Đại Táo – Quả Táo Tàu và tác dụng chữa bệnh trong Đông y

Hoa quả chữa bệnh

Tên khác:

Can tảo, lương tảo, hồng tảo, mĩ tảo.

Nguồn gốc:

Đây là loại quả táo chín để khô thuộc loài cây họ thử lý, sản xuất tại khá nhiều nơi ở Trung Quốc, nơi sản xuất chủ yếu ở Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông v.v…

Mô tả cây táo tàu

Cây đại táo thân gỗ cao 8-10m, thân cành có gai ngắn, lúc cành non có màu lục vàng, sau màu xám tiếp theo là nâu đỏ. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, gốc lá tròn, đầu lá hẹp nhọn hoặc hơi tù, dài 3-7cm, rộng 2-3cm, mép lá có răng cưa thô, hai mặt lá nhẵn, có 3 gân, nổl rõ tỏa ra từ gốc lá, cuống lá ngắn.

Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, ở kẽ lá màu vàng lục nhạt có 5 cánh nhỏ.

Quả hạch, hình trứng thuôn, khỉ chín màu đỏ sẫm chứa một hạt bao bọc bởi lớp thịt mềm vị ngọt.

Phân biệt tính chất đặc điểm:

Dược liệu này có hình quả trứng hoặc hình bầu dục, dài 2 đến 3,5 cm, đường kính 1,5 – 2,5cm. Bề mặt mầu hồng tôi, có ánh quang, nhăn nheo đủ kiểu, trên thân quả một đầu lõm vào, chính giữa có cuống ngắn mà nhỏ, một đầu nổi gồ lên 1 chút, vỏ ngoài mỏng, lớp củi mềm, có dạng như xốp bọt biển, màu vàng nâu. Hạt hmh thoi, rắn chắc, hai đầu nhọn, bề mặt có màu hồng tôi. Mùi nhẹ, Vị thơm ngọt.

Loại nào quả to, sắc hồng, cùi dầy, láng bóng, vị ngọt là loại tốt.

Cây đại táo thân gỗ cao 8-10m, thân cành có gai ngắn
Cây đại táo thân gỗ cao 8-10m, thân cành có gai ngắn

 

Thành phần hóa học:

+ Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A, 1979, 90 : 83640r).

+ Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi, et al. Chem Pharm Bull 1978, 26 (10) : 3075).

+ Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi et al. Pharm Bull 1978, 26 (6) : 1798).

+ Zizyphus saponin, Jujuboside B (Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29 (3) : 676).

+ Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine, Carotene, Nicotinic acid (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất Bản 1983).

+ Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine (Baek K W, et al. C A 1970, 73 : 84657n).

+ Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C A, 1988, 108 : 166181h).

+ Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học).

+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).

+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều dùng, nếu lượng nhỏ không có kết quả (Trung Dược Học).

Tính vị và công hiệu:

Vị thuốc này tính ôn, vị ngọt, lợi về tỳ, vị.

Có công hiệu kiện tì, vị, dưỡng tâm an thần, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, cầm máu, tiết nước bọt, giảm khát, điều hoà dược tinh, thông 9 khiếu, trợ 12 kinh, bổ khi.

Chủ trị:

Các bệnh tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi bất lực hoặc bị bệnh tâm thần, mất ngủ, tim đập hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, viêm đại tràng, kiết lị, bệnh tử điến, băng huyết, bị chấn thương chảy máu, kinh nguyệt không điều hoà, bạch đới, thể hư cảm cúm, tâm thần v.v…

Theo các công trình nghiên cứu hiện đại, vị thuốc có các chất như albumin, chất mỡ, chất xơ, chất đường, acid hữu cơ, chất dính, nhiều loại vitamin và các thành phần calci, phôt pho, sắt v.v… Có tác dụng bảo vệ gan tạng, tăng lực cho các cơ bắp và cơ thể. Mấy năm gần đây lại phát hiện hồng táo có lư đinh là thành phần chữa trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, phòng sâu mọt.

* Những cấm kỵ trong khi dùng thuốc:

Người bị trướng bụng, rối loạn tiêu hoá, thấp thịnh đờm đục, tưa lưỡi trơn, kiêng không dùng.

Người đau bụng giun và các loại bệnh về giun sán không dùng.

Theo Đông y, quả đại táo có vị ngọt tính ôn vào 2 kinh tỳ và vị, tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế, sinh tân dịch, điều hòa các thứ thuốc, chữa ho, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, tham gia vào các bài thuốc chữa thiếu máu, an thần.

Quả đại táo, tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế,
Quả đại táo, tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế,

 

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị ngọt, khí ôn, không độc, vào kinh Túc thái âm và Túc dương minh, là vị thuốc giáng xuống, thuộc âm.

Chủ dụng:

Khéo điều hòa các vị thuốc, bổ ích cho các kinh, vị hậu, ngọt, ấm, là thuốc cần để bổ ích cho trung khí, bổ Tỳ, nhuận Tâm và Phế, điều hòa vinh, vệ, huyết mạch, đẹp nhan sắc, thông chín khiếu, điều hòa Tỳ, Vị, có công sinh tân dịch, khỏi khát nước, chữa hết thảy tà khí ở vùng ngực và bung trên, lại chữa chứng trong lòng buồn phiền và chữa ho. Hồng táo có công dụng như đại táo nhưng lực kém hơn.

Cấm ky: Người có bệnh đầy bụng, nôn mửa và đau răng thì cấm dùng, không nên ăn nhiều vì động phong, cũng kiêng ăn với Hành sống. Táo sống giúp cho thấp nhiệt cho nên ăn nhiều sinh đầy hơi, người nóng rét, đại tiện lỏng và người gầy còm cũng không nên ăn.

Nhận xét:

Đại táo hoàn toàn được khí xung hòa của đất, cảm cả khí “vi dương” (cũng có nghĩa như nhất dương, tức là hơi có khí dương) của trời mà sinh ra.

Sách Nội kinh nói: ở trong không đầy đủ thì lấy vị ngọt để bổ, hình thể không đầy đủ thì lấy khí làm cho ôn ấm, cho nên Đại táo có khả năng bổ Tỳ Vị, sinh ra tân dịch thì 12 kinh mạch tự thông, chín khiếu tự lợi, chân tay hòa, thần tự yên.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thương hàn luận”

Bài Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang

Phục linh 16g, Quế chi 12g, Cam thảo 8g, Đại táo 3 quả.

sắc, chia uống 2 lần trong ngày. Chữa chứng Tâm dương bất túc, thủy khí vọng động, dưới rốn động, muốn làm chứng bôn đồn.

“Kim quỹ yếu lược”

Bài Cam mạch đại táo thang

Cam thảo 6g, Tiểu mạch 20g, Đại táo 4 quả.

Sắc, chia 3 lần uống ấm trong ngày.

Có tác dụng dưỡng Tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp.

Trị Can, Đởm khắc Tỳ Vị gây ra các chứng:

  • Trẻ em mới sinh Tỳ, Vị yếu, hệ thần kinh chưa vững sinh khóc đêm.
  • Phụ nữ hệ sinh dục tương quan Tỳ Vị, nếu Tỳ Vị yếu dễ bị rối loạn về huyết đạo, bị rối loạn thần kinh chức năng, hay rối loạn Tâm thần. Người bệnh mỏi mệt, ngáp vặt, kêu khóc, mất ngủ, động kinh, co thắt dạ dày, như có dị vật ở cuống họng, co thắt tử cung, co thắt cơ bụng, múa giật, cuồng loạn, (nam giới ít mắc bệnh này).

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Quy kỳ kiến trung thang

Đương quy 8g, Quế chi 8g, Sinh Khương 8g, Đại táo 8g, Bạch thược 10-12g, Hoàng kỳ 6-8g, Cam thảo 4g, Kẹo Mạch nha 40g. (kẹo Mạch nha thiếu cũng tạm được).

Đây là bài Hoàng kỳ kiến trung thang thêm Đương quy. Thuốc bồi bổ Tỳ, Vị. Tỳ Vị mạnh làm cho ăn uống khoẻ, đồng hóa đồ ăn cung cấp khí huyết.

Trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng có thể dùng bài này rất hiệu quả. Người già yếu cũng nên dùng bài này, nếu táo bón thêm Đào nhân, Ma nhân.

Bài này có Đương quy giúp tăng thêm sự sinh huyết và nhuận tràng.

Những phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Đại táo thang (thang táo tầu)

Táo tầu 15 quả, rửa sạch, ngâm nước 1 giờ, đun nhỏ lửa cho nhừ. Uống ngày ba lần, mỗi lần 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.

Dùng cho người tỳ hư khí nhược, không thiết ăn uống, khí hư huyết hư, phát ban (âm ban) do tỳ hư không có khả năng hút huyết. Hiện nay thường dùng nhiều cho bệnh tử điếu có tính chất phản ứng biến thái. Dương ban không nên dùng.

Đại táo trần bì trúc diệp thang ( thang đại táo trần bì lá tre)

Táo tầu 5 quả

Trần bì 5g

Lá tre 7g

Sắc 3 vị trên lấy nước. Uống ngày 1 thay chia 2 lần. Dùng liền 3 đến 5 thang.

Dùng cho trẻ em bị cam dãi.

Hồng táo trà (trà táo tầu)

Táo tầu 3-5 quả

Dùng dao khia nát, bỏ vào cốc trà, rót nước sôi vào ủ, uống thang trà. Dùng cho bệnh cơ tim.

Hồng táo hắc đậu hoàng kỳ thang (thang táo tầu, đậu đen, hoàng kỳ)

Táo tầu 20 quả

Đậu đen 60g

Hoàng kỳ 30g

Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang chia hai lần. Dùng cho người khí hư, tự đổ mồ hôi.

Táo khương trà (trà gừng táo tầu)

Táo tầu (sấy khô bỏ hạt) 50g

Gừng tươi 50g

Cam thảo 6g

Sắc chung ba vị, lọc bã. uống thay trà.

Dùng cho người doanh vệ thất hoà, vị khí hư nhược dẫn tới thể hư lực kém dễ cảm cúm, thường xuất hiện các chứng chảy nước mắt nước mũi, dòm dài rất nhiều, thanh khiếu bất lợi.

Hồng táo nọa mễ hắc đậu chúc (cháo đậu đen, gạo nếp, táo tầu)

Gạo nếp 100g

Táo tầu 30g

Đậu đen 30g

Nấu 3 vị trên đây thành cháo theo cách thông thường, cho thêm đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần tuỳ ý.

Dùng cho trẻ em thiếu máu dưới dạng thiếu sắt trong máu.

Đại táo dương cốt chúc (Cháo táo tầu, xương dê)

Đại táo 20 quả

Xương cổ dê 1 – 2 chiếc

Gạo nếp 50 – 100g

Muối ăn vừa phải.

Xương dê đem đập vỡ ra, đại táo bỏ hạt, nấu với gạo nếp thành cháo, cho thêm muối điều vị. Ăn lúc nóng vào buổi sớm và buổi tối.

Dùng cho người thiếu máu do máu tái sinh khó mắc bệnh tử điếu thiểu và các chứng thiếu khí huyết khác.

Đại táo cam mạch thang (thang táo tầu, cam thảo, tiểu mạch)

Tiểu mạch 30g

Đại táo 10 quả

Cam thảo 6g

Sắc lên bỏ bá lấy nước, uống thang trà.

Dùng cho người do tâm, tỳ bất túc dẫn tới tình trạng tinh thần hoảng hốt, không tự chủ được, bị thương muốn khóc, luôn luôn ngáp vặt.

Hồng táo long nhãn mộc nhĩ canh (nước hầm long nhãn, mộc nhĩ, táo tầu)

Cùi nhãn 15g

Mộc nhĩ đen 25g

Hồng táo 15g

Đường phèn vừa phải

Mộc nhĩ ngâm nước lã 12 giờ cho nở, cho nước vào đun sôi nhỏ lửa trong 1 giờ, sau đó cho cùi nhãn, hồng táo (táo tầu) vào ninh cho nhừ, cho đường phèn vào đến khi tan hết thì uống.

Dùng cho phụ nữ thể hư, khí hư màu trắng, thiếu máu v.v…

Hồng táo tiên hạc thang ( thang táo tầu, tiên hạc thảo)

Tiên hạc thảo 30 – 60g

Táo tàu 10 quả

Sắc uống ngày 3 lần, hoặc uống thay trà

Dùng cho người huyết hư có nhiệt, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các vết thương ra nhiều máu.

Hồng táo kê đản mễ tửu (Rượu trứng táo tầu)

Rượu gạo 100ml

Trứng gà 1 quả

Táo tầu 5 quả

Táo tầu bỏ hạt đổ rượu vào luộc chín, đập trứng vào đánh bông, chín tới, uống lúc đói buổi sớm và buổi tối. uống được thường xuyên rất có công hiệu.

Dùng cho người thể hư tâm hoảng, khí lực thiếu.

Có tác dụng rất tốt trong việc trị liệu và điều dưỡng đối với trẻ em thời kỳ phát dục, phụ nữ thời kỳ hành kinh và sau khi đẻ, người ỏm bước sang thời kỳ phục hồi sức khoẻ.

Táo can thang (thang gan bò, táo tầu)

Gan bò 250g

Đại táo 30 quả

Gan bò rửa sạch thái miếng, nếu chung với đại táo (táo tầu) ăn táo, gan bò, uống thang.

Dùng cho người khí hư huyết hư, đầu váng mắt hoa, mặt vàng, tim đập hồi hộp, thiếu lực.

Hồng táo lệ chi thang (thang vải, táo tầu)

Vải khô 15g

Táo tầu 30g

2 vị sắc uống.

Dùng cho các chứng khí huyệt khuy hư, ăn ít thiếu lực, miệng háo họng khô v.v…

Đại táo ô mai ẩm (thuốc ô mai, táo tầu)

Đại táo 10 quả

Ô mai 5 – 10 quả.

Đường phèn vừa phải

Sắc chung làm thang, chia 2 – 3 lần mà uống.

Dùng cho chưng âm hư đổ mồ hôi trộm.

Đại táo qui tâm thủ ô thang (táo, thủ ô, ruột hướng dương)

Đại táo 10 quả

Thủ ô 15g

Ruột thân cây hướng dương 5 – 6g

Sắc lén, uống thang ăn táo ngày 1 thang, 20 – 30 ngày là một liệu trình.

Dùng cho người ung thư dạ dầy mà thấy khi huyết lương hư

Đại táo đồn từ hà xa (đại táo hầm nhau thai)

Tử Hà xa 1 bộ

Đại táo 60 quả

Tử hà xa (tức nhau bà đẻ) chọn nhau tốt loại bỏ các màng máu, rửa sạch, sắt con chì. Đại táo rửa sạch, cho nước lã vừa phải lúc đầu đun to lửa cho sôi, sau đó hầm nhỏ lửa cho tử hà xa chín nhừ. Ăn tử hà xa, đại táo, uống thang.

Dùng cho người ngũ lao thất thương chư hư bách tổn. (Ngũ lao thất thương: Trong y học, “ngũ lao” nói về sự tổn thương của tim, gan, lá lách, phổi, thận, gọi là “ngũ tạng’; “thất thương” tức: ăn quá no hại tỳ, quá tức giận hại gan, gắng quá sức nâng vật nặng và ngồi lâu chỗ đất ẩm thấp hai thận, dầm rét uống lạnh hại phổi, buồn phiền lo lắng hại tim, gió mưa nóng lạnh hại hình thể, lo sợ quá mức hại ý chí. Ngũ lao thất thương có ý nói thân thể hư nhược, gây bệnh tật.)

Đại táo trư đề hoa sinh thang (Thang lạc nhân, chân giò, táo tầu)

Chân giò 2 chiếc

Lạc nhân 5.0g

Táo tầu 10 quả

Chân giò cạo lông, rửa sạch, hầm chung với lạc nhân, táo tầu cho nhử. Ăn tuỳ ý.

Dùng cho người thiếu máu bị bệnh tử điếu do tiểu cầu trong máu, giảm bạch cầu, thiếu sữa v.v…

Hồng táo cần thái thang (thang táo tầu, rau cần)

Hồng táo 200g

Rau cần 500g

Đường đỏ vừa phải.

Hai vị trên rửa sạch, cho nước vừa phải nấu làm thang, pha đường đỏ cho vừa. Chia nhiều lần uống.

Dùng cho người tỳ vị hư nhược, tâm phiền dễ cáu giận, huyết áp cao V. V…

Hồng táo câu kỷ tử chúc (cháo táo tầu, câu kỷ tử)

Câu kỷ tử 30g

Táo tầu 10 quả

Gạo lức 60g

Cả 3 vị trên cho nước vào nấu cháo, ăn vào hai bữa sớm, tôi. Nêu ăn thường xuyên rất có công hiệu.

Dùng cho người viêm thận mạn do can thận âm hư.

Hồng táo chi tửu (rượu táo tầu, mỡ dê)

Hồng táo 250g

Mỡ dê 25g

Rượu nếp hoặc hoàng tửu 250ml

Hồng táo ninh mềm bỏ nước, cho mỡ dê và rượu và đun sôi, sau đó hong nguội, đổ vào vại (hoặc bình thuỷ tinh) đậy kín 7 ngày. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần ăn 3n – 5 quả táo (không thấy nói uống rượu ).

Dùng cho người già hoặc trung niên ốm lâu hư nhược cơ thể, nhiệt độ tụt xuống thấp, tiêu khát v.v…Tiêu khát: là một loại bệnh uống nước rất nhiều, đái rất nhiều, bao gồm cả bệnh đái đường.

Hồng táo Hạn liên thảo thang (thang táo tầu, hạn liên thảo)

Hạn liên thảo tươi 50g

Táo tầu 8 – 10 quả

Cho hai bát nước sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống thang. Uống ngày 2 lần.

Dùng cho người loét dạ dầy, hành tá tràng, xuất huyết.

Có tác dụng điều trị, bổ trợ cho bệnh thiếu máu do bị mất máu.

Hồng táo hồ tiêu thang (thang táo tàu hồ tiêu)

Tiêu sọ :7 hạt

Đại táo 7 quả

Sắc uống. Dùng cho người đau lạnh ở vùng bụng, sợ lạnh thích nóng, ăn ít, ỉa chảy V.V….

Đại táo nhân trần thang (thang nhân trần, táo tàu)

Nhân trần 30g

Táo tầu 30g

Sắc uống ngày 2 lần.

Dùng cho người bị bệnh hoàng đản (vàng da, vùng mắt…) do tỳ hư thể nhược. Uống được thường xuyên thì tốt. Người bị bệnh hoàng đản do dung huyết, không nên dùng.

Hồng táo tước sang thang (thang táo tầu, tước sang thảo)

Tước sàng thảo tươi 100g (nếu khô thì giảm đi 1 nửa)

Táo tầu 30g

Tước sàng thảo rửa sạch thái nhỏ, cho lần vơi táo táu, đổ nước lã 1000ml sắc lấy 400ml, ăn táo uống thang, ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người viêm tiền liệt tuyến mãn tính.

Thuốc ứng dụng từ đại táo:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh ho

+ Quả đại táo 50 quả

+ Quả ô mai 30 quả

+ Mật ong 20ml

Đại táo, ô mai bỏ hạt giã nhỏ, cho mật ong vào luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôỉ để nguội, sau khỉ ăn. cần uống liền 5-7 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh khó ngủ

+ Quả đại táo 30g

+ Long nhãn 30g

+ Đường phèn 20g

Quả đại táo bỏ hạt, cùng long nhãn cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ thuốc. Khi còn 300ml nước thuốc, cho đường phèn vào đun tiếp, khi đường phèn tan hết là được. Người bệnh chia 3 lần trong ngày, ăn cái uống nước, sau bữa ăn. Cần uống liền 9 ngày.

Thuốc chữa bệnh thiếu máu từ đại táo
Thuốc chữa bệnh thiếu máu từ đại táo

Bài 3. Thuốc chữa bệnh thiếu máu

+ Quả đại táo                       10 quả

+ Hải sâm                             50g

+ Xương lợn                          200g

Quả đại táo bỏ hạt, xương lợn làm sạch, chặt vừa miếng, cùng hảl sâm cho vào nồi thêm nước vừa đủ ninh nhừ. Khi thức ăn đã nhừ, người bệnh chia 2 lần ăn trong ngày, lúc đói. Cần ăn liền 11 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa bệnh liệt dương

+ Quả đại táo 20 quả

+ Đậu đen 30g

+ Chân dê 300g

Đại táo bỏ hạt, chân dê làm sạch, cùng đậu đen cho vào nồi ninh nhừ. Khi thuốc đã nhừ cho một chút muối ăn vào đảo đều, thức ăn sôi lại là được. Người bệnh chia 2 lần ăn hết trong ngày, lúc đói. cần ăn liền 11 ngày.

Hoa quả chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận