựợt tóc, đồng thời không làm mất đi chất nhờn trên tóc, Nhũ hương vừa làm thơm tóc, lại vừa khu phong giảm ngứa, hoạt huyết tán ứ, xúc tiến sự tuần hoàn máu của mao huyết quản vùng đầu, từ đó khiến tóc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng. Huyết sung túc thì tóc đen tự nhiên và óng mượt. Dầu mè đen vị ngọt, hơi hàn, có thể tư nhuận tóc, mọc tóc, đồng thời khiến tóc đen. Vì dầu Nhũ hương chế thành bởi Nhũ hương và dầu Mè đen nên có công hiệu nhuận tóc, đen tóc, mọc tóc, là vật quí báu bảo vệ tóc của thiên nhiên. Sau khi sử dụng phương này, tự nhiên có thể khiến cho tóc đen mượt.
THUẬT LÀM ÓNG MƯỢT TÓC
(“Như Y Phương”)
Hiệu quả:
Khiến cho tóc không dễ bị gãy, tóc óng mượt.
Thành phần dược liệu:
Đại ma tử
Cách thực hiện:
Giã nát Đại ma tử, đem hấp chín, vắt lấy nước.
Cách dùng:
Lấy nước Đại ma tử bôi lên tóc.
Giải thích:
Ma tử có tác dụng làm đẹp và khỏe tóc, công hiệu cụ thể của nó đã nói rất rõ ở phần trước. Phương này dùng Ma tử chủ yếu là vì nó chứa chất béo nhiều, có thể tư nhuận tóc, khiến cho tóc nhuận mà không dễ bị gãy đoạn. Ngoài ra, trong dân gian còn có nhiều thuật làm óng mượt tóc, như mỗi lần sau khi gội sạch đầu, lấy một thau nước sạch, cho vào vài giọt giấm gạo, dùng tay quấy đều, rồi dùng xã lại một lần, hoặc dùng nước nấu của đậu nành hay nước xích tiểu đậu gội đầu, đều có thể làm cho tóc óng mượt.