Trang chủHoa quả chữa bệnhQuả Mướp Đắng (khổ qua) và tác dụng chữa bệnh đáng quý

Quả Mướp Đắng (khổ qua) và tác dụng chữa bệnh đáng quý

Cây mướp đắng thân thảo mọc leo nhờ tay quấn, mọc hàng năm. Lá mọc so le, phiến lá chia 5-7 thùy. Hoa đực, hoa cái mọc riêng lẻ, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa mọc ở nách lá, cánh màu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài, hạt dẹt. Quả mướp đắng ăn được và dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, quả mướp đắng có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc, lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giảm đau nhức khớp xương. Khi chín bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.

Mướp Đắng

Tên khác:             Khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi.

Tên khoa học: Momordica charantia L.

Họ Bí                   (Cucurbitaceae)

MÔ TẢ

Dây leo, có thân khía cạnh, tua cuốn mảnh. Lá mọc so le, có 5 – 7 thùy, mép có răng cưa, gốc hình tim, gân lá có lông ngắn.

Hoa màu vàng có cuống dài, mọc đơn độc ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc; hoa đực có đài ngắn, tràng 5 cánh mỏng, nhị 5 rời nhau; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, nhị lép, bầu hình thoi.

Quả dài, có nhiều u lồi không bằng nhau ở mặt ngoài, ruột màu đỏ, màu vàng hồng khi chín; hạt dẹt. Loại quả nhỏ có tên khoa học là Momordica charantia L.var. abreviata Ser., loại quả to là M. charantia L. var. charantia L.

Mùa hoa quả: tháng 2 – 6.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, mướp đắng phân bố rộng rãi ở khắp các châu lục thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Ở Việt Nam, cây được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và miền núi, trừ vùng cao lạnh. Quy mô trồng mướp đắng còn nhỏ, thường chỉ trong phạm vi gia đình.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Lá, quả và hạt mướp đắng.

Lá, thường là lá bánh tẻ, thu hái vào mùa xuân hè, dùng tươi hay phơi khô.

Quả thu hái lúc còn đang màu lục hoặc hơi vàng, dùng tươi.

Hạt lấy ở những quả chín, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả mướp đắng chứa các glucosid triterpenic, trong đó có charantin, momordicosid; các acid amin (acid aspartic, threonin, methionin, tyrosin, arginin…); các lipid (glucolipid, phospholipid); lycopen, caroten, cryptoxanthin; các vitamin c, Bl, B2 E, PP; các chất khoáng Ca, Mg, Cu, Fe, Zn…

Hạt chứa glucosid, chất béo, chất nhựa.

Thân và lá có momordicin.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dịch ép quả mướp đắng làm giảm glucose máu.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Về mặt thực phẩm, quả mướp đắng hấp với thịt, nấu với tôm hoặc kho với cá được nhân dân miền Nam rất ưa chuộng. Quả được ăn sống (mặc dầu có vị rất đắng) sẽ rất tốt vì giữ được nguyên lượng cao vitamin c (ở quả chín và quả đã nấu, lượng vitamin này giảm còn một nửa).

Về mặt thuốc, lá non mướp đắng được dùng dưới dạng thức ăn – vị thuốc để chữa lao lực, mệt mỏi, sốt khát nước (làm canh với lá câu kỷ và hoa thiên lý). Lá mướp đắng phơi khô, tán bột, uống mỗi lần 12g với rượu chữa mụn nhọt, lở loét, đau nhức (kết hợp lấy lá tươi giã nát, hơ nóng đắp).

Dùng ngoài, lá mướp đắng tươi rửa sạch, giã đắp còn chữa lòi dom.

Quả mướp đắng, tên thuốc trong y học cổ truyền là khổ qua, có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng bổ mát, chữa viêm nhiệt, đau đầu, đái nhắt, đái buốt, đái đường.

Liều dùng hàng ngày: 1 – 2 quả còn xanh, bỏ hạt, nấu ăn.

Dùng ngoài, quả mướp đắng băm nhỏ, nấu nước tắm cho trẻ, bã xát nhẹ trên da là thuốc phòng rôm sẩy.

Hạt mướp đắng (khổ qua tử) chữa ho, viêm họng, rắn cắn.

Liều dùng hàng ngày: 5 – 10g.

BÀI THUỐC

  • Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng (10g), rễ cây xấu hổ (8g, sao), dây đau xương (8g, tẩm rượu sao), rễ nhàu (8g), rễ cỏ xước (8g), vòi voi (8g, sao), lá CÔI xay (8g), rễ ngũ trảo (5g), quế chi (4g), gừng sống (3g), dây thần thông (2g). Tất cả cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa ho khan, ho đàm, ho kéo dài: Hạt mướp đắng (40 hạt), hạt chanh (40 hạt), mật gà (20 cái). Hai loại hạt sao khô, tán nhỏ, trộn với nước mật cho thật đều, rồi phơi khô, sau tán lại cho đều và mịn. Cuối cùng, luyện với sirô (nấu từ 50g đường trắng) làm thành viên bằng hạt đậu xanh.

Trẻ em 1 – 5 tuổi, mỗi lần uống 2 – 4g; 6 – 10 tuổi, mỗi lần 5 – 8g.

Ngày dùng hai lần.

  • Chữa đái tháo đường: Quả mướp đắng xanh, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 12 – 20 g chia làm 2 – 3 lần, với nước ấm sau bữa ăn.
  • Chữa rắn cắn: Hạt mướp đắng (10 hạt), hạt chanh (15 hạt), củ gấu (20g), thạch xương bồ (12g), muối ăn (5g). Tất cả để tươi, giã nát, ngâm với nước sôi (30ml) trong 10 phút, khuấy đều. Để nguội, gạn uống làm hai lần cách nhau 20 phút, trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 – 1/3 liều người lớn.

(Kinh nghiệm của nhân dân xã Khánh Lâm, huyện Thói Bình, tỉnh Minh Hải).

Bài thuốc hay chữa bệnh từ mướp đắng ( khổ qua):

Bài 1. Thuốc chữa bệnh viêm họng

+ Hạt mướp đắng                       30g

+ Lá rẻ quạt                               15g

+ Cam thảo                                 10g

Các vị thuốc sao vàng, tán bột mịn. Người bệnh uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn. Mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Cần uống liền 5-7 ngày.

Quả mướp đắng lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm
Quả mướp đắng lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm

Bài 2. Thuốc chữa trẻ em bị chốc đầu

+ Quả mướp đắng 100g

+ Mật lợn 10g

Quả mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn, trước khi đắp thuốc vào chỗ đau, cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch, sau đó đắp thuốc lên, ngày đắp một lần. cần đắp liên tục 7-9 ngày.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh tiểu đường

+ Quả mướp đắng                  100g

Nếu mướp đắng tươi rửa sạch hấp chín ăn. Nếu là mướp đắng khô thì hãm nước uống trong ngày, cần dùng nhiều ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây