Trang chủHoa quả chữa bệnhQuả Vả và bài thuốc sử dụng trong điều trị thực tế...

Quả Vả và bài thuốc sử dụng trong điều trị thực tế từ quả vả

Cây vả thân gỗ nhỏ cao 5-10m, có nhiều cành, phần non có lông cứng. Lá to, phiến hình trái xoan, có lông ở mặt dưới, mép lá khía răng không đều. Cụm hoa vả mọc ở gốc hay trên cành già phát triển thành quả to, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ. Quả vả để ăn và được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Trái vả được bán nhiều ở chợ chính nhờ những giá trị của nó trong dinh dưỡng. Cần phân biệt trái vả và trái sung (Ficus glomerata) hay được chưng trong ngày tết để mong cả năm được sung túc. Cả hai loại trái đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. Ở Việt Nam, vả được dùng chế biến các món ăn như trộn gỏi với thịt heo và rau thơm hoặc hầm giò heo giúp sản phụ lợi sữa, làm dưa chua.

Cây vả thân gỗ nhỏ cao 5-10m
Cây vả thân gỗ nhỏ cao 5-10m

Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ (9,8 gam) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal).

Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.

Theo Đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình. Tác dụng làm sạch dạ dày, nhuận tràng, điều hòa nhu động của ruột, lợi tiểu, chữa kiết lỵ, lòi dom, táo bón, trị giun.

Quả vả có tác dụng làm sạch dạ dày, nhuận tràng
Quả vả có tác dụng làm sạch dạ dày, nhuận tràng

Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ quả vả

Bài 1. Thuốc chữa bệnh táo bón

+ Quả vả chín 5 quả

+ Khoai lang 100g

+ Đường đỏ 30g

Các vị thuốc nấu nhừ cho đường vào quấy đều. Người bệnh chia làm 2 lần ăn ngày liền hết trong ngày vào lúc đói. cần ăn 3-4 ngày liền.

+ Quả vả chín 10 quả

+ Vừng đen 50g

+ Đường đỏ 30g

Vừng đen giã nhỏ, cùng quả vả, đường nấu thành chè, chia 2 lần cho bệnh nhân ăn trong ngày vào lúc đói. cần ăn liền 2-3 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa kiết lỵ

+ Quả vả xanh

+ Lá mơ lông

+ Trứng gà

Quả vả, lá mơ lông rửa sạch giã nhỏ, đập trứng gà vào quấy đều, đem hấp cách thủy, khi chín người bệnh chia 2 lần ăn trong ngày lúc đói. cần ăn liền 3-5 ngày.

Chú ý khi dùng quả vả

Vì hàm lượng đường cao nên trái vả thường được chế biến dạng bánh ngọt, thạch, mứt, vì thế trẻ em dùng nhiều có thể gây sâu răng và bị tiêu chảy.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây