DƯƠNG THÁI CHÂN HỒNG NGỌC CAO (“Lỗ Phủ Cấm Phương”).
Hiệu quả: Làm cho da mặt hồng hào, mịn màng. Mười ngày sau sắc mặt như hồng ngọc.
Thành phần dược liệu: Hạnh nhân (bỏ vỏ), Hoạt thạch, bột nhẹ lượng bằng nhau.
Cách làm: Đem ba vị thuốc trên tán thành bột mịn, chưng qua, cho thêm vào một ít Long não, Xạ hương, tiếp theo dùng lòng trắng trứng gà hòa đều nhau là thành.
Cách dùng: Mỗi buổi sáng sớm sau khi rửa mặt, thoa một lớp mỏng thuốc cao lên mặt.
Giải thích: Dương Thái Chân tức là Dương Quý Phi, tên gọi Ngọc Hoàn, là người Vĩnh Lạc, Bồ Châu (Nay là huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây). Dáng người đẫy đà, thông hiểu âm luật, còn ca hay múa giỏi, rất được Hoàng đế đương triều Đường Huyền Tông sủng ái. vẻ đẹp của nàng tuy là trời cho, nhưng cũng rất có liên quan đến cách làm đẹp của nàng. Phương thuốc này là một bí phương làm đẹp của Dương Quý Phi. Hạnh nhân trong phương này chứa nhiều dầu Khổ Hạnh nhân, có thể tư nhuận da dẻ; ngoài ra Hạnh nhân còn chữa được bệnh ngoài da, như trong “Bản Thảo Cương Mục” nói: “khử phong đầu mặt và trứng cá trên mặt. Họạt thạch lợi khiếu. Theo nghiên cứu dược lý của hiện đại cho rằng, nước ngâm bột nhẹ có tác dụng ức chế với khuẩn trên da dẻ, nên có thể phòng chống các chứng bệnh ngoài da. Ba vị thuốc trên hợp lại dùng gồm tác dụng làm sạch và nhuận da dẻ, thông lợi mao khiếu Long não, Xạ hương thuộc loại thuốc thơm tho khai khiếu. Long não (Tức Băng phiến) có màu sắc trong như băng tuyết, mùi thơm nồng nàn, có thể chữa nhọt phong nức da. Xạ hương có thể chữa bớt đen trên mặt. Gia thêm 2 vị thuốc vừa kể trên, vừa tăng mùi thơm lại vừa tăng hiệu quả làm đẹp. Lòng trắng trứng gà không những dùng làm bột bám dính, còn là mỹ phẩm tốt. Từ Hy Thái Hậu đời Thanh ngày nào cũng dùng lòng trắng trứng thoa mặt để trừ nét nhăn. Phương thuốc này được phối hợp tinh xảo, còn tác dụng chẳng nói cũng biết là đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho tuyệt đại giai nhân Dương Quý Phi.
DƯỢC TẢO ĐẬU CỦA VĨNH HÒA CÔNG CHÚA (“Thái Bình Thánh Huệ Phương”)
Hiệu quả: Làm cho làn da đẹp đẽ, mịn màng, hồng hào.
Thành phần dược liệu:
Bạch chỉ 60g
Bạch liễm 90g
Bạch cập 90g
Tạo giác 500g
Bạch phụ tử 90g
Bạch phục linh 90g
Bạch truật 9g
Đào nhân 300g
Hạnh nhân 300g
Trầm hương 30g
Cao ban long 90g
Xạ hương 18g
Bột Đại đậu 3.000g
Gạo nếp 1.200g
Cách thực hiện:
Trước tiên chế lấy tương nước, phương pháp cụ thể chế lấy tựơng nước là: Gạo kê đem nấu thành cơm, cơm chín, xới cơm vào chan nước lạnh, liền ngâm 5, 6 ngày, đợi khi nổi bọt trắng, lọc qua lấy nước trong gọi là tương nước. Lấy khoảng 3 chén tương nước nấu thật sôi, cho Cao ban, long vào đợi tan dần trong tương nước, tiếp đó cho gạo nếp đã vo sạch, vào nấu cháo đặc; rồi lấy cháo đặc tráng thành miếng bánh tráng thật mỏng, đem phơi khô thành bánh tráng khô.
Đem những miếng bánh tráng khô và Bạch chỉ, Bạch liễm, Bạch phụ tử, Bạch phục linh, Bạch truật, Đào nhân, Hạnh nhân, Trầm hương, Tạo giác giã thành bột mịn; sàng qua, đem trộn đều với bột đậu nành. Rồi dùng rượu trắng và mật ong trắng đã hâm nóng rưới lên bột thuốc hỗn hợp trên quấy đều, đem phơi khô, rồi cho thêm Xạ hương vào là thành.
Cách dùng: Dùng tảo đậu này rửa mặt và tay.
Giải thích:
Đây là phương tảo đậu của con gái Đường Đức Tông – Vĩnh Hòa Công chúa để bảo vệ da dẻ, Tảo đậu lấy bột đậu làm chủ và phối hợp với các loại thuốc khác mà chế thành, là một loại thuốc thang bột chuyên dùng để gội rửa của đời xưa. Nó chủ yếu làm cho da dẻ tươi sạch, mịn màng, mềm mại, và phòng các bệnh ngoài da. Bạch chỉ trong phương này sinh da thịt, mịn da dẻ. Bạch cập làm cho da dẻ mềm mại. Đào nhân, Hạnh nhân giàu chất dầu, có thể dưỡng da. Cao ban long tư âm huyết. Mật ong trắng và gạo nếp nhuận táo. Gạo nếp có chất dính, con có thể loại các chất bụi bẩn trên da. Bột đại đậu dùng đậu đen làm là hay nhất. Có công năng sinh da thịt đẹp làn da, các vị thuốc trên đều có tác dụng tư nhuận, làm tươi mát, mịn màng da dẻ; Bạch liêm, Bạch phụ tử, Bạch phục linh, Bạch truật, Tạo giác, Tương nước đều có tác dụng loại trừ vết nám đen và trứng cá. Trầm hương, Xạ hương có mùi thơm tho, có thể trừ các loại nấm trên da mặt và dược vật lúc hành dược. Toàn phương hợp lại dùng, gồm công hiệu tư nhuận da dẻ, loai trừ bớt xanh. Sau khi dùng phương này, có thể làm cho làn da trắng mịn, mềm mại và tươi mát.
THẬN KHÍ HOÀN
(“Kim Quĩ Yếu Lược”)
Hiệu quả: Chữa Thận hư, táo bón, sắc mặt xanh xao, bệnh phù chân, đờm ẩm.
Thành phần dược liệu:
Địa hoàng khô 240g
Sơn dược 120g
Sơn thù du 120g
Trạch tả 90g
Phục linh 90g
Mẫu đơn bì 90g
Quế bì 30g
Bào phụ tử 30g
Cách thực hiện:
Đem tất cả vị thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn, cho luyện mật vào trộn đều, vo thành viên thuốc nhỏ. Cũng có thể đem các vị thuốc sắc nước uống (nếu không làm thuốc viên).
Nhưng lượng thuốc nhất định phải giảm theo tỷ lệ của nguyên phương. Trước tiên, đem Phụ tử sắc trước 2 giờ đồng hồ, rồi mới cho những vị thuốc còn lại vào sắc tiếp.
Cách dùng:
Mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, mỗi lần uống từ 6 đến 9g thuốc viên, hoặc uống nước thuốc ngày 3 lần.
Giải thích: .
Phương thuốc này thích hợp với người thận hư táo bón, kèm theo thể chất suy nhược, hay tiểu đêm, đau lưng mỏi gối, từ eo trở xuống thường hay có cảm giác lạnh, cơ bắp vùng bụng nhão, chất lưỡi nhạt và bệu, mạch hư nhược, Trong phương này, Địa hoàng tư âm bổ thận, Sơn thù du, Sơn dược bổ ích tỳ can, thêm vào Phụ tử, Quế chi thì ôn dương bổ thận. Trạch tả, Đơn bì, Phục linh có tác dụng tiết tả, khiến phương thuốc này bổ mà không trệ. Toàn phương hợp lại dùng có tác dụng ôn bổ thận dương. Trong Trung y học “Âm” đại biểu vật chất, “Dương” đại biểu công năng hoạt động. Thận dương hư tức là công năng hoạt động của thận hư giảm. Trung y cho rằng: Thận điều khiển nhị tiện, sự bài tiết của đại tiện phải chịu ảnh hưởng và khống chế của thận khí. Thận dương hư nhược, dương khí không hành, không thể làm ấm áp trường vị, công năng vận chuyển của đường ruột suy giảm thì phân sẽ bị ứ lại trong ruột, từ đó tạo sự khó khăn cho sự bài tiết phân. Phương thuốc này ôn bổ thận dương, khiến công năng vận chuyển của đường ruột được phục hồi lại, nên loại trừ được táo bón. Ngoài ra, phương này còn có thể tăng cường công năng hoạt động của khí quan tổ chức và tạng phủ, làm cho con người sức sống dồi dào, khí huyết sung túc, sắc mặt đẹp đẽ.
Chú ý Phụ tử có độc rất lớn nên khi sử dụng cần có sự chỉ định và bào chế của bác sĩ Đông y.
BÁT BẠCH TÁN CỦA CUNG NỮ KIM QUỐC
(“Tất Dụng Toàn Thư”)
Hiệu quả: trừ chất bụi nhờn trên da làm tươi mát, mềm mại làn da, chữa mụn trứng cá và ngứa ngáy. Thường dùng có thể khiến sắc mặt như ngọc ngà.
Thành phần dược liệu:
Bạch đinh hương, Bạch cương tàm, Bạch khiên ngưu, Bạch tật lê, Bạch cập mỗi loại 110g, Bạch chỉ 75g, Bạch phụ tử, Bạch phục linh mỗi loại 18g, Tạo giác 50g, Đậu xanh một ít.
Cách thực hiện:
Tạo giác bỏ vỏ, tước sơ, rồi đem nghiền thành bột mịn cùng -với các vị thuốc khác, hỗn hợp lại. trộn đều là thành.
Cách dùng:
Thường dùng loại thuốc này đẻ rửa mặt.
Giải thích:
Phương thuốc rửa mặt này là phương thuốc dùng của Cung nữ trong cung Nguyên Nhang Cảnh của Kim Chương Tông. Trong phương này có 8 vị thuốc đều có chữ Bạch đi đầu, nên gọi là Bát Bạch Tán, có tác dụng làm trắng da mặt. Trong Bạch cập chứa chất niêm dịch dầu phát huy và tinh bột, nên có chất dính, có tác dụng tốt về giảm suy, sinh cơ và loại trừ bụi bẩn, ngoài ra còn chữa được tàn nhang và mụn trên da mặt. Bạch chỉ mùi thơm tho có thể khử vết nám, dưỡng da, và công hiệu khứ phong giảm ngứa. Bạch cương tàm và Bạch phụ tử đều có tác dụng khử phong hóa đờm. Bạch tật lê có tác dụng khử phong giảm ngứa, và xóa vết sẹo, lại chứa chất đầu có thể tư dưỡng bảo vệ da dẻ. Khiên ngưu còn gọi Sửu ngưu, căn cứ theo màu sắc mà chia làm Hắc, Bạch sửu; trong phương này yêu cầu dùng Bạch khiên ngưu, giỏi về trục đờm tiêu ẩm, thông ung hành trệ, nên có thể chữa bệnh ngoài da như nám mặt, tàn nhang do khí huyết vận hành không thông suốt mà gây ra, Khiên ngưu còn chịu chất dầu, có thể tư dưỡng da dẻ, Bạch đinh hương là phân của chim sẻ trống chữa mụn trứng cá. Bạch phục linh có thể trừ tàn nhang. Tạo giác Đậu xanh có tác dụng làm tươi mát, mịn màng và trừ các chất bụi nhờn trên da. Toàn phương hợp dùng có thể trừ chất bụi, chất nhờn bám trên da mặt, tư nhuận da thịt khử phong giảm ngứa, trừ vết nám và tàn làm cho da (nám) mặt đẹp đẽ, Sau khi sử dụng phương thuốc này rửa mặt, có thể phòng chống được các loại bệnh trên vùng mặt, làm cho da mặt tươi mịn, mềm mại; trắng tươi như ngọc ngà, thật xứng đáng là lương phương làm đẹp của cung đình thời xưa.
HẮC ĐỊA HOÀNG HOÀN (“Bạc Túy Phương”)
Hiệu quả: Chủ trị đàn ông, phụ nữ mặt mày xanh xao, kém ăn uống, thèm ngủ suốt ngày, cơ thể mệt mỏi đuối sức.
Thành phần dược liệu:
Thương truật 600g, Địa hoàng chín khô 300g, Gừng khô (Hạ nguyệt) hái ở mùa hạ 18g (Đông nguyệt), hái ổ mùa đông 4g, (Xuân quí) hái ở mùa xuân 24g.
Cách thực hiện:
Đem Gừng khô sao lửa cho đen vỏ ngoài, trong vẫn vàng, Tiếp đó đem tất cả vị thuốc khác cùng gừng khô tán mịn hỗn hợp lại thành bột thuốc, Dùng nước hòa với bột mì nấu thành hồ bột mì, rồi cho bột thuốc hỗn hợp vào quấy đều vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt ngô đồng.
Cách dùng:
Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 50 viên uống với nước ấm.
Giải thích:
Trung y cho rằng: Mặt mày xanh xao, phần nhiều có liên quan đến huyết hư và dương hư. Bất kể huyết hư hay dương hư, chung cuộc đều dẫn đến huyết không thể thượng chú vùng mặt, khiến vùng mặt mất dinh dưỡng, gây ra mặt xanh xao. Tác dụng phương thuốc này bổ huyết trợ dương. Thương truật trong phương này giỏi về táo thấp kiện tỳ, có thể phương hóa thấp trọc, đẩy mạnh công năng vận hóa, và tác dụng làm đẹp, Sinh địa, Thục địa đều tư âm bổ máu. Gừng khô có tác dụng ôn trung. Tổng hợp các vị thuốc trên, phương này có tác dụng ôn trung trừ thấp kiện tỳ, tư dưỡng âm huyết. Tư dưỡng âm huyết có thể bổ bất túc của máu, ôn trung trừ thấp kiện tỳ thì có thể điều lý nguồn sinh thành của khí huyết. Mỗi khi công năng của tỳ hồi phục bình thường thì có thể liên tục không ngừng sinh ra khí huyết, khí huyết thượng vinh ở vùng mặt thì sẽ triệt để cải thiện sắc mặt, khiến da mặt hồng hào tươi mịn.
ĐIỀU TRUNG TRẦM HƯƠNG THANG
(“Ngự Dược Viên Phương”)
Hiệu quả: Thuốc dùng có thể tăng sức ăn uống, làm cho làn da tươi đẹp, mịn màng.
Thành phần dược liệu:
Trầm hương 75g
Bạch đậu khấu 40g
Mộc hương 40g
Cam thảo 3g
Sinh long não 3g
Xạ hương 2g
Cách thực hiện:
Trầm hương dùng cái dũa gọt, dũa thành thành bột khô; Cam thảo chích vàng; Xạ hương tán nhỏ. Tiếp đó đem các vị thuốc, ngoại trừ Xạ hương ra đem nghiền thành bột mịn, rồi cho Xạ hương vào hỗn hợp trộn đều là thành.
Cách dùng:
Mỗi lần dùng 3g bột thuốc, Lúc dùng cho thêm vào một ít gừng tươi, muối ăn, pha với nước sôi uống. Dùng sau bữa ăn, hoặc sau khi uống rượu.
Giải thích:
Phương này xuất xứ từ “Ngự Dược viên Phương”, nguyên phương chủ yếu dùng chữa đau vùng ngực bụng, đau tức ngực bụng, ngắn hơi, lòng buồn phiền, đom nghịch, buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi; phương này có thể điều trung thuận khí, trừ tà dưỡng chính. Trong phương thuốc này Trầm hương, Mộc hương đều có tác dụng lý khí giảm đau. Trầm hương còn có thể ôn trung tán hàn, giáng nghịch bình suyễn, và còn “Điều trung, bổ ngũ tạng, ích tinh tráng dương (Theo “Đại Minh Bản Thảo”). Căn cứ “Bản Thảo Cương Mục” thì còn chữa được “Tâm thần bất túc” và “Thận hư mục hắc”. Mộc hương giỏi về hành trệ khí của vị tràng. Vị thuốc này còn “Điều chư khí, hòa vị khí” (Theo “Trân châu nang”), và “Kiện tỳ tiêu thực” (Theo “Đại Minh Bản Thảo”), còn chữa được “Đầy hơi, lười ăn” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Bạch đậu khấu là vị thuốc có mùi thơm tho, khử phong kiện vị, hóa tháp hành khí, ôn trung cầm mửa, có thể “Tiêu cốc hạ khí” (Theo “Khai Bảo Bản Thảo”), và “ích tỳ vị, lý nguyên khí” (Theo “Thang Dịch Bản Thảo”), căn cứ theo nghiên cứu dược lý, thì Bạch đậu khấu còn đẩy mạnh sự phân tiết của dịch vị, tăng cường sự nhu động của đường ruột, khử trừ tích khí trong trường vị. Long não (tức Băng phiến), Xạ hương điều não khai khiếu tinh thần, Long não chữa được “Bệnh mũi đỏ” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”), Xạ hương có thể “Thông chư khiếu, khai kinh lạc, thấu cơ cốt, giải độc của ruột, tiêu tích thực hoa quả” (Theo “Danh Y Biệt Lục”)i ngoài ra còn có thể hoạt huyết tán kết cầm đau. Cam thảo là vị thuốc bổ khí, cổ thể “Mạnh gân cốt, sinh cơ bắp, tăng khí lực … dùng lâu có thể nhanh nhẹn, kéo dài tuổi thọ” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”), và ích khí bổ trung. Gừng tươi gồm công hiệu “Phá huyết điều trung, khử lạnh, trừ đờm, khai vị” (Theo “Bản Thảo Thập Di”), còn kiện tỳ, trợ tiêu hóa. Muối ăn thì “Điều hòa tạng phủ, tiêu, túc thực, khiến con người khỏe mạnh” (Theo “Bản Thảo Thập Di”), còn “Sinh da thịt, bổ da dẻ” (Theo “Đại Minh Bản Thảo”). Như vậy, sự phối ngũ của phương này thì có thể ôn trung tán hàn trừ thấp, lại có thể kiện tỳ khai vị thuận khí, tăng cường cho da thịt. Nên dùng phương này có thể khiến con người tăng cường sức ăn, và làm cho bắp thịt nở nang, da dẻ tươi mịn.
PHƯƠNG MỘC DỤC CỦA TỪ HY THÁI HẬU (“Từ Hy, Quang Tự Y Phương Tuyển Nghi”)
Hiệu quả: Có thể phòng chống bệnh, ngoài da, bảo vệ sự khỏe mạnh và da dẻ, làm cho làn da khỏe đẹp, còn có thể làm cho con người dễ chịu thoải mái,
Thành phần dược liệu:
Cốc tinh thảo 45g
Nhân trần 45g
Quyết minh tử 45g
Tang chi 45g
Bạch cúc hoa 45g
Mộc qua 60g
Tang diệp 60g
Thanh bì 60g
Cách thực hiện:
Đem tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước uống, bỏ xác thuốc.
Cách dùng: Dùng nước thuốc để tắm gội.
Giải thích:
Phương Mộc dục là một loại thuốc thang chuyên dùng sắc lấy nước thuốc để tắm gội. Tác dụng của nó là đề phòng chống các bệnh ngoài da. Trong cung đình thời vua rất coi trọng về việc sử dụng nước thuốc tắm gội, nên lưu truyền lại rất nhiều phương thuốc Mộc dục. Bốn phương là phương Mộc dục của Từ Hy Thái Hậu từng dùng. Phương này chủ yếu do các vị thuốc sơ phong thanh nhiệt, lợi thấp và thanh lợi đầu mục. mà hợp thành. Trong phương, Cốc tinh thảo, Quyết minh tử, Bạch cúc hoa, Tang diệp đều có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, Theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi lại thì Cốc tinh thảo “Chữa các bệnh trong mắt, gia thêm mà dùng thì hiệu quả càng tốt, có công hiệu sáng mắt, chữa mắt bị kéo mây, còn hơn Cúc hoa”, còn có thể chữa “Đau đầu phong” và đau đầu đau huyệt Ấn đường, Quyết minh thảo: “Chừa đầu phong, sáng mắt và vẹo cổ”. (Theo “Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo”), còn chữa được can nhiệt hoặc can kinh phong nhiệt dẫn đến mắt đỏ, rít và nhức, sợ ánh sáng và hay chảy nước mắt, là một trong những vị thuốc dùng chữa mắt. Nhân trần, Mộc qua, Tang diệp đều có tác dụng khử thấp. Trong đó Nhân trần thanh nhiệt lợi thấp, “thông khớp xương, khư trệ nhiệt” (Theo “Bản Thảo Thập Di”), chữa nhức đầu chóng mặt, đau mắt phong” (Theo “Đại Minh Bản Thảo).
Ngoài ra còn tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn ngoài da nhất định. Mộc qua khử phong trừ thấp, là vị thuốc dùng thư giản gân lạc. Lý Thời Trân đời Minh nói Mộc qua có thể chữa đau co quắp chân “sưng phù chân” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Theo nghiên cứu dược lý thì có tác dụng giải sưng rõ rệt đối với viêm khớp xướng, Tang chi tức cành non cây Dâu tằm, giỏi về khử phong hoạt lạc, thông lợi khớp xương, và chữa “phong ngứa khô táo toàn thân, phong khí phù chân, co quắp tứ chi” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Thanh bì có thể “Thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thông trệ khí, chữa tích khí can kinh bên sườn trái” (Theo “Trân Châu Nang”).Tổng hợp các vị thuốc trên, phương thuốc này có tác dụng thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thư gân hoạt lạc, sơ can lý khí, Dùng bốn phương tắm gội có thể phòng chống các loại bệnh ngoài da, bảo vệ sự mạnh khỏe của da dẻ, làm cho da dẻ khỏe đẹp, ngoài ra còn có thể làm cho con người có cảm giác dễ chịu thoải mái.
PHƯƠNG MỘC DỤC THỨ HAI
Hiệu quả: Có thể phòng chống các loại lở loét, mụn ghẻ, bệnh chẩn, ngứa ngáy ngoài da, làm cho da dẻ khỏe và tươi mịn.
Thành phần dược liệu:
Tuyên Mộc qua 40g
Ý dĩ 40g
Tang diệp chi 40g
Nhân trần 24g
Cam cúc hoa 40g
Thanh bì 40g
Tịnh thiền y 40g
Ngô thù du 15g
Hoàng liên 15g
Cách thực hiện:
Cho tất cả vị thuốc vào nồi với lượng nước vừa phải nấu cô chín, rồi vớt bỏ bã thuốc, lọc lấy nước thuốc.
Cách dùng:
Dùng nước thuốc tắm gội.
Giải thích:
Phương này dựa vào cơ sở phương thứ nhất mà trừ đi Tinh thảo, Quyết minh tử, thêm vào Ý dĩ, Thiền Y, Ngô thù du, Hoàng liên. Bốn phương có công hiệu lợi thủy thấm thấp, thanh nhiệt trừ tê. Có thể chữa “Gân co quắp, không thể co duỗi được, tê phong thấp lâu ngày” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”), và “trừ tà khí trong gân cốt (Theo “Danh Y Biệt Lục”). Trừ bệnh phụ chân thấp táo (Theo “Thực Liệu Bản Thảo”). Thiền Y giỏi sơ phong tán nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, khử phong sáng mắt. Có thể chữa “đầu phong, chóng mặt, da dẻ phong nhiệt,ngừa bệnh đậu sởi, và chữạ sưng nhọt độc” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Và có hiệu quả rất tốt đối với chứng ngứa ngoài da do phong tế dẫn đến. Ngô thù du trừ thấp huyết tê, trục phong tà, khai tấu lý (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”). Hoàng Tiên đắng, hàn, táo, thấp thiên về thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, là thuốc chủ yếu dùng chữa mụn nhọt. Tổng hợp các loại thuốc trên phương này gồm công hiệu sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp giảm ngứa. Sử dụng phương Mộc dục này có thể phòng chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, mụn ghẻ, ung nhọt, nấm, thấp chẩn, ngứa đau, làm cho da dẻ trở thành tươi mịn và khỏe mạnh.